Trung Quốc bấp bênh Su-35, Ấn Độ có “lựa chọn chiến lược”
Sau khi loại dự án mua 126 tiêm kích Rafale của Pháp, Ấn Độ đã duyệt chi 25 tỷ USD để cùng Nga chế tạo tiêm kích thế hệ 5 cho mình
Lựa chọn “chiến lược” của Ấn Độ
Theo thông tin từ hãng thông tấn Itar-Tass, Ấn Độ dường như đã quyết định được giải pháp cho việc hiện đại hóa không quân của mình sau khi từ chối dự án mua 126 chiếc Rafale của Pháp.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang phân vân với nhiều lời chào mời khác, trong đó có việc mua ngay một loạt chiến đấu cơ đa nhiệm Su-30MKI của Nga. Theo lý giải từ New Delhi, Su-30MKI là loại chiến đấu cơ quen thuộc, có sẵn trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng ở Ấn Độ, và quá trình đào tạo phi công cũng không phức tạp.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Ấn Độ đã đưa ra một bước đi rất có tầm nhìn khi quyết định dùng 25 tỷ USD vốn dành cho dự án mua Rafale để đầu tư vào chương trình phát triển tiêm kích tàng hình FGFA với Nga. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng “đây là hướng đi tốt nhất hiện tại mà New Delhi có thể nghĩ tới.”
Một phiên bản thử nghiệm của dự án chiến đấu cơ thế hệ 5 FGFA
Cụ thể, Ấn Độ sẽ dùng số tiền này để đầu tư vào chương trình nghiên cứu mà Nga đang triển khai. Với số tiền này, quá trình hiện thực hóa dự án sẽ được đẩy nhanh và Ấn Độ có thể đặt mua 127 chiếc FGFA sau khi chương trình kết thúc.
Video đang HOT
FGFA là dự án phát triển tiêm kích tàng hình hợp tác giữa Công ty Hindustan Aeronautics Limited Ấn Độ với Sukhoi OKB của Nga. Dự án FGFA lấy nền tảng chương trình tiêm kích tàng hình PAK FA Su T-50 để phát triển.
Theo các thông tin ban đầu, FGFA sẽ được trang bị động cơ phản lực thế hệ mới có kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều AL-41F1 cho máy bay có khả năng bay siêu hành trình mà không cần đốt lần 2, được trang bị radar mạng pha chủ động N079, hệ thống tác chiến điện tử tối tân Himalayas, tổ hợp trinh sát quang – hồng ngoại thế hệ mới nhất.
Vũ khí là thước đo thịnh tình của Nga với Trung-Ấn
Thực tế thì chương trình phát triển PAK FA Su T-50 của Nga cũng đang gặp nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn đầu tư. Không riêng gì chương trình máy bay thế hệ thứ 5 này, mà rất nhiều chương trình khác của Nga cũng đang bị đình trệ do thiếu vốn.
Đặc biệt, Nga đang rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế, và đứng trước nguy cơ khủng hoảng khi bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt xung quanh vấn đề Ukraine, cùng thời điểm giá dầu thế giới tụt dốc như hiện tại.
Điều Moscow cần nhất vào thời điểm này là nguồn thu ngoại tệ. Trong khi đó, ngoài xuất khẩu năng lượng, một mũi nhọn kinh tế khác của họ là xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực nhạy cảm mà không phải đối tác nào cũng bán.
Điển hình cho điều này là việc Trung Quốc muốn mua chiến đấu cơ Su-35 thế hệ 4 của Nga. Bắc Kinh và Nga đã đàm phán dai dẳng nhiều năm để có thể sở hữu số lượng lớn chiến đấu cơ này.
Đồ họa của máy bay thế hệ thứ 5 của Nga
Tuy nhiên yêu cầu mà Bắc Kinh đưa ra có kèm theo vấn đề chuyển giao công nghệ, khi họ chỉ muốn mua một phần ban đầu trong hợp đồng nguyên chiếc, đa số còn lại sẽ sản xuất tại các nhà máy nội địa của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của chuyên gia Nga.
Đây chính là vấn đề tồn đọng với Moscow, bởi họ thừa hiểu rằng Trung Quốc là một chuyên gia sao chép, và không ít sản phẩm công nghệ vũ khí của Nga đã được ra đời dưới cái tên mới của Trung Quốc. Thậm chí Bắc Kinh còn xuất khẩu những vũ khí này để thu lời mà không có lời phúc đáp nào tới Moscow.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn, và Trung Quốc sẵn sàng chi đậm để được sở hữu công nghệ tiêm kích thế hệ 4 , nhưng Nga vẫn còn lưỡng lự đề phòng. Trong khi đó, Ấn Độ cùng Nga đã có rất nhiều chương trình hợp tác quốc phòng.
Và bước đi với dự án tiêm kích thế hệ 5 FGFA cho thấy cán cân về lòng tin của Nga với hai cường quốc châu Á có một sự chênh lệch rõ ràng.
Theo Đất Việt
Nga mời Indonesia mua tiêm kích Su-35
Nước Nga sẵn sàng cung cấp các máy bay tiêm kích Su-35 hiện đại cho Không quân Indonesia nếu nước này đồng ý.
Tờ Kompas dẫn lời Đại sứ Nga tại Indonesia Mikhail Galuzin cho biết, Nga hy vọng Indonesia chấp thuận mua tiêm kích Sukhoi Su-35 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia này.
"Chúng tôi mong đợi một thỏa thuận mua Su-35 có thể diễn ra. Hợp tác quân sự giữa hai nước đã diễn ra trong suốt một thời gian dài và chúng tôi muốn tiếp tục phát triển hơn nữa", ông Galuzin cho biết.
Tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi Su-35.
Ông này cũng cho biết thêm rằng, Nga luôn sẵn sàng cung cấp tiêm kích đa năng Su-35 nếu Indonesia đồng ý.
Trước đó, tư lệnh Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) Moeldoko cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc đưa tiêm kích Su-35 vào danh sách các ứng viên tham gia chương trình thay thế tiêm kích hạng nhẹ F-5E/F. Ngoài Sukhoi, ông Moeldoko cũng xem xét tiêm kích JAS-39 Gripen Thụy Điển và F-16 Block 52 của Mỹ.
Trước đó, Indonesia đã mua tổng cộng 16 máy bay tiêm kích đa năng Sukhoi Su-27 và Su-30 gồm: 2 Su-27SK; 3 Su-27SKM (nâng cấp khả năng mang vũ khí không đối đất có điều khiển); 2 Su-30MK và 9 Su-30MK2.
Tuy nhiên, sau đó người Indonesia đã không còn "hứng thú" với Su-27/30 và quyết định không mua thêm.
Hoàng Lê
Theo Kiến thức
Ấn Độ khó đưa ra quyết định số phận tiêm kích Rafale Ấn Độ dường như vẫn rất băn khoăn lựa chọn nên hay không nên mua tiêm kích Rafale tối tân nhưng đắt tiền từ Pháp. Sputnik dẫn một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay, Ấn Độ vẫn chưa thể đưa ra quyết định chọn mẫu tiêm kích Rafale của Pháp hay chọn mẫu tiêm kích đa năng Su-30MKI do...