Trung Quốc: Bảo quản cải thảo bằng chất dùng ướp xác
Sau khi phát hiện các hóa chất gây nghiện được tẩm vào thịt, gần đây báo chí Sơn Đông (Trung Quốc) lại phát hiện thêm việc dùng formaldehyde (một loại dung dịch thường dùng để bảo quản các thi hài) để giữ cho rau cải thảo tươi lâu.
Không chỉ vậy, các loại rau củ quả khác như sơn dược cũng bị nghi ngờ có sử dụng dung dịch formaldehyde để ngâm tẩm hoặc phun nhằm mục đích bảo quản tươi lâu, và có thể bán trái mùa. Sử dụng chất bảo quản dường như đã trở thành quy luật bất thành văn trong ngành buôn bán rau củ để có thể vận chuyển rau củ đi đường xa mà vẫn đảm bảo tươi ngon.
Cải thảo được “chăm sóc” trước khi vận chuyển đem bán
Dùng formaldehyde bảo quản trở thành quy luật bất thành văn?
Theo báo chí Sơn Đông, trong cải thảo chứa nhiều nước, nhiệt độ ngoài trời lại cao, nên rau dễ bị hư hỏng chỉ trong 2-3 ngày. Điều này sẽ không ảnh hưởng tới lượng cải thảo được bán gần nơi trồng, bởi không cần phải bảo quản nhiều. Tuy nhiên, có không ít cải thảo cần được vận chuyển đường dài để bán đến các nơi khác, do đó bảo quản trở thành 1 vấn đề cần thiết, và phun formaldehyde để bảo quan đã là sự lựa chọn của không ít người buôn rau. Phóng viên tại Sơn Đông đã mua một ít rau cải thảo bất kỳ trên chợ và đem đi kiểm tra. Kết quả cho thấy có 2 mẫu rau trong số đó được xác nhận nhiễm formaldehyde.
Theo các lái buôn rau, việc sử dụng chất bảo quản dường như là quy luật bất thành văn, có loại chất bảo quản là sản phẩm nghiên cứu khoa học, có loại là chất hoá học, cũng có người dùng dung dịch formaldehyde tự chế phun lên rau để bảo quản được lâu hơn.
Video đang HOT
Mua phải rau nhiễm formaldehyde nên “giải độc” thế nào?
Formaldehyde là 1 chất độc nguyên sinh có khả năng huỷ hoại protein trong tế bào sinh vật, có thể gây hại đến da, hệ hô hấp và các cơ quan nội tạng của con người. Không chỉ vậy, chất này còn có thể làm tê liệt trung khu thần kinh, gây phù phổi, suy thận, suy gan…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), formaldehyde là chất gây ung thư, tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây đột biến gien.
Theo các chuyên gia do formaldehyde rất dễ hoà tan và phát tán trong nước, trước khi sử dụng nên ngâm rửa thật kỹ rau cải thảo sẽ có thể yên tâm sử dụng. Các chuyên gia khuyến nghị nên bỏ đi lớp vỏ bên ngoài của rau, sau đó dùng nước sạch ngâm rửa vài lần. Như vậy, về cơ bản có thể rửa đi phần dung dịch formaldehyde được dùng để phun hoặc ngâm tẩm lên rau.
Cũng theo báo chí Trung quốc, những loại rau củ được vận chuyển đường dài còn được bảo quản bằng cách dùng đá, và một lớp xốp bảo vệ mỏng bên ngoài để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Thông thường các loại rau này giá thành tương đối cao.
Phạm Thúy
Theo Dân trí
Trung Quốc: Rúng động bê bối chất phụ gia độc hại cho vào thịt lợn, thịt vịt
Hai ngày nay, báo chí Trung Quốc đang rúng động bởi thông tin về chất phụ gia "Vua của các loại thịt" dùng cho thịt lợn và chất phụ gia dùng cho món vịt quay ở thành phố Nam Kinh.
Chất phụ gia độc hại: Không chỉ có 1
Cơ quan chức năng tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) vừa phát hiện loại phụ gia độc hại "Vua loài thịt", khi cho vào thịt sẽ làm cho thịt có màu đỏ đẹp, thơm ngon và đặc biệt là càng ăn càng thèm. Các chuyên gia y tế cho biết loại phụ gia này là tổng hợp của nhiều phụ gia khác nhau, trong đó có chất Chlorine làm chất xúc tác, có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, Cục quản lý Thực phẩm Trung Quốc cho biết, thành phần chủ yếu "vua của các loại thịt" là dehydropregnenolone methylcyclopentadienyl, ethyl maltol, butanol, đây đều là những chất nằm trong danh sách được phép sử dụng của Tiêu chuẩn sử dụng phụ gia thực phẩm.
Hộp phụ gia "Vua các loại thịt" nghi có chất gây nghiện
Sau sự kiện về "Vua các loại thịt", chất phụ gia dùng cho thịt lợn, có thể khiến người ăn càng ăn càng thèm, thành phố Nam Kinh lại tiếp tục xuất hiện thông tin về hương liệu dùng cho món vịt quay.
Chỉ cần bôi trực tiếp chất này lên da vịt, không cần biết con vịt còn sống hay đã chết, có mùi hôi hay không, sau khi quay sẽ có mùi thơm rất hấp dẫn, khiến người ăn càng ăn càng ngon miệng.
Theo báo chí Trung quốc, các loại chất phụ gia dùng cho thực phẩm xuất hiện rất nhiều ở các chợ Nam Kinh, với muôn hình muôn vẻ, dùng cho đủ các thể loại chiên, rán, xào, hấp, lẩu, quay, trộn... Không chỉ vậy, các chất này còn được mua bán rất rộng rãi. Thậm chí một người bán hàng đã tiết lộ, 1 quán ăn với 4 bàn, 1 tháng chỉ dùng hết 1 hộp "Vua các loại thịt".
Dấu quy chuẩn: Chưa chắc đã đáng tin!
Trên bao bì các loại chất phụ gia thực phẩm được bày bán ở chợ Nam Kinh, đa phần đều có chứng nhận Vệ sinh thực phẩm, Giấy phép sản xuất, Chứng nhận tiêu chuẩn QS... Tuy nhiên, khi đem các thông tin chứng nhận đó tra trên mạng thông tin chuẩn của Trung Quốc thì lại hoàn toàn không có thông tin về lô hàng được sản xuất, hoặc có thể tìm thấy mã tiêu chuẩn thì không thể xem tiếp thông tin cụ thể...
Khâu sử dụng: tuỳ ý, dựa vào cảm giác
Trong các loại chất phụ gia thực phẩm, "Vua các loại thịt" được cho là được sử dụng nhiều nhất. Một đầu bếp tại một nhà hàng ở Nam Kinh tiết lộ, dù làm món ăn theo kiểu nào, chỉ cần cho 1 chút "Vua các loại thịt" không những sẽ làm tăng hương vị, mà còn khiến món ăn trông ngon mắt hơn, có vẻ tươi ngon hơn. Trên bao bì chất phụ gia này có nói rõ cách dùng, nhưng trên thực tế, không ít đầu bếp bày tỏ, chủ yếu dựa vào cảm giác để sử dụng.
Trên thực tế, trong các chợ ở Nam Kinh không chỉ tồn tại duy nhất 2 chất kể trên, mà còn có đủ các loại chất phụ gia khác với đủ các hình thái, màu sắc. Trong số đó có không ít sản phẩm được chứng nhận QS (chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm). Tuy nhiên, do thiếu sự quản lý nghiêm ngặt về việc sản xuất, mua bán, sử dụng các loại chất này, đã dẫn đến việc chất phụ gia trong thực phẩm trở thành từ nhạy cảm đối với thực khách. Ngoài các chất phụ gia bắt buộc phải chỉ rõ trong các món lẩu, và đồ uống, các món ăn trong các quán ăn nhỏ, nhà hàng lớn, hay thậm chí các khách sạn hạng sang ở Trung quốc có dùng chất phụ gia trong thực phẩm hay không vẫn là điều mà người tiêu dùng không hề rõ.
Phạm Thúy
Theo Dân trí
Thuốc cảm "biến" thành thuốc gây nghiện: Cục - vụ "đá" nhau Mười loại thuốc cảm mà Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho là thuốc gây nghiện năm 2010 thì giờ Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) lại bảo không. Vấn đề này không chỉ là chuyện chuyên môn của ngành y tế mà đã gây ảnh hưởng lớn, quyết định số phận của nhiều doanh nghiệp dược. Vụ việc bắt đầu từ...