Trung Quốc báo động vì ung thư ở ‘thủ phủ ngành thép’
Tỉnh Hà Bắc, địa phương dẫn đầu ngành sản xuất thép của Trung Quốc, đang chứng kiến các ca ung thư phổi tăng đến mức báo động, hơn 300% trong 40 năm qua.
Các nhà máy sản xuất thép ở Hà Bắc xả thẳng khói vào bầu trời. Ảnh: Guardian
Thị trấn Hàm Đan, thuộc tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh hơn 400 km về hướng Tây Nam. Nơi này này nằm ở chân núi phía đông của Thái Hành Sơn, dãy núi gắn liền với trong truyền thuyết và văn học Trung Quốc về Nữ Oa sáng tạo ra loài người và vạn vật. Trên thực tế, nhờ trữ lượng than và quặng sắt dồi dào mà dãy núi trở thành một trong những trung tâm sản xuất thép hàng đầu thế giới. Tỉnh Hà Bắc chiếm đến 10% sản lượng thép toàn cầu.
Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển bùng nổ, Trung Quốc nói chung và “thủ phủ ngành thép” đang báo động về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến số ca bị ung thư phổi tăng mạnh.
Tỉnh Hà Bắc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất thép. Ảnh: Guardian
Bùng nổ ngành thép ở Hà Bắc
Từ năm 1949, lãnh đạo Trung Quốc nhận ra ngành công nghiệp nặng, và cụ thể là sản xuất thép, chính là con đường để hiện đại hóa đất nước. Vài năm sau, Hansteel, một công ty nhà nước chuyên về sản xuất thép được thành lập ở Hàm Đan vào năm 1958.
Một năm sau đó, trong giai đoạn “Đại nhảy vọt”, chủ tịch Mao Trạch Đông khi đến thăm Hàm Đan nhấn mạnh địa phương này có nguồn khoáng sản dồi dào về quặng sắt, niềm hy vọng to lớn để trở thành “một thành phố sản xuất thép lớn”. Được sự động viên tích cực của các lãnh đạo, binh sĩ và người dân Hàm Đàn làm việc hăng say để xây dựng các nhà máy sản xuất.
Những năm đầu tiên, các nhà máy tại Hàm Đan chỉ tạo ra loại sắt chất lượng thấp. Mãi đến năm 1965, họ mới tìm ra cách duy trì nhiệt dộ đủ nóng để sản xuất thép. Tuy nhiên, giai đoạn sản xuất lúc này vẫn còn quy mô nhỏ. Đến năm 1978, Hansteel chỉ có sản lượng không quá 200.000 tấn thép mỗi năm.
Cũng trong năm nay, ông Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và ban hành các cải cách kinh tế, cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Đến năm 1979, Trung Quốc sản xuất 34,5 triệu tấn thép mỗi năm, và tăng đến hơn 100 triệu tấn vào năm 1996.
Video đang HOT
Khi Hansteel mở rộng cơ sở sản xuất, nó “nuốt” cả những ngôi làng của người dân xung quanh, hoặc cũng khiến họ phải rời khỏi nơi ở do ô nhiễm quá nghiêm trọng.
Để xoa dịu sự phản đối của dư luận, tập đoàn này chi trả khoảng vài trăm USD cho mỗi người dân hằng năm. Hansteel gọi khoản tiền này là “phí môi trường”, theo The New Yorker.
Những chính sách kinh tế tự do từ khoảng thập niên 1990 thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra “cơn khát” trong nhu cầu thép để sản xuất. Đến cuối năm 2012, Trung Quốc sản xuất 716 triệu tấn thép, gần bằng nửa sản lượng của cả thế giới. Tập đoàn Thép Hà Bắc (mà nay Hansteel là một đơn vị trực thuộc), trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp này ở Trung Quốc.
Khu dân cư ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, nằm sát các nhà máy thép của Hansteel. Ảnh: Bloomberg
Trả giá vì ngành thép
Các nhà máy thép lần lượt mọc lên, kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Sim Chi Yin, một phóng viên ảnh của The New Yorker, khi đến thăm vùng ngoại ô của Hàm Đan mô tả: “Một nhà máy của Hansteel cách khu dân cư khoảng 100 m, nhả các cột khói xám, đen và vàng liên tục lên không trung. Các gia đình ăn cơm, trẻ con chơi đùa cách ống khói khổng lồ không xa”.
Vào ngày ô nhiễm nhất, người ta thậm chí không thể nhìn thấy phía bên kia của con đường 4 làn.
Số liệu của Bệnh viện Ung bướu Hà Bắc cho biết, từ năm 1973 đến 2012, các ca ung thư phổi ở tỉnh này vượt mức trung bình quốc gia, tăng đến 306%. Đến năm 2012, tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi ở Hà Bắc là 35,22/100.000 dân, theo báo New York Times. Địa phương này có 74 triệu dân.
Tuy báo cáo của bệnh viện không nêu cụ thể nguyên nhân khiến ung thư tăng nhanh, lý do được nhiều người đồng tình nhất của tình trạng này chính là ô nhiễm không khí, một trong những chủ đề chính trị nhạy cảm ở Trung Quốc.
Một người dân ở vùng ngoại ô Hàm Đan, nơi đặt nhiều nhà máy sản xuất thép. Ảnh: New Yorker
Giữa tháng 2/2016, trang The Paper (Thượng Hải) dẫn các chỉ số môi trường cho biết sự ô nhiễm không khí ở Hà Bắc ngày càng nghiêm trọng để từ năm 2008.
Theo Bloomberg, thành phần không khí ở Hà Bắc bây giờ bao gồm nhiều loại khí độc như sulfur dioxide, nitrogen dioxide.
“Chúng tôi đã và đang làm ô nhiễm bầu trời, đó là sự thật. Nhưng khoảng 30.000 nhân công đang làm việc ở đây, nhà máy chính là nguồn tuyển dụng lớn nhất ở địa phương”, một công nhân của Hàm Đan nói. Ông này khẳng định: “Phần lớn lợi nhuận sẽ chuyển về trung ương, do vậy họ sẽ không đóng cửa nhà máy đâu”.
Tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc hồi tháng 5/2015, Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc Chu Bổn Thuận đã phát biểu rằng: “Tỉnh đã nỗ lực rất lớn, và cũng phải trả cái giá đắt, để giải quyết những vấn đề do tái cấu trúc công nghiệp và sự ô nhiễm phát sinh từ đó”, Reuters đưa tin.
Minh Anh (Tổng hợp)
Theo Zing News
Uống chung nước giếng, cả làng sinh đôi
Một ngôi làng nhỏ ở Fanshang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc còn được mệnh danh là 'làng sinh đôi' với tỷ lệ song sinh cao gấp 12 lần so với mức trung bình trên thế giới.
Cả làng chỉ có 50 hộ dân nhưng có tới 16 cặp song sinh.
"Nhiều người đã tới đây đã tìm kiếm bí quyết sinh đôi", một bài báo đăng trên Xiangcheng Metropolis Daily cho biết. "Và người dân địa phương nói với họ rằng tất cả những gì bạn cần là uống nước từ một cái giếng cũ".
Hầu hết các cặp song sinh trong 50 năm trở lại đây đều sinh vào những năm 1980, khi cái giếng này là nguồn nước chính cho dân làng.
Cặp song sinh Shen Ziwei và Shen Qixun.
Sau khi nước máy được đưa vào sử dụng, giếng nước đã bị bỏ hoang. Kể từ đó, trong làng chỉ có 2 cặp song sinh chào đời, người dân địa phương cho biết.
Theo bài báo trên Xiangcheng Metropolis Daily, giếng nước cũ nằm ở một nơi xanh mát, đẹp đẽ và ở dưới đáy có những dải đá trắng. Nước có tinh khiết, có vị ngọt, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Giếng nước cũ mà trước đây dân làng Fanshang từng dùng.
Ngoài nhiều cặp song sinh, ngôi làng với 50 hộ dân cư này còn được biết tới với hàng chục người già trên 80 tuổi.
Quan chức địa phương Chen Mingyuan, người có hai cô con gái sinh đôi, cho biết ông không thể nhận biết được cặp song sinh này khi họ chụp ảnh với nhau và chỉ có thể phân biệt qua chiều cao.
Cặp song sinh Chen Yuan và Chen Min giống nhau như đúc.
"Cho dù là do uống nước giếng hay là do gen di truyền, làng sinh đôi giờ đây đã được nhiều người biết tới", ông Chen nói.
Ngôi làng Velikaya Kopanya tại Ukraina cũng được cả thế giới chú ý khi có tới 58 cặp song sinh. Những người dân sống trong ngôi làng, không xa biên giới Hungary, Slovakia và Romania, cho rằng nguồn nước uống cũng là nguyên nhân đứng sau hiện tượng này.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Máy bay vận tải lớn nhất thế giới đáp xuống sân bay TQ Máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 vừa đáp xuống một sân bay ở Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc Trung Quốc. Máy bay An-225 của hãng vận tải hàng không Antonov, Ukraine hiện là máy bay vận tải lớn nhất thế giới, với tải trọng lên tới 640 tấn. Nó là chiếc máy bay dài nhất và nặng nhất được...