Trung Quốc bao biện việc xây dựng trạm khí tượng ở Biển Đông
Trung Quốc hôm qua biện bạch rằng nước này cần phải xây dựng các cơ sở khí tượng trên Biển Đông để cải thiện chất lượng dự báo thời tiết, sau khi bị quốc tế chỉ trích vì đơn phương cải tạo các bãi đá ở đây.
Tàu Trung Quốc nạo hút cát ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Trong cuộc phỏng vấn với People’s Daily, ông Ding Yihui thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc, và ông Zheng Guoguang, giám đốc Cục Khí tượng Trung Quốc, viện cớ rằng việc cải thiện chất lượng dự báo thời tiết “sẽ có lợi cho khu vực Biển Đông”, nơi “thường xuyên hứng chịu thiên tai liên quan đến biển và thời tiết khắc nghiệt”.
“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giám sát và liên lạc là bước đầu tiên hướng tới tăng cường và củng cố việc theo dõi, cảnh báo, dự báo, dự đoán khí tượng hàng hải và nghiên cứu khoa học”, ông Ding biện bạch.
Trong khi đó, ông Zheng rêu rao thêm rằng việc dự báo tốt là “trách nhiệm của Trung Quốc đối với khu vực, nhằm hỗ trợ đối phó với các thiên tai và tăng cường an toàn cho các tàu cá cũng như những phương tiện hàng hải khác”.
Năm ngoái, Trung Quốc gây lo ngại cho các nước láng giềng khi bắt đầu đẩy mạnh việc cải tạo đất trên hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép. Các bên liên quan và Mỹ liên tục yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động đơn phương này.
Video đang HOT
Benjamin Herscovitch, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Australia, nhận định tham vọng khí tượng của Bắc Kinh chỉ là một phần trong chiến lược đa diện nhằm áp đặt chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp.
Ông nói Bắc Kinh không chỉ cải tạo đất, xây dựng đường băng và điều động tàu hải quân mà còn tìm cách củng cố chủ quyền của mình bằng việc mở rộng hiện diện dân sự.
“Bằng cách thành lập các cơ sở khí tượng, vai trò quản lý của Trung Quốc càng gia tăng và tuyên bố chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc trở nên hợp lý hơn”, SCMP dẫn lời ông Herscovitch nói.
Bài phỏng vấn của hai nhà khí tượng Trung Quốc diễn ra hai ngày trước khi Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung diễn ra ở Washington.
Ông Herscovitch cho rằng trong cuộc đối thoại, có khả năng Mỹ sẽ phản đối mạnh mẽ các bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông nói rằng Bắc Kinh xem việc giành quyền kiểm soát tuyến đường biển này là “một lợi ích cốt lõi” và sự chênh lệch về quân sự ngày càng tăng giữa Trung Quốc với các láng giềng Đông Nam Á tạo điều kiện cho nước này thực hiện mưu đồ độc chiếm phần lớn Biển Đông.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc sắp xây xong đảo, Philippines cảnh giác cao độ
Philippines hôm qua kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hoạt động cải tạo tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa sau khi Bắc Kinh tuyên bố sắp hoàn thành quá trình này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose. Ảnh: Rappler
"Chúng tôi nhắc lại mối quan ngại sâu sắc về các hoạt động cải tạo đảo quy mô và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên những thực thể này của Trung Quốc", Rappler dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói trong một buổi họp báo.
Theo ông Jose, những hoạt động này "hoàn toàn nhằm mục đích thay đổi đặc tính và hiện trạng của các bãi đá trên Biển Đông" đồng thời để đối phó với vụ kiện của Philippines trước tòa án Liên Hợp Quốc về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tòa án The Hague, Hà Lan, dự kiến tiến hành phiên giải trình về vụ khiếu kiện này vào ngày 7/7 tới.
"Dù mục đích của những hành vi xây dựng và cải tạo này là gì đi chăng nữa thì thực tế là chúng vẫn vi phạm Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) 2002", ông nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi Trung Quốc hôm 16/6 thông báo sẽ hoàn tất dự án cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam "trong những ngày tới" và chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines. Mỹ ước tính diện tích cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã lên tới hơn 800 ha. Bắc Kinh gần đây còn bị tố đưa hai cỗ pháo tự hành lên một khu vực cải tạo đất. Động thái này ngay lập tức vấp phải chỉ trích quốc tế.
Tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động trên đá Chữ Thập hồi tháng một. Ảnh:InterAksyon
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc công bố ảnh trồng rau, nuôi gia súc trên đá Chữ Thập Một chùm ảnh mới công bố trên mạng Sina của Trung Quốc về quân nhân, nhà cửa, vườn rau và chuồng gia súc cho thấy tốc độ hoàn thiện xây dựng nhanh chóng của nước này trên đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam. Chùm ảnh được đăng tải với mô tả về việc xây dựng nhà kính và trồng cây ăn...