Trung Quốc bao biện việc đưa tên lửa ra Hoàng Sa
Đại diện Bắc Kinh bao biện rằng việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa của Việt Nam không khác gì việc Mỹ đưa vũ khí đến Hawaii. (!?)
Hồi tuần trước, Mỹ cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông thông qua việc đưa tên lửa ra Hoàng Sa của Việt Nam.
Báo Stratfor đăng tải những bức hình ghi lại tên lửa được cho là do Trung Quốc đưa trái phép ra đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Khi được hỏi liệu rằng vấn đề Biển Đông và việc Trung Quốc triển khai tên lửa HQ-9 ở quần đảo Hoàng Sa có ảnh hưởng tới chuyến công du Mỹ của Ngoại trưởng Vương Nghị và gặp người đồng cấp John Kerry hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Washington không nên lấy vấn đề đó “để làm to chuyện”.
“Mỹ không liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông. Và điều đó không nên trở thành vấn đề rắc rối giữa Trung Quốc và Mỹ”, bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 22/2.
Video đang HOT
Đồng thời, bà này còn bày tỏ hy vọng Mỹ tuân thủ cam kết không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông và ngừng “thổi phồng” vấn đề đó lên, đặc biệt là về các cơ sở hạ tầng “hạn chế” (mà Trung Quốc xây dựng phi pháp) ở đó.
“Việc Trung Quốc triển khai các trang thiết bị cần thiết và hạn chế lên đảo Phú Lâm không khác gì so với việc Mỹ bảo vệ Hawaii (?)”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh trơ trẽn bao biện.
Cùng ngày, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Australia và các quốc gia khác sẽ noi theo Mỹ và thực hiện các chuyến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý gần các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Thanh Nga
Theo_Kiến Thức
Mâu thuẫn trong bao biện bắn rơi Su-24 của Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã rất mâu thuẫn, khi bao biện rằng máy bay Su-24 bị bắn rơi đã vi phạm không phận nước này 17 giây.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã rất mâu thuẫn, khi bao biện rằng máy bay Su-24 bị bắn rơi đã vi phạm không phận nước này 17 giây.
Lời giải thích chính thức của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho việc chiếc máy bay Su-24 bị bắn rơilà phi cơ của Nga đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khoảng thời gian "vi phạm không phận" mà Ankara đưa ra làm dấy lên rất nhiều nghi vấn.
Liên quan đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga ở khu vực dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria ngày 24/11, nhiều bên đang muốn có một câu trả lời rõ ràng.
Một chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Nga trên bầu trời Syria.
Trong một bức thư gửi tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quan điểm của chính phủ nước này về vụ việc.
Bức thư viết: "Sáng 24/11, hai chiến đấu cơ Su-24 đã tiếp cận không phận Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Yayladagi/Hatay. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra cảnh báo 10 lần trong 5 phút thông qua kênh khẩn cấp và yêu cầu hai phi cơ này chuyển hướng ngay lập tức. Bất chấp cảnh báo, cả hai chiếc phi cơ đang bay ở độ cao khoảng 6.000 mét đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ ở sâu hơn 2km và dài 1,85 km trong vòng 17 giây, tính từ 9h24'05" (giờ địa phương)".
Người ta đặt câu hỏi làm thế nào mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể vừa cảnh báo, vừa điều động máy bay F-16 bắn hạ mục tiêu "trong vòng có 17 giây", nếu không có chủ đích bắn hạ máy bay Nga để dằn mặt?
Trước thông tin này, Nga kiên quyết bác bỏ việc chiến đấu cơ Su-24 vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Nga mới đây công bố một đoạn video để chứng minh rằng, chiếc máy bay Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi không hề rời không phận Syria.
Thiên An (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Bão biển dự kiến đẩy thêm mảnh vỡ khả nghi vào đảo Reunion Gió mạnh sẽ quét qua hòn đảo Reunion ở Ấn Độ Dương trong vài ngày tới, làm dấy lên hy vọng rằng thêm nhiều mảnh vỡ nghi thuộc về máy bay MH370 sẽ trôi dạt vào bờ. Rác thải đại dương dạt vào bờ biển Reunion hôm qua. Ảnh: Reuters Theo NBC News, những cơn gió bão đã thổi qua lãnh thổ Pháp...