Trung Quốc bành trướng khiến Indonesia tăng chi tiêu quốc phòng lên 20 tỉ USD
Chi tiêu quốc phòng của Indonesia có thể tăng lên 20 tỉ USD/năm vào năm 2019 để bảo vệ chủ quyền, bao gồm cả một khu vực trên Biển Đông gần khu vực Trung Quốc tuyên bố quyền chủ quyền, một cố vấn của Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 8.12 cho biết.
Ông Luhut Panjaitan, một cựu chỉ huy lực lượng đặc biệt của Indonesia, cho biết Jakarta không có kế hoạch sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại giữa Bắc Kinh và các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Panjaitan, điều quan trọng là tăng cường sức mạnh quân sự của Indonesia để bảo vệ lợi ích quốc gia, bao gồm cả quần đảo Natuna – một chuỗi gồm 157 đảo nhỏ nằm ở phía Nam biển Đông, ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Quần đảo này phần lớn không có người ở, đảo có dân số khoảng 100 nghìn người. Có nhiều tài nguyên như cá, khí đốt…và một hệ sinh thái rất đa dạng.
Video đang HOT
Quần đảo Natuna là nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá
Trung Quốc và Indonesia đã chính thức công nhận những hòn đảo này là một phần thuộc tỉnh Riau của Indonesia. Tuy nhiên trong tháng 4 năm nay, người đứng đầu lực lượng vũ trang Indonesia cáo buộc Trung Quốc đưa cả Natuna vào cái gọi là “Đường 9 đoạn” của nước này.
“Chúng tôi hiểu rất rõ rằng, Natuna là lãnh thổ của Indonesia,” ông Luhut khẳng định với Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Washington.
Theo Thảo Nguyên/Straits Times
Lao Động
Mỹ Ấn kỳ vọng Việt Nam ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc
Việt Nam đang trở thành một "địa chỉ tin cậy" ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai ở Biển Đông hay khu vực châu Á. Đó là nhận định chuyên gia Jeremy Bender trên tờ Bussiness Insider.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ngày 28.10, Ấn Độ tuyên bố sẽ bán một số tàu hải quân cho Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Các tàu quân sự Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam rơi đúng vào thời điểm mà căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh Biển Đông đang gia tăng. Trên thực tế, Trung Quốc có những tuyên bố và hành động khẳng định chủ quyền một cách phi pháp, xâm phạm chủ quyền của nhiều nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Việc Ấn Độ quyết định hợp tác quốc phòng với Việt Nam cũng xuất phát từ việc New Dehli đang có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra chiến tranh biên giới năm 1962 và cho đến giờ, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, những tranh cãi của hai nước quanh vấn đề biên giới đã đè nặng quan hệ song phương.
Trung Quốc đã tận dụng triệt để việc cắm mốc chưa rõ ràng để từ từ xâm lấn, ăn mòn lãnh thổ Ấn Độ bằng cách xua quân vào khu vực tranh chấp và biến chúng thành khu vực Trung Quốc kiểm soát một cách "bình thường". Các cuộc xâm nhập đó ở mức độ nhỏ đủ để tránh các phản ứng quân sự từ Ấn Độ. Thế nhưng, việc phản ứng thiếu quyết liệt của Ấn Độ đã tạo cho Trung Quốc dùng bài tằm ăn dâu suốt mấy thập kỷ qua.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đang cố gắng để cải thiện mối quan hệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhưng giới quân sự hai nước vẫn nhìn nhau với ánh mắt dò xét. Trong bối cảnh đó, việc Ấn Độ tìm đến Việt Nam để chia xẻ hợp tác quân sự cũng là điều dễ hiểu.
Mỹ cũng đặc biệt chú ý đến việc Việt Nam như là một địa chỉ đáng tin cậy chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ngày 2.10, Mỹ một phần dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam như một nỗ lực để giúp cải thiện khả năng phòng ngự trên biển chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
"Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng, sẽ tạo ra sự hợp tác trong tương lai", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters. "Việc thay đổi chính sách cho phép chúng tôi hỗ trợ Việt Nam có khả năng tự vệ tại Biển Đông".
Động thái Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự cho các đối thủ của Trung Quốc (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines...) xuất hiện trong bối cảnh quân đội Trung Quốc có những phát triển vượt bậc thời gian qua. Trung Quốc đang trong quá trình phát triển một hạm đội tàu ngầm trang bị hạt nhân. Bắc Kinh cũng đang cố gắng phát triển máy bay chiến đấu sang thế hệ thứ năm để thách thức Mỹ và các đồng minh trong khu vực.
Theo Một Thế Giới
Hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc Kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố cho thấy có hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc, và đa số dân Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Nhật Bản, hậu quả của những căng thẳng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai cường quốc Châu Á, theo RFI. Cảnh một "người hùng" Trung Quốc...