Trung Quốc bán vũ khí “đỉnh cao” với giá “đồng nát”
Ngày 18-10, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã lên tiếng xới lại một vụ buôn bán vũ khí cách đây hơn 10 năm và chê bai việc lựu pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc đã đánh bại loại vũ khí đồng hạng của Trung Quốc là PLZ-45 và cho đó là một “chiến thắng của sự thất bại”.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, tuy vẻ bề ngoài bóng bẩy nhưng kỳ thực bên trong thì mục ruỗng. Ví dụ là sự kiện loại lựu pháo tự hành nổi tiếng K-9 của nước này đã hạ gục loại vũ khí đồng hạng của Trung Quốc là PLZ-45 trong gói thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2001. Tuy bề ngoài K-9 đã giành thắng lợi trước PLZ-45 nhưng trên thực tế, phía Hàn Quốc đã chịu thất bại nặng nề.
Năm đó, Hàn Quốc tuy được tiếng là xuất khẩu được lựu pháo tự hành, nhưng trên thực tế họ mất nhiều hơn được. Không những Hàn Quốc phải chuyển giao toàn bộ tuyến sản xuất pháo tự hành cho Thổ Nhĩ Kỳ mà họ còn không thu được lợi từ việc đó, do giá bán quá thấp, xuất khẩu 320 xe mà chỉ thu về được 1 tỷ USD, tương đương khoảng hơn 3 triệu USD/chiếc.
Đặc biệt đáng chú ý là lựu pháo tự hành K-9 phải nhập khẩu một số lượng lớn thiết bị, linh kiện từ Đức và Anh, nên giá thành sản ph ẩm thực tế bị đội lên rất nhiều. Trong khi đó, năm 1997, Trung Quốc xuất khẩu 27 xe pháo tự hành PLZ-45 sang Kuwait, với giá hơn 7 triệu USD/chiếc, thu về gần 200 triệu USD.
Pháo tự hành K-9 của Hàn Quốc bán cho Thổ Nhĩ Kỳ
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu chế giễu Hàn Quốc bán vũ khí rẻ, chỉ được cái danh mà không có lợi, nhưng không biết họ có ngẫm lại giá cả các loại vũ khí trang bị của mình bao giờ cũng chỉ bằng vài chục phần trăm các loại vũ khí của nước khác, trong khi rất nhiều linh kiện phải nhập ngoại từ các hệ thống radar vệ tinh, cho đến công tắc hành trình của tên lửa hoặc động cơ của máy bay?
Thời gian qua, tất cả các vũ khí trang bị của Trung Quốc đều được xuất khẩu với cái giá rất rẻ mạt. Ví dụ như máy bay chiến đấu JF-17 (phiên bản xuất khẩu của FC-1) được bán cho Pakistan, với giá 10 triệu USD (chưa bằng 1/3 các loại máy bay chiến đấu của Nga như MiG-31, MiG-35), trong khi Trung Quốc vẫn phải nhập động cơ RD-93 của Nga để lắp đặt cho nó, mà không được sử dụng động cơ Thái Hàng WS-10 của mình.
Năm 2005, Trung Quốc đã mua 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, bình quân 2,38 triệu USD/chiếc, rồi tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, sau đó ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1.000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/chiếc. 1 chiếc máy bay chiến đấu JF-17 chỉ có giá 10 triệu USD, như vậy toàn bộ các cấu kiện và thiết bị máy bay khác chỉ có giá 7 triệu USD, ngang với pháo tự hành PLZ-45 của Trung Quốc, một cái giá rẻ không thể tưởng tượng được.
Pakistan vớ được món hời khi khấu trừ động cơ, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder có giá vẻn vẹn 7 triệu USD
Một ví dụ khác là máy bay chiến đấu không người lái Wing Loong của Trung Quốc có giá chưa tới 1 triệu USD, trong khi loại máy bay không người lái được họ đánh giá có tính năng tương đương là MQ-1 Predator của Mỹ có giá gần 3 triệu USD. Còn thương vụ xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 mà Trung Quốc giành được trong gói thầu T-Loramids ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong tình trạng giống y chang như Hàn Quốc ngày trước.
Trung Quốc đã chiến thắng bằng cách hạ giá bán từ 4 tỷ USD xuống còn chưa đến 3 tỷ, kèm theo điều kiện chuyển giao công nghệ và ưu đãi cho Thổ Nhĩ Kỳ được sản xuất một phần lớn các hệ thống ở nước họ. Giống như Hàn Quốc, một số linh kiện của HQ-9 như công tắc hành trình AZ8112 trên HQ-9 họ cũng phải nhập khẩu của hãng Panasonic – Nhật Bản.
Các loại trang bị xuất khẩu của Trung Quốc được ca ngợi là tiên tiến hàng đầu thế giới được bán với giá “đồng nát” trong khi linh kiện vẫn phải nhập ngoại thì họ giải thích ra sao? Nếu bán với giá đó thì một là người Trung Quốc đã ngậm đắng, nuốt cay chịu lỗ, còn nếu họ vẫn thu được lợi thì không rõ vũ khí Trung Quốc được chế tạo bằng nguyên, vật liệu gì? Chất lượng ra sao? Thời báo Hoàn Cầu giải thích thế nào về điều đó?
Theo Đức Thắng
An ninh thủ đô
Hàn Quốc mua máy bay chiến đấu hiện đại nhất cho không quân
Hàn Quốc có thể sẽ mua 60 máy bay chiến đấu thế hệ mới F-15SE của Boeing theo Dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới cho không quân nước này.
Ứng cử viên sáng giá F-15SE nhiều khả năng sẽ được chọn mua cho không quân Hàn Quốc.
Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết Cơ quan quản lý chương trình thu mua quốc phòng (DAPA) của nước này đã hoàn tất việc đánh giá ba loại máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể được xem xét trang bị cho không quân.
Ba loại máy bay này gồm F-15SE của Boeing, F-35 của Lockheed Martin và Eurofighter Typhoon của Tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS).
Nếu xét về tính năng chiến đấu, máy bay F-35 đứng thứ nhất, F-15 đứng thứ hai và Eurofigher đứng thứ ba.
Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố kinh phí, máy bay F-15SE lại có phần vượt trội, vì có thể đáp ứng điều kiện kinh phí 8.300 tỷ won (tương đương 7,34 tỷ USD) trong dự án mua 60 máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân.
Dự kiến, DAPA sẽ sớm công bố quyết định cuối cùng về loại máy bay được chọn mua trong tuần này.
F-15SE thuộc thế hệ máy bay chiến đấu đa năng hiện đại nhất hiện nay và được coi là lực lượng xương sống cho lực lượng không quân Mỹ. Được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất, F-15SE có thể thực hiện được cả các cuộc tấn công không đối không hoặc không đối đất trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết cũng như thời gian ngay hay đêm.
Theo Dantri
Đại sứ quán Trung Quốc tại Syria bị phe nổi dậy đe dọa tấn công Đại sứ Trung Quốc tại Syria, ông Trương Tấn, ngày 9/9 đã nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng các nhà ngoại giao nước này tại Syria đang làm việc trong các điều kiện nguy hiểm vì các phần tử nổi dậy địa phương đang đe dọa tòa đại sứ quán. Các cảnh sát có vũ trang làm nhiệm vụ bên ngoài...