Trung Quốc ban quy định chống luật nước ngoài ‘vô lý’
Trung Quốc ban hành quy định mới chống lại các luật và biện pháp “vô lý” mà nước khác áp dụng với doanh nghiệp và công dân nước này.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các quy định mới có hiệu lực từ hôm nay, nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của người dân và doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia.
Động thái của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp nước này phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, quốc gia đã áp đặt các biện pháp hạn chế với Huawei, một trong những tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Video đang HOT
Một người đàn ông đi ngang qua trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh hồi tháng 2/2020. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 11 năm ngoái ban luật cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc bị coi là đang cung cấp hoặc hỗ trợ cho quân đội Trung Quốc. Tháng này, ông đã ký một sắc lệnh khác nhằm cấm các giao dịch liên quan tới một số ứng dụng của các công ty Trung Quốc.
Quy định mới mà Trung Quốc ban hành kêu gọi thiết lập cơ chế hiệu quả chống lại “việc áp dụng các biện pháp và điều luật vô lý mà nước ngoài áp đặt lên Trung Quốc”.
Công dân hoặc các tổ chức phải gửi báo cáo cho chính quyền trong vòng 30 ngày từ khi bị nước ngoài áp đặt hạn chế ngăn cản họ tham gia vào “các hoạt động kinh tế, thương mại bình thường”.
Nếu Trung Quốc xác định các biện pháp nước ngoài áp đặt là “vô lý”, quốc gia này có thể áp đặt lệnh cấm thực thi những biện pháp này. Các cơ quan chính phủ cũng có thể hỗ trợ người dân hoặc doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do không tuân theo các quy định của nước ngoài.
Bộ Thương mại Trung Quốc nói thêm Bắc Kinh có thể thực hiện “những biện pháp đối phó cần thiết” đối với những điều luật nước ngoài này. Nếu một công dân hoặc một doanh nghiệp không báo cáo đúng sự thật hoặc tuân thủ quy định cấm, họ có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt.
Quy định mới của nhà nước “là động thái mới để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia chống lại việc Mỹ bắt nạt Trung Quốc”, Global Times, báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, bình luận.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động ngăn chặn các ứng dụng
Ngày 6/1, Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động "ngăn chặn vô lý" các ứng dụng của Trung Quốc, sau khi Washington cấm các giao dịch với 8 ứng dụng, bao gồm cả ứng dụng thanh toán qua điện thoại di động Alipay của Tập đoàn Ant Group.
Alipay là nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Shuttershock
Theo tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, lệnh cấm của Mỹ đi ngược với cạnh tranh công bằng và gây tổn hại tới trật tự thị trường thông thường. Bộ này cũng cho biết động thái của Washington sẽ gây ảnh hưởng tới các lợi ích của người tiêu dùng và Bắc Kinh có quyền đưa ra các biện pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc.
Trước đó ngày 5/1, một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm cấm các giao dịch với 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc. Theo đó, các ứng dụng của Trung Quốc bị cấm bao gồm Alipay, CamScanner, QQ Wallet, SHAREit, Tencent QQ, VMate, WeChat Pay và WPS Office. Sắc lệnh này được đưa ra nhằm hạn chế cái gọi là "mối đe dọa đối" với người Mỹ do các ứng dụng phần mềm của Trung Quốc gây ra. Những phần mềm này vốn có nhiều người sử dụng và quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ có 45 ngày để thực hiện nhiệm vụ xác định các giao dịch nào sẽ bị cấm theo sắc lệnh trên mà được cho là nhằm mục tiêu vào phần mềm QQ Wallet và WeChat pay của công ty Tencent Holdings Ltd. Tuy nhiên, Bộ ngày có kế hoạch hành động trước ngày 20/1 khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở. Tuy nhiên, bất kỳ giao dịch nào bị chính quyền Trump cấm có khả năng sẽ phải đối mặt với các thách thức pháp lý tại tòa án giống như các lệnh cấm giao dịch với WeChat và TikTok trước đó bị các thẩm phán liên bang ngăn chặn.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump cũng cấm tải các ứng dụng WeChat và TikTok do Trung Quốc sở hữu tại Mỹ.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ Trung Quốc tuyên bố thực hiện "các biện pháp cần thiết" sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán New York hủy niêm yết ba công ty viễn thông Trung Quốc. "Kiểu lạm dụng an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước để trấn áp các công ty Trung Quốc là không tuân thủ các quy tắc thị trường và vi phạm logic...