Trung Quốc bàn giao tàu hộ vệ Type 054A thứ 20 cho Hạm đội Bắc Hải
Tàu hộ vệ Hàm Đan đã được Trung Quốc làm lễ biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, ngoài ra, Trung Quốc sẽ còn biên chê 4 chiếc nữa trong năm 2016.
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường SaTrung Quốc trong 10 năm chế tạo 18 tàu Aegis, bỏ xa Anh, Pháp, NhậtTrung Quốc tháng 7 biên chế 4 tàu chiến mới, 2 chiếc bố trí ở Biển Đông
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 20 tháng 8 dẫn tạp chí “Hải quân đương đại” đưa tin, 10 giờ ngày 19 tháng 8 năm 2015, lễ biên chế, đặt tên, trao cờ tàu hộ vệ tên lửa mới Hàm Đan được tổ chức ở một quân cảng tại Lữ Thuận, Đại Liên, Trung Quốc.
Ngày 19 tháng 8 năm 2015, tàu hộ vệ Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A đã biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc
Theo mạng wikipedia, tàu hộ vệ Hàm Đan biên chế cho chi đội 10 tàu khu trục thuộc Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc. 4 chiếc Type 054A khác sẽ được biên chế cho Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải trong năm 2016.
Theo mạng sina, tàu hộ vệ Hàm Đan số hiệu 579, hạ thủy vào tháng 7 năm 2014, là tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất. Tàu này dài 134 m, rộng 16 m, lượng giãn nước tối đa hơn 4.000 tấn, có năng lực cảnh giới tầm xa và tác chiến phòng không khá mạnh.
Bài báo nhìn lại sự kiện tàu hộ vệ Type 054A bám theo tàu tuần duyên LCS Mỹ trên Biển Đông cách đây không lâu. Khi đó, người ta nhìn thấy, tốc độ của tàu Type 054A quá chậm. Bài báo cho rằng, tàu hộ vệ Type 054A không coi tốc độ là chỉ tiêu quan trọng, trong khi đó, LCS thì ngược lại.
Mỹ thiết kế, chế tạo LCS là cân nhắc tới tác chiến ở biển gần đối phương, sử dụng cơ động tốc độ cao để tăng cường năng lực tác chiến của tàu chiến. Hiện nay, Mỹ hoàn toàn không hài lòng với những biểu hiện của LCS, đang cắt giảm số lượng chế tạo.
Gần đây, tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ tên lửa Diêm Thành Type 054A của Hải quân Trung Quốc bám đuôi.
Tốc độ là một chỉ tiêu quan trọng, trong thời đại lấy hỏa pháo làm chính, đối với tàu chiến khi đó, pháo, ngư lôi là những vũ khí tấn công chủ yếu, do tầm bắn những vũ khí này tương đối gần, tốc độ khá cao có thể giúp tàu chiến nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, nhanh chóng truy đuổi hoặc thoát khỏi đối phương khi giao chiến.
Do đó, tàu chiến áp dụng tỷ lệ dài-rộng khá lớn, tức là tàu chiến trước đây dài và nhỏ, nó giúp giảm lực cản, tăng tốc độ cho tàu. Nhưng, tàu chiến như vậy làm nảy sinh một vấn đề, đó là diện tích sàn tàu, sức chứa thân tàu đều khá nhỏ, khó mà lắp đặt khá nhiều vũ khí va thiết bị, không gian hạn chế cũng ảnh hưởng đến hoạt động giữa người và máy móc.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tàu chiến mặt nước bắt đầu trang bị lượng lớn vũ khí trang bị như radar, hệ thống tác chiến điện tử, máy bay trực thăng, tên lửa, hệ thống điện tử, đồng thời trình độ kinh tế, xã hội, văn hóa được nâng cao cũng yêu cầu tàu chiến có tính thích ứng tốt hơn và đem lại thoải mái cho hoạt động, sinh hoạt của thủy thủ.
Điều này yêu cầu diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu phải ngày càng cao, cách làm trực tiếp là giảm tỷ lệ dài-rộng của tàu chiến, cải thiện diện tích sàn tàu va sức chứa thân tàu, nhưng khuyết điểm của làm như vậy là lực cản khi tàu chạy tăng lên, tốc độ giảm đi.
Tàu hộ vệ Hàm Đan Type 054A
Song xét tới vũ khí chủ yếu của tàu chiến đã chuyển từ hỏa pháo sang tên lửa; tầm bắn, phạm vi tấn công của tên lửa đã vượt xa hỏa pháo. Tàu chiến cũng không cần phải cơ động khổ sở để chiếm lĩnh trận địa. Cho nên, tầm quan trọng của chỉ tiêu về tốc độ đối với tàu chiến hiện đại đã giảm.
Trái lại, diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu tương đối lớn càng có sức hấp dẫn. Do đó, có thể thấy, tỷ lệ dài-rộng của tàu chiến mặt nước hiện đại có xu thế giảm đi, tốc độ tương ứng cũng đang giảm. Ở góc độ này, tàu hộ vệ Type 054A ít nhất hiện nay không thấy được tầm quan trọng của tăng tốc độ.
Video đang HOT
Theo bài báo, tàu tuần duyên LCS theo đuổi tốc độ tương đối cao là do môi trường tác chiến của nó. Hải quân Mỹ yêu cầu nó tác chiến ở biển gần hoặc duyên hải của đối phương, mối đe dọa tiềm tàng của nó là các vũ khí như tên lửa đất đối hạm, tàu ngầm thông thường, tàu tên lửa.
Trong môi trường tác chiến này, tính năng tốc độ cao trở nên rât quan trọng, tốc độ cao có thể thoát khỏi sự truy kích va tấn công của tàu ngầm thông thường, tàu tên lửa một cách có hiệu quả, cũng có thể làm giảm thời gian bộc lộ trước mạng lưới radar tên lửa đất đối hạm của tàu chiến,
đồng thời cũng có thể thông qua cơ động tốc độ cao để tìm kiếm điểm yếu trong phòng thủ của đối phương, điều động lực lượng đặc nhiệm tiến hành thâm nhập và tấn công, vì vậy, tốc độ của tàu LCS đều trên 40 hải lý/giờ.
Tàu hộ vệ Hàm Đan Type 054A Trung Quốc
Theo bài báo, hệ thống động lực của tàu hộ vệ Type 054A còn có không gian phát triển. Động cơ dầu diesel của Type 054A mặc dù có các ưu điểm như kết cấu đơn giản, chi phí rẻ tiền, nhưng nó cũng có không ít khuyết điểm.
Trước hết là tỷ lệ điều tiết tốc độ tương đối thấp, tỷ lệ điều tiết tốc độ của động cơ diesel là 3 : 1, tức là, tốc độ tối đa là 30 hải lý/giờ thì tốc độ thấp nhất là khoảng 10 hải lý/giờ.
Đối với tàu chiến săn ngầm, đặc biệt là đối với tàu chiến lắp thiết bị định vị thủy âm kéo, chiến thuật tác chiến của nó chính là “lao tới – trôi”, ban đầu chạy tốc độ nhanh tới vùng biển mục tiêu, sau đó chạy tốc độ thấp và lặng lẽ tiến hành dò tìm.
Như vậy, đối với tàu chiến săn ngầm, nó cần tốc độ tương đối cao để tiến hành lao tới khu vực mục tiêu, sau đó chạy chậm và tiến hành dò tìm. Do tỷ lệ điều tiết tốc độ khá nhỏ, động cơ diesel không có đủ năng lực trên phương diện này. Trong thời đại thiết bị định vị thủy âm kéo được sử dụng phổ biến, khuyết điểm này tương đối rõ rệt.
Trước đây, khi thiết kế tàu hộ vệ săn ngầm Type 23, để trang bị thiết bị định vị thủy âm kéo, Anh đã áp dụng hệ thống đẩy hỗn hợp khí-diesel-điện, đã vừa đảm bảo cho tàu chiến có thể cơ động tốc độ cao, vừa có thể tiến hành dò tìm trong tình hình chạy tốc độ thấp.
Tàu hộ vệ Hàm Đan Type 054A Trung Quốc
Vì vậy, theo bài bó, hiện nay, tàu hộ vệ 054A không cần theo đuổi tốc độ quá cao, điều này không có ý nghĩa quá lớn, mà là phải nhấn mạnh năng lực điều tiết với các tốc độ khác nhau, đó là tàu chiến có thể có đủ tính năng tốc độ trong các khoa mục chiến thuật khác nhau.
Theo bài báo, ở góc độ này, phiên bản cải tiến của tàu hộ vệ 054A cần áp dụng hệ thống đẩy diesel-khí, hoặc trực tiếp sử dụng hệ thống đẩy điện tổng hợp, để phối hợp với thiết bị định vị thủy âm chủ/bị động mới do Trung Quốc tự chế tạo.
Đông Bình (nguồn mạng sina)
Theo giaoduc
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường Sa
Tàu khu trục Type 052D thứ hai của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông, tốc độ đóng tàu gây quan ngại cho Mỹ, đồng minh và các nước trong khu vực.
Trung Quốc trong 10 năm chế tạo 18 tàu Aegis, bỏ xa Anh, Pháp, NhậtTrung Quốc tháng 7 biên chế 4 tàu chiến mới, 2 chiếc bố trí ở Biển ĐôngTrung Quốc sẽ triển khai tàu khu trục Trường Sa ở Biển Đông
Trung Quốc tiếp tục bố trí tàu Type 052D thứ hai ở Biển Đông
Trang mạng "Người quan sát" Trung Quốc ngày 17 tháng 8 đưa tin, theo báo "Hải quân nhân dân" Trung Quốc, vào lúc 9 giờ ngày 12 tháng 8, buổi lễ biên chế tàu khu trục Trường Sa đã được tổ chức ở một quân cảng ở Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc, đánh dấu chiếc tàu khu trục tên lửa mới này chính thức bàn giao, đưa vào sử dụng và gia nhập hàng ngũ chiến đấu Hải quân Trung Quốc.
Hình ảnh tàu khu trục Trường Sa số hiệu 173 Type 052D biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào ngày 12 tháng 8 năm 2015 trên mạng "Người quan sát" Trung Quốc
Theo bài báo, tàu Trường Sa là tàu khu trục tên lửa thế hệ mới do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, hạ thủy vào tháng 12 năm 2013, số hiệu 173, có năng lức tác chiến đối hải và phòng không khu vực tương đối mạnh.
Đây là tàu khu trục Type 052D thứ hai có trong biên chế của Hải quân Trung Quốc. Trước đó, tàu khu trục Côn Minh số hiệu 172 Type 052D cũng đã biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc vào ngày 21 tháng 3 năm 2014.
Ngoài ra còn có nhiều tàu khu trục Type 052D đang nằm trong các giai đoạn khác nhau như chạy thử, lắp đặt thiết bị, chế tạo hoặc đã có đơn đặt hàng.
Trang mạng "Người quan sát" trước đó cho biết, ngày 12 tháng 2 năm 2015, chiếc tàu khu trục Type 052C thứ sáu đặt tên là Tây An đã được biên chế, đưa số lượng tàu "Aegis" Trung Quốc lên con số 7, vượt Nhật Bản, trở thành hạm đội tàu khu trục tên lửa phòng không khu vực lớn thứ hai thế giới. Biên chế thêm tàu khu trục Trường Sa lần này đưa số lượng tàu khu trục "Aegis" Trung Quốc hiện có lên con số 8.
Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Type 052D là phiên bản cải tiến mới nhất của tàu khu trục tên lửa Type 052, mặc dù tiêu chuẩn chính tương tự Type 052C, nhưng tính năng được cải thiện lớn. Type 052D trang bị pháo đa năng 130 mm H/PJ-38. Thiết bị bắn tên lửa YJ-62 ở giữa thân tàu bị hủy bỏ, chức năng cũng được thay thế bằng thiết bị bắn thẳng đứng tên lửa đa năng.
2 hệ thống thiết bị bắn thẳng đứng ở trước sau của tàu này tổng cộng có thể lắp 64 quả tên lửa, ngoài trang bị tên lửa phòng không HQ-9, còn có thể trang bị tên lửa chống hạm YJ-62 và YJ-18 thế hệ mới, dùng để tấn công bờ biển, tấn công đối hạm.
Ngoài ra, pháo phòng thủ gần 730 ở phía trên nhà chứa máy bay trực thăng cũng được đổi thành 24 ống bắn tên lửa phòng thủ gần HHQ-10.
Ngoài những cải tiến nêu trên, tàu khu trục Type 052D cũng đã đổi sang lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động mới. So với radar của Type 052C, ngoại hình của radar mới đã có sự thay đổi rõ rệt.
Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Radar này cũng có năng lực dò tìm mạnh hơn đối với các mục tiêu trong và ngoài bầu khí quyển, năng lực tổng hợp có thể sáng ngang với radar mảng pha của tàu khu trục Arleigh-Burke Quân đội Mỹ. Sau khi trang bị radar mới, tên lửa HHQ-9 có thể đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo tầm bắn 2.000 km.
Sau khi tiến hành những cải tiến trên, năng lực phòng không-phòng thủ tên lửa của tàu khu trục tên lửa Type 052D đã được tăng cường đáng kể.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 17 tháng 8 cũng có bài viết cho hay, tàu khu trục Trường Sa số hiệu 173 Type 052D đã được dân mạng đăng tải hình ảnh trên mạng, được dự đoán là đã biên chế cho Hạm đội Nam Hải. Nó là chiếc Type 052D mới nhất và là chiếc Type 052D thứ hai của Hải quân Trung Quốc.
Trong khi đó, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh gần đây cho rằng, tàu khu trục Trường Sa đã được biên chế vào trung tuần tháng 7 và biên chế cho Hạm đội Nam Hải, dự tính nó được triển khai ở căn cứ vịnh Á Long, đảo Hải Nam - nơi hướng ra Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa Trường Sa số hiệu 173 Type 052D của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Tốc độ đóng tàu quá nhanh gây quan ngại
Điều gây ngạc nhiên cho dư luận là, tốc độ chế tạo tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc rất nhanh, nghe nói, chiếc Type 052D thứ 7 đã hạ thủy vào tháng 7 vừa qua. Tại nhà máy đóng tàu Giang Nam còn đang chế tạo chiếc thứ 8 và thứ 9.
Theo bài báo, quy mô chế tạo của tàu khu trục Type 052D đã lên tới 12 chiếc, trong đó 4 chiếc sẽ gia nhập cụm chiến đấu tàu sân bay tương lai. Tàu này dài 160 m, rộng 18 m, lượng giãn nước trên 7.000 tấn, tính năng tác chiến đứng đầu trong số các tàu chủ lực của Hải quân Trung Quốc.
Ngoài tàu khu trục tên lửa, tốc độ chế tạo tàu hộ vệ tên lửa mới Type 054A cũng gây ngạc nhiên cho dư luận. Theo Jane's, tàu Dương Châu va tàu Hàm Đan đã bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, lần lượt là chiếc thứ 19 và thứ 20 của tàu hộ vệ Type 054A.
Ở nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu còn lần lượt đang chế tạo 2 tàu hộ vệ cùng loại. Chiếc tàu hộ vệ Type 054A đầu tiên biên chế vào năm 2008, nó được coi là tàu hộ vệ phòng không khu vực đầu tiên của Trung Quốc, ngoại hình được thiết kế tàng hình, lắp hệ thống bắn thẳng đứng mới.
Tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm số hiệu 569 Type 054A, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu hộ vệ Type 054A từng tham gia hoạt động hàng hải biển xa quốc tế, chống cướp biển ở vùng biển Somalia, đã tích lũy kinh nghiệm biển xa đáng kể cho Hải quân Trung Quốc.
Phương Tây luôn có thái độ cảnh giác trước tốc độ đổi mới tàu chiến của Trung Quốc. Báo cáo của Hải quân Mỹ cho rằng, tốc độ đóng tàu của Hải quân Trung Quốc đã vượt xa các nước khác. Với tốc độ hiện nay, số lượng tàu chiến Trung Quốc có thể vượt Hải quân Mỹ vào năm 2020.
Nhưng, có phân tích cho rằng, bât kê là cơ cấu hạm đội hiện có hay loại hình tàu chiến đổi mới hàng năm, việc đổi mới thay thế của Hải quân Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn "trả nợ cũ", không thể nói là vượt Hải quân Mỹ.
Trung Quốc chế tạo nhiều loại tàu chiến với tốc độ nhanh kinh khủng như vậy gây lo ngại cho dư luận khu vực về mục đích sử dụng của họ. Đặc biệt, điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ngang ngược, hung hăng hăm dọa ở Biển Đông với tham vọng bành trướng "đường lưỡi bò" hết sức lố bịch - PV.
Trung Quốc ưu tiên triển khai vũ khí trang bị ở Biển Đông là rất rõ ràng, Biển Đông đã trở thành một vùng biển bị Trung Quốc tiến hành quân sự hóa mạnh mẽ, thùng thuốc súng ở Biển Đông ngày càng đầy lên, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân các nước ven Biển Đông - PV.
Quân đội Trung Quốc đang gia tăng tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá quy mô lớn ở Biển Đông
Đông Bình (Tổng hợp)
Theo giaoduc
Biển Đông: Trung Quốc dùng tàu hộ vệ Type 054A và Type 056 đối phó LCS Mỹ Bài viết phân tích điểm mạnh và yếu của tàu tuần duyên Mỹ và tàu hộ vệ Trung Quốc, từ đó đưa ra khả năng chiến thắng khi xung đột xảy ra ở Biển Đông. Báo Nga: Nga có thể mua tàu hộ vệ Type 054A Trung QuốcChính chuyên gia Nga đã giúp Trung Quốc chế tạo tàu hộ vệ tên lửa Type...