Trung Quốc bàn giao cho Hạm đội Nam Hải 3 tàu mới
Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển Đông.
Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển Đông.
Sohu.com ngày 28/12 đưa tin, sáng ngày 26/12, Trung Quốc đã tổ chức nghi lễ bàn giao 3 chiếc tàu mới cho Hạm đội Nam Hải. Ba tàu này gồm có tàu vận chuyển vật tư Lô Cô Hồ số hiệu 962, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852 và tàu khảo sát đo lường Tiền Học Sâm số hiệu 873.
Buổi lễ bàn giao ba tàu cho Hạm đội Nam Hải
Sohu cho hay, những chiếc tàu mới trên đều do chính Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo. Tàu vận tải tiếp tế 962 sau khi gia nhập Hạm đội Nam Hải chủ yếu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế vật tư và quân lính thay ca ra đồn trú tại các đảo chiếm đóng ở Trường Sa, ngoài ra còn có thể đảm trách nhiệm vụ cứu hộ tại Biển Đông. Tàu trinh sát điện tử 852 chủ yếu thực hiện nhiệm vụ nắm bắt theo dõi các lực lượng tác chiến của đối phương tại Biển Đông. Tàu đo lường 873 sẽ đảm nhận nhiệm vụ đo đạc biển, đo đạc các đảo đá, quan sát khí tượng biển và thả các phao khí tượng theo dõi thủy văn…
Video đang HOT
Tàu vận chuyển tiếp tế số hiệu 962
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một nóng lên, Trung Quốc liên tục tăng cường vũ khí trang bị cho Hạm đội Nam Hải, nhằm nâng cao sức chiến đấu cho Hải quân nước này tại Biển Đông.
Hải Nam (Theo Sohu.com)
Theo_Kiến Thức
Indonesia muốn xây dựng "Trân Châu Cảng" ở Biển Đông
Indonesia có kế hoạch tăng cường quân sự hóa quần đảo Natuna và đây được coi là động thái mới nhất của Jakarta nhằm củng cố quốc phòng ở Biển Đông.
Quần đảo Natuna xa xôi của Indonesia tại Biển Đông bao gồm khoảng 280 đảo nhỏ với số lượng cư dân khá thưa thớt, chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và trồng trọt.
Máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64 của Quân đội Indonesia.
Người ta từng cho rằng Jakarta sẽ không tập trung các nguồn lực quân sự tại khu vực này. Tuy nhiên, tuần qua Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu đã nói với hãng tin Kyodo rằng Indonsia đang lên kế hoạch điều các binh sỹ, ba tàu chiến và một phi đội máy bay chiến đấu tới quần đảo Natuna, và sẽ nâng cấp một căn cứ quân sự nhỏ ở đó.
Nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryacudu tới Tokyo vào ngày 17/12 để tham dự các cuộc đàm phán an ninh "2 2", giới quan sát cho rằng Indonesia và Nhật Bản có thể cùng nhau hợp tác trong việc củng cố năng lực hải quân và không quân nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Các cuộc thảo luận này còn có sự tham dự của Ngoại trưởng Indonesia cùng người đồng cấp, và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Tokyo, hiện cũng đang có những tranh cãi về chủ quyền hàng hải với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông, trên thực tế đang rất tích cực đẩy mạnh các hợp đồng bán vũ khí trong khu vực.
"Thời báo Nhật Bản" cho biết trong khuôn khổ chuyến công du Nhật Bản lần này, Bộ trưởng Ryacudu cũng sẽ tới thăm một nhà máy sản xuất máy bay đổ bộ.
Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết Bộ Quốc phòng Indonesia dự định chi 200 tỷ rupiah (14,2 triệu USD) để tiến hành nâng cấp căn cứ không quân tại quần đảo Natuna. Trao đổi với hãng tin Antara hồi tháng trước, ông nói: "Chúng tôi muốn biến Căn cứ Không quân Natuna trở thành một căn cứ quân sự tích hợp- đóng vai trò như một Trân Châu Cảng của Indonesia".
Indonesia có kế hoạch tăng cường binh lực trên quần đảo Natuna ở Biển Đông, trước âm mưu lấn chiếm của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn đài "Kyodo", Bộ trưởng Ryacudu nhấn mạnh: "Indonesia cần phải củng cố năng lực quân sự để đề phòng và ngăn chặn các mối đe dọa, như hoạt động đánh bắt cá và xâm phạm chủ quyền trái phép, cũng như nhiều mối đe dọa phi truyền thống mà đất nước đang phải đối mặt".
Tuy nhiên, các ngư dân nước ngoài không phải là vấn đề nghiêm trọng cần lưu tâm mà chính những tuyên bố và hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông mới là điều người ta quan ngại. Trung Quốc vin vào một tấm bản đồ, không rõ nguồn gốc và tính xác thực, để tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông.
Philippines thậm chí đã phải nhờ Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye phân xử, tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ.
Đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra bao trùm cả một phần quần đảo Natuna của Indonesia. Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh đưa ra những chứng cứ để chứng minh tính chính xác và hợp pháp của tấm bản đồ mà Trung Quốc công bố năm 1947, theo đó tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Yêu cầu này cho tới nay vẫn bị phớt lờ. Trong khi đó, Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, với cả các ngọn hải đăng và đường băng quy mô. Những hòn đảo này đều nằm cách rất xa lãnh thổ Trung Quốc và không được Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 công nhận.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc cảnh báo Australia không nên 'bắt chước' Mỹ ở Biển Đông Một quan chức cấp cao, đồng thời là một chuyên gia quân sự trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã cảnh báo Australia không nên làm căng thẳng leo thang ở Biển Đông bằng cách "bắt chước" các hoạt động của Mỹ. Theo tờ The Austrailian Financial Review hôm 29-10, Đại tá Lý Kiệt, chuyên gia quân sự của...