Trung Quốc bắn đạn thật “đáp trả” chuyến thị sát của Đô đốc Mỹ
Sau khi Đô đốc Scott Swift, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, tham gia chuyến bay do thám kéo dài 7 giờ trên Biển Đông, Trung Quốc đã có phản ứng đáp trả.
Tàu tuần tra Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: CNS)
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 22/7 dưa tin Hải quân nước này đã thực hiện cuộc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông với sự tham gia của nhiều loại tàu chiến hiện đại.
Theo báo trên, cuộc tập trận là nhằm thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ. Tờ Thời báo Hoàn cầucho rằng cùng với căn cứ hải quân Changi của Singapore, Philippines đang lên kế hoạch mở căn cứ để tàu chiến và máy bay Mỹ tới neo đậu.
Theo đề nghị của Tổng thống Benigno Aquino, Philippines sẵn sàng cho phép quân đội Mỹ tiếp cận 8 căn cứ tại nước này. Từ Philippines, máy bay tuần tra P-8A và máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ đủ sức thực hiện thường xuyên các chuyến bay do thám tại Biển Đông nhằm theo dõi các hoạt động của Hải quân Trung Quốc tại đây.
Video đang HOT
Trong tương lai gần, Hải quân Mỹ có thể nâng số lượng tàu tác chiến cận bờ (LTC) tại khu vực Đông Nam Á. Đối diện với thách thức mới này, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông.
Trong hình ảnh được Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV)phát đi, có thể thấy rõ cả tàu đổ bộ lớp Zubr mà nước này vừa mua của Ukraine cũng đã tham gia tập trận.
Theo đánh giá, Trung Quốc sử dụng cuộc tập trận nêu trên không chỉ là cơ hội huấn luyện các thủy thủ mà còn là bước chuẩn bị cho các chiến dịch tham vọng trong khu vực.
Xuyên suốt cuộc tập trận, trực thăng của Hải quân Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển các nhóm biệt kích tới các khu vực chiến lược trên Biển Đông.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ WantChinaTimes
Đô đốc hải quân Mỹ nói bay trinh sát Biển Đông là 'thường kỳ'
Đô đốc hải quân hàng đầu của Mỹ cho rằng chuyến bay trinh sát thường kỳ trên Biển Đông giúp ông tận mắt thấy năng lực hoạt động mới của hạm đội Thái Bình Dương.
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trên chiếc P-8 hôm 18/7. Ảnh: USNavy
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, hôm qua xác nhận tại Seoul, Hàn Quốc rằng ông đã đi trên máy bay trinh sát Boeing P-8 trong vòng 7 giờ. Tuy nhiên, ông không đưa ra thông tin chi tiết về chuyến bay.
Swift nói chuyến bay của ông là hoạt động "thường kỳ", giống như chuyến bay trước đó chở đội phóng viên CNN hồi tháng 5. Bắc Kinh khi đó gọi chuyến bay trinh sát của P-8 chở đội của CNN trên Biển Đông là "vô trách nhiệm và gây nguy hiểm".
"Chúng tôi có những lực lượng được triển khai trên khắp khu vực, để thể hiện cam kết của Mỹ với tự do đi lại", đô đốc Mỹ nói và cho biết chuyến bay cho phép ông được "tận thấy" những năng lực hoạt động mới của hạm đội.
Swift cho hay việc liên lạc với Trung Quốc trên biển là "tích cực và có tổ chức". "Có thể nói các cuộc liên lạc đang được bình thường hóa", ông nói.
Tuy nhiên, ông Swift cũng cho rằng đang có những lực lượng gây bất ổn trong khu vực, từ đó tạo ra bất trắc. "Tôi ước tôi có một quả cầu pha lê để có thể nhìn thấy tương lai. Tôi quan ngại về lực lượng gây bất ổn dường như đang hiện hữu thường xuyên hơn trên vũ đài", ông nói. "Và đó chính là điều tôi nghe được từ những người bạn trong khu vực, khi tôi liên lạc với họ. Các nước đó ngày càng cảm thấy bất trắc trong khu vực".
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này "kiên quyết phản đối" các chuyến bay trinh sát của Mỹ, nhưng không nói liệu Bắc Kinh có xua đuổi máy bay hay không.
Trọng Giáp
Theo Reuters
Mỹ tố máy bay Nga áp sát 4 chiến hạm NATO Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết máy bay trinh sát của Nga hôm 11/6 bay ngay phía trên 4 chiến hạm của NATO tại biển Baltic. Thậm chí, chiếc phi cơ có lúc chỉ cách boong tàu khoảng 150m. Máy bay ném bom Tu-95 của Nga (trên) bị phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh hộ tống. (Ảnh: Independent) Theo...