Trung Quốc bán bớt ôtô vì thiếu tiền
Ngân sách hạn hẹp do thuế giảm và hoạt động bán đất kém sôi nổi đã buộc nhiều quan chức địa phương nước này đấu giá bớt xe công để tăng nguồn thu.
Một chiếc xe công điển hình của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Cuối tuần trước, Ôn Châu – một trong những thành phố đang chịu thiệt hại nặng nề do nền kinh tế đóng băng ở Trung Quốc, đã phải bán bớt 215 xe công để thu về 10,6 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD). Chính quyền tại đây còn dự định bán tổng cộng 1.300 ôtô – tương đương 80% số xe công của thành phố vào cuối năm nay.
Giới truyền thông Ôn Châu cho hay doanh thu của thành phố từ thuế và bán đất đã sụt giảm sau nhiều năm tăng trưởng mạnh. Và khi các doanh nghiệp địa phương đang phải vật lộn để trả nợ, thì gánh nặng đảo ngược tình thế lại đè vai chính quyền địa phương. Vì vậy, mục đích của các cuộc đấu giá này là trực tiếp tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, trường hợp của Ôn Châu không phải là duy nhất ở Trung Quốc. Khắp nước này, từ Côn Minh ở phía nam đến Đại Đồng ở miền bắc, chính quyền địa phương đều phải thắt chặt hầu bao bằng cách giảm tiệc tùng, ít đi du lịch và hạn chế sử dụng những chiếc xe công đắt tiền vốn đã trở thành chuẩn mực của các quan chức tại đây.
Video đang HOT
Theo People’s Daily, Yulin, một thành phố ở Thiểm Tây, đã thu được 5,6 triệu nhân dân tệ (879.000 USD) chỉ trong một ngày nhờ bán 19 chiếc ôtô với giá trung bình 292.600 nhân dân tệ. Xe được bán nhiều nhất là Audi đen, tuy nhiên xe đắt hàng nhất lại là Toyota Land Cruiser để đi được trên địa hình núi đá.
Các thành phố khác như Thường Châu và Nam Xương cho biết họ thậm chí còn bắt đầu đấu giá từ năm ngoái. Xu hướng này đang lan rộng đến cả nhiều nơi nghèo hơn như Vân Nam, khi tỉnh này thông báo trên website rằng sẽ tổ chức đấu giá ngày 18/6 và dự kiến thu về 220.000 USD.
Ông Tao Ran, giáo sư tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định: “Đây là tín hiệu cho thấy các thành phố đang gặp vấn đề lớn về tài chính”. Việc đấu giá xe công ở Trung Quốc đã được tổ chức từ lâu, nhưng lại đặc biệt tăng mạnh trong những tháng gần đây. Truyền thông đang thúc giục các thành phố chỉ giữ lại xe cảnh sát, xe cấp cứu và bán bớt loại xe công cần tài xế riêng.
Theo các số liệu gần đây nhất, khoảng một phần năm số xe Audi tại Trung Quốc thuộc về chính quyền địa phương. Người dân nước này đã vô cùng giận dữ khi nhìn thấy những hình ảnh về cảnh sát lái Porches hay thậm chí là Maserati. Vì vậy, giới chức đã tổ chức đấu giá công khai xe công nhằm làm xoa dịu sự phẫn nộ trên.
Thị trường bất động sản nguội lạnh đã làm giảm nguồn thu từ bán đất, vốn là nguồn tiền mặt chủ yếu của chính quyền địa phương. Thu ngân sách năm 2012 tại Trung Quốc cũng tăng chậm hơn 20% so với năm ngoái. Hàng năm, nước này tiêu tốn tới 100 tỷ nhân dân tệ (15,7 tỷ USD) cho xe công và đấu giá chỗ xe này là cách tạm thời và dễ dàng nhất để bù đắp khoảng trống ngân sách.
Chính quyền địa phương giải thích rằng đấu giá là cách họ thực thi chính sách chống lạm dụng và mua xe công bất hợp pháp của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính sách này đã được ban hành từ năm 1994, và sau đó số xe công vẫn không ngừng tăng lên. Còn giáo sư Tao thì lại cho rằng: “Việc này đâu phải là cải tổ! Chẳng qua là họ thiếu tiền mà thôi”.
Theo XaLuan
Bắc Kinh không chi tiền mua xe công
40/76 cơ quan cấp thành phố tại thủ đô Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ không chi 1 xu cho việc mua thêm xe công trong dự toán chi tiêu công năm 2012.
Các cơ quan này cũng cho biết sẽ siết chặt quản lý tiền công tác nước ngoài và tiền chiêu đãi của các quan chức nhà nước.
Các cơ quan nhà nước Trung Quốc rất chuộng loại xe sang Audi - Ảnh: Reuters
Theo Nhân Dân Nhật Báo, việc các cơ quan nhà nước công khai quyết định không chi tiền mua xe công sẽ giúp chính phủ tiết kiệm một khoản không nhỏ trong năm 2012. Chính phủ cũng cho biết sẽ buộc các cơ quan nhà nước chi tiết hóa các khoản chi trong năm nay, tránh tình trạng mập mờ trong chi tiêu như những năm trước.
Chính quyền Bắc Kinh còn cho biết sẽ công bố các khoản chi tiêu công trên mạng Internet. Theo đó, chính quyền sẽ đưa lên mạng các chứng từ gốc như hóa đơn mua sắm, hợp đồng thương mại... nhằm giúp người dân giám sát hoạt động chi tiêu công.
Theo một thống kê mới nhất của trang web chuyên về tài chính kinh tế Economy Watch, năm 2011 Trung Quốc đứng thứ năm trong số 20 nước mạnh tay chi tiêu công nhất thế giới với 1.428 tỉ USD, chiếm 22,936% GDP.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc: Quan chức đi bộ hoặc xe đạp tới công sở Theo Đài Tiếng nói nước Nga, trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc dự định hạn chế số lượng ôtô của các cơ quan chính phủ và nhà nước tham gia giao thông. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước và Bộ Tài chính Trung Quốc đang cùng phối hợp soạn thảo đề...