Trung Quốc bác tin phi cơ tàu sân bay ăn cắp công nghệ
Trung Quốc hôm 29.11 bác bỏ thông tin cho rằng, chiến đấu cơ trên tàu sân bay nước này ăn cắp mô hình của nước ngoài và sẽ làm cho Bắc Kinh quyết đoán hơn trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với các nước láng giềng.
Một máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên boong tàu sân bay Liêu Ninh hôm 24.11.
“Ít nhất, đây là hành động tấn công có chủ ý và không chuyên nghiệp khi cho rằng Trung Quốc sao chép công nghệ tàu sân bay của nước ngoài. Chỉ thông qua một phép so sánh đơn giản, ta sẽ thấy luật phát triển quân sự là khách quan, các nguyên tắc phát triển thiết bị quân sự, phương pháp chỉ huy và bảo vệ cũng giống nhau” – Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng nói tại cuộc họp báo thường kỳ.
Người phát ngôn đề cập đến những thông tin gần đây cho rằng chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc (vừa mới thực hiện lần cất- hạ cánh đầu tiên trên tàu Liêu Ninh hôm 24.11), sao chép phiên bản Su-33 của Nga.
“Trung Quốc tuân thủ sáng tạo khoa học tự lập. Chúng tôi có đầy đủ hiểu biết và khả năng để tự chế tạo và phát triển tàu sân bay của riêng mình” – người phát ngôn nói.
Đúng là Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào thiết bị quân sự nhập khẩu của Nga để hiện đại hóa quân đội, song không nên sử dụng điều đó để chỉ trích Trung Quốc – Tân Hoa xã viết.
Video đang HOT
Ông Guo Xiaobing- Phó Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu kiểm soát vũ khí thuộc Viện Quan hệ quốc tế Trung Quốc- cho rằng “cáo buộc đạo công nghệ” là sự xúc phạm nghiêm trọng đối với các nhà nghiên cứu Trung Quốc, trong đó có cả ông Luo Yang- người đứng đầu chương trình chế tạo máy bay chiến đấu J-15- vừa đột tử hôm 25.11 vì một cơn đau tim trong chuyến trở về căn cứ của tàu sân bay, ngay sau khi chứng kiến các phi cơ do ông chế tạo hạ cánh thành công.
Người phát ngôn Geng cho biết, J-15 mặc dù vẫn còn phải thử nghiệm và huấn luyện thêm, nhưng sẽ được trang bị cho quân đội theo đúng lịch trình. Trong khi đó, giới chuyên gia nói rằng phải mất một thời gian nữa tàu Liêu Ninh mới có thể đưa vào hoạt động.
Tuy nhiên, sự hiện diện chiến lược “cường quốc biển” của Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương đã được Mỹ và các đồng minh Châu Á xem là những mối đe dọa. Tokyo và Manila đặc biệt quan ngại trong bối cảnh có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao mọi động thái phát triển quân sự của Trung Quốc. Mỹ luôn thúc giục Trung Quốc minh bạch về khả năng quân sự và ý định sử dụng sức mạnh quân sự- bao gồm cả hàng không mẫu hạm, theo cách có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đáp lại, Trung Quốc nói rằng nước này luôn cởi mở và minh bạch. Báo chí Trung Quốc đăng tải sâu rộng và kịp thời về các hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh cũng như thử nghiệm cất- hạ cánh chiến đấu cơ J-15 trên tàu. Pan Zheng- một học giả nghiên cứu quân sự Mỹ thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc- phản pháo, Mỹ cũng cần phải tự hỏi xem đã minh bạch như thế nào đối với Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay không nhằm mục tiêu đến một bên thứ ba hoặc là một phần trong cuộc chạy đua vũ trang. Trung Quốc chỉ phát triển dựa trên nhu cầu xây dựng quân đội, bảo vệ an ninh quốc gia và khả năng đầu tư của mình” – Người phát ngôn Geng khẳng định.
Theo laodong
'Tàu sân bay Style' gây sốt ở Trung Quốc
Hình ảnh hai nhân viên trên tàu sân bay Liêu Ninh chỉ hướng cho một chiến đấu cơ đang gây nên cơn sốt ở Trung Quốc với tên gọi "Tàu sân bay Style", nhái theo điệu nhảy "Gangnam Style" của Hàn Quốc.
Hình ảnh gốc do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi cho thấy hai nhân viên trên tàu sân bay Liêu Ninh đang hướng dẫn cho một chiến đấu cơ J-15. Đây là bản tin về sự kiện máy bay J-15 hạ cánh thành công trên hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình: CCTV
Động tác chỉ hai ngón tay phải về một hướng, trong khi tay trái để ra phía sau, nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng ở Trung Quốc, kể từ sau khi hình ảnh được phát sóng. Ảnh: Xinhua
Những người sử dụng mạng Internet ở Trung Quốc nhanh chóng tự chế các tư thế nhái theo động tác nói trên, mở ra cơn sốt theo kiểu "Gangnam Style" ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Ảnh: Xinhua
Người Trung Quốc thực hiện động tác "Tàu sân bay Style" ở bất cứ đâu, từ trong phòng ngủ, phòng khách, nơi để xe ôtô, ngoài vườn, trong nhà, và thậm chí cả trên bàn. Ảnh:Xinhua/Weibo
Ngay cả các em bé cũng tham gia vào phong trào mới nhất của cộng đồng những người sử dụng Internet tại Trung Quốc. Một người dùng Internet ở nước này nói: "Phong cách quân đội hòa trộn với văn hóa truyền thống, đó là phong cách của riêng chúng tôi". Ảnh: Xinhua/Weibo
Một người đàn ông thậm chí còn bế cả con mèo khi thực hiện động tác "Tàu sân bay Style". Ảnh: SCMP
Hai người này thực hiện động tác "Tàu sân bay Style" trong trang phục thú bông. Ảnh:SCMP
Theo VNE
Phi cơ tập dượt trên tàu sân bay Trung Quốc Những chiếc chiến đấu cơ J-15 được thiết kế và chế tạo để hoạt động trên hàng không mẫu hạm vừa được Trung Quốc cho tập cất, hạ cánh với tàu sân bay Liêu Ninh. Một chiếc J-15 đỗ trên boong tàu sân bay Liêu Ninh. "Năng lực của tàu sân bay và J-15 đã được kiểm tra, đạt tất cả điều kiện...