Trung Quốc bác tin gặp gỡ cấp cao với Nhật Bản
Trung Quốc hôm nay thẳng thừng bác bỏ thông tin sẽ gặp gỡ với lãnh đạo Nhật Bản, sau khi một quan chức phía Tokyo đưa ra thông tin trên với hy vọng xoa dịu tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một trong những nguyên nhân gây căng thẳng quan hệ Trung-Nhật. Ảnh: Forextv.com.
Isao Iijima, cố vấn thân cận của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, phát biểu hôm 28/7 sau khi kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh rằng “một cuộc gặp giữa các lãnh đạo sẽ được tổ chức trong tương lai không xa”. Một ngày trước đó, Thủ tướng Abe cũng nói ông mong muốn tổ chức một cuộc đối thoại như vậy.
Tuy nhiên, một quan chức của Trung Quốc nói với China Daily rằng: “Những điều ông Iijima nói với phóng viên hôm 28/7 là không đúng sự thật và bịa đặt nhằm phục vụ mục đích chính trị đối nội của Nhật Bản”.
Quan chức trên còn nói thêm rằng ông Iijima không hề gặp các quan chức chính phủ Trung Quốc và chưa hề thảo luận về cuộc gặp của các lãnh đạo cấp cao.
Video đang HOT
“Bắc Kinh bác bỏ khả năng sẽ diễn ra cuộc gặp lãnh đạo cấp cao với Tokyo”, báo nhà nước China Daily viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng tuyên bố trong một văn bản đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao rằng “theo những gì tôi được biết, ông Iijima không hề tham gia hoạt động chính thức nào ở Trung Quốc hay có các quan chức nào của chính phủ Trung Quốc liên lạc với ông”.
Trước đó, Tokyo cho biết trong một cố gắng mới nhất nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao của Thủ tướng Shinzo Abe với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã lên đường ngày 29/7 thăm Trung Quốc hai ngày.
Chuyến viếng thăm này diễn ra giữa lúc các căng thẳng về lãnh thổ và đụng độ trên biển đã làm đóng băng quan hệ giữa hai cường quốc láng giềng ở châu Á.
Theo hãng Jiji Press và các hãng truyền thông khác của Nhật Bản, Akitaka Saiki thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Zhang Yesui và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với AFP rằng “Chúng tôi dàn xếp chuyến thăm vì ngài Saiki hy vọng đến thăm Trung Quốc ngay sau khi ông nhận chức vụ này” tháng trước.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên căng thẳng từ tháng 9 năm ngoái khi chính phủ Nhật quyết định quốc hữu hóa các đảo trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, làm nổ ra những cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc đã hủy bỏ tất cả các sự kiện ngoại giao và văn hóa liên quan đến Nhật Bản.
Tokyo quản lý các đảo trên thực tế nhưng các tàu Trung Quốc thường xuyên lui tới vùng nước gần quần đảo, gây nên lo ngại về một cuộc đối đầu trực tiếp. Hai nước láng giềng có quan hệ thương mại khăng khít nhưng tranh cãi gay gắt về vấn đề lịch sử.
Theo VNE
Liên Hợp Quốc đến Syria điều tra vũ khí hóa học
Hai chuyên gia về vũ khí hóa học cấp cao của Liên Hợp Quốc có sứ mệnh điều tra các cuộc tấn công bị cáo buộc là sử dụng vũ khí hóa học ở Syria đã đến Damascus để bàn thảo về chi tiết về cuộc điều tra sắp tới của họ.
Thông tin trên vừa được truyền thông phương Tây đưa ra hôm qua (24/7).
Chuyên gia vũ khí hóa học người Thụy Điển - Alex Shellstrom, người đứng đầu nhóm tìm kiếm sự thật Liên Hợp Quốc và một đại diện cấp cao về giải giáp vũ khí của Liên Hợp Quốc - Angela Kane đã từ quốc gia láng giếng - Li-băng sang Damascus, bắt đầu chuyến làm việc kéo dài 2 ngày theo lời mời của chính phủ Syria.
Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad muốn nhóm các chuyên gia của Liên Hợp Quốc mở một cuộc điều tra riêng tại thành phố Khan al-Assal thuộc tỉnh Aleppo và từ chối cho phép họ mở rộng điều tra, theo đó có thể tiếp cận được với các địa điểm khác.
Tại Damascus, hai chuyên gia sẽ gặp gỡ một số quan chức cấp cao của Syria , trong đó có Ngoại trưởng Syria - Walid al-Moualem.
Mục đích của chuyến làm việc lần này của hai chuyên gia là để chuẩn bị cho cuộc điều tra vũ khí hóa học sắp tới và đạt được một thỏa thuận để đội điều tra của Liên Hợp Quốc được phép tiếp cận hiện trường các khu vực mà chính phủ và phe nổi dậy cáo buộc lẫn nhau là đã sử dụng vũ khí hóa học.
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng rằng phái đoàn điều tra quốc tế sẽ được phép tiếp cận thêm ít nhất 1địa điểm khác ở thành phố Homs , nơi phe nổi dậy cáo buộc quân đội chính phủ tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tháng 12/2012. Tuy nhiên, đến nay Damascus vẫn từ chối yêu cầu này.
Theo VnMedia
Nhật "mài gươm" bảo vệ Senkaku Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể quân bình sức mạnh với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực. Thủ tướng Nhật và cũng là lãnh tụ Đảng Dân chủ-Tự do cầm quyền Sinzo Abe đang có ý định tiến hành...