Trung Quốc bác tin đồn về thỏa thuận thương mại với Mỹ
Theo ông Cao Phong, thông tin cho rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một có thể không được hoàn tất vào cuối năm nay là không chính xác.
Trong khi truyền thông Mỹ và quốc tế đưa tin thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc có thể không được hoàn tất vào cuối năm nay, thì phía Trung Quốc lại cho rằng, các thông tin đồn đoán là không chính xác.
Người phát ngôn Bộ Thương mai Trung Quốc Cao Phong.
Việc ký kết Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Trung Quốc và Mỹ đang đứng trước nhiều tín hiệu không mấy lạc quan, đặc biệt là sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật về Hong Kong. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong ngày 21/11 đã không đưa ra bất cứ bình luận nào về những tác động của việc làm này đối với tiến trình đàm phán giữa hai bên.
“Phái đoàn kinh tế thương mại hai bên Trung – Mỹ sẽ tiếp tục duy trì trao đổi chặt chẽ. Về chi tiết tham vấn thỏa thuận, hiện tôi không có thêm thông tin nào có thể tiết lộ, nhưng những đồn đoán bên ngoài là không chính xác”, ông Cao Phong cho biết.
Ông Cao Phong vẫn khẳng định, hai bên sẽ cùng nỗ lực giải quyết ổn thỏa những quan ngại cốt lõi của nhau, để có thể đạt được Thỏa thuận giai đoạn một.
Video đang HOT
Trong khi đó, báo chí quốc tế đã phát đi hàng loạt các thông tin về sự không chắc chắn của tiến trình đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/11 cũng cho biết, ông chưa thực hiện thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vì Bắc Kinh chưa “đẩy mạnh” đàm phán.
Trái với phát ngôn chính thức của phía Trung Quốc, các chuyên gia nước này lại cho rằng, việc dự án luật về Hong Kong nếu trở thành luật có thể sẽ tác động tiêu cực đến nhiều mặt quan hệ giữa hai nước, trong đó có kinh tế thương mại. Thậm chí hai bên có thể hạ cấp quan hệ ngoại giao. Trong khi dự luật này rất có khả năng sẽ được Tổng thống Trump ký ban hành sau khi đã được lưỡng viện thông qua./.
Theo Bích Thuận/VOV-Bắc Kinh
Nói lời 'có cánh', lãnh đạo Mỹ - Thổ không xua được được mâu thuẫn vì S-400
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua thúc giục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thôi mua hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, gọi đó là "thách thức nghiêm trọng" đối với quan hệ song phương, dù ông vẫn gọi cuộc gặp với giữa hai nhà lãnh đạo là "tuyệt vời".
Tổng thống Mỹ Donald Trump đón Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (bìa trái) tại Nhà Trắng ngày 13/11. (Ảnh: Reuters)
Sau cuộc gặp rất được chờ đợi tại Nhà Trắng nhằm xử lý khủng hoảng trong quan hệ song phương, ông Trump nói ông là "người hâm mộ lớn" của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và rằng họ vừa có cuộc gặp "rất hiệu quả".
Cả hai lãnh đạo đều không giải thích cụ thể những điều cụ thể hai bên đã đạt được nhằm vượt qua khác biệt trong hàng loạt vấn đề, từ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria đến việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua những hệ thống quân sự phức tạp như vậy của Nga gây ra thách thức nghiêm trọng đối với chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về nó", ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm.
"Chúng tôi nói về nó trong hôm nay, chúng tôi nói về nó trong tương lai, hy vọng chúng tôi sẽ có thể giải quyết được tình hình", ông Trump nói.
Vài phút sau cuộc họp báo, Nhà trắng đưa ra tuyên bố sử dụng ngôn ngữ cứng rắn hơn.
"Để đạt được tiến triển trên những mặt trận khác, điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga", tuyên bố nói.
Washington cho rằng việc Ankara mua hệ thống S-400 là không phù hợp với quy định của NATO và gây đe dọa cho dòng máy bay tàng hình F-35 mà hãng Lockheed Martin chế tạo. Mỹ lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ đang làm sâu sắc quan hệ với Nga và gây tổn thương cho quan hệ đối tác với Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ không đếm xỉa đến việc Mỹ đe dọa trừng phạt và bắt đầu tiếp nhận lô S-400 đầu tiên vào tháng 7 năm nay. Để trừng phạt Ankara, Washington cấm bán F-35 cho nước này, cũng như loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một chương trình đa quốc gia về sản xuất máy bay quân sự.
Hôm qua, hai nhà lãnh đạo nói rằng sẽ làm việc với nhau để giải quyết vấn đề, nhưng không cho biết bằng cách nào. "Chúng tôi đã yêu cầu bộ trươngr ngoại giao và các cố vấn an ninh quốc gia phải ngay lập tức tìm cách giải quyết vấn đề S-400", ông Trump nói.
Còn ông Erdogan nói rằng hai nước chỉ có thể vượt qua mâu thuẫn thông qua đối thoại. "Chúng tôi nhất trí phát triển hơn nữa quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ trên cơ sở lành mạnh. Chúng tôi đồng ý mở ra một trang mới trong quan hệ song phương", ông nói.
Bất chấp căng thẳng trong nhiều vấn đề, ông Trump dành cho người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ sự tiếp đón nồng hậu, trái ngược với cơn thịnh nộ tại Quốc hội Mỹ đối với chiến dịch tấn công của Ankara vào Syria để đẩy lui lực lượng người Kurd vốn là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Trong bài phát biểu sau đó tại Washington, ông Erdogan nói rằng ông đã đề nghị ông Trump dừng ủng hộ lực lượng dân quân YPG của người Kurd. Ankara coi lực lượng này là kẻ thù, nhưng YPG đóng vai trò xương sống trong cuộc chiến chống IS của Mỹ ở Syria. Ông Erdogan không cho biết ông Trump đã trả lời như thế nào.
Trước đó, một số quan chức Mỹ nói với báo giới rằng Washington không có ý định chấm dứt quan hệ đối tác với lực lượng của người Kurd.
Còn ông Erdogan trước đó chỉ trích mạnh mẽ Quốc hội Mỹ, đặc biệt sau khi Hạ viện Mỹ tháng trước thông qua một nghị quyết không mang tính ràng buộc về việc coi vụ giết hại 1,5 triệu người Armenia của đế quốc Ottoman cách đây 1 thế kỷ là diệt chủng. Đây chỉ là bước đi mang tính biểu tượng nhưng có ý nghĩa lịch sử và bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối.
Trong bài phát biểu sau đó, ông Erdogan gọi nghị quyết của Hạ viện Mỹ là "đáng xấu hổ" và "đi ngược lại thực tế lịch sử".
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn/Reuters
Trung Quốc nêu điều kiện quan trọng cho thỏa thuận thương mại với Mỹ Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh mức độ bãi bỏ thuế quan "phản ánh đầy đủ" tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 14/11 tuyên bố việc Mỹ bãi bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập...