Trung Quốc bác thông tin Covid-19 xuất hiện từ tháng 8/2019
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard rằng Covid-19 có thể xuất hiện ở Vũ Hán từ tháng 8/2019 là “lố bịch”.
“Tôi nghĩ thật lố bịch, lố bịch đến mức không thể tin nổi, khi đưa ra kết luận này dựa trên những quan sát hời hợt như về lưu lượng giao thông”, Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh. Ảnh: China Daily.
Tuyên bố được bà Hoa đưa ra sau khi Trường Y Harvard đăng một nghiên cứu mới trên cổng thông tin DASH hôm 8/6, chỉ ra số lượng ôtô trong bãi đậu xe của 5 bệnh viện ở Vũ Hán từ đầu tháng 8/2019 cao đáng kể so với mùa hè và mùa thu năm trước.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng tìm kiếm các từ khóa như “ho” và “tiêu chảy” trên mạng cũng gia tăng trong khoảng thời gian này. Giám đốc sáng tạo Bệnh viện Nhi Boston John Brownstein, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay đây là những triệu chứng ban đầu của Covid-19.
Logic dự án nghiên cứu của Brownstein rất đơn giản: các bệnh về đường hô hấp dẫn đến các loại hành vi rất đặc trưng trong các cộng đồng chúng lây lan. Vì vậy, những bức ảnh thể hiện những kiểu hành vi đó có thể giúp giải thích những gì đang xảy ra ngay cả khi người bị bệnh không nhận ra vấn đề rộng lớn hơn.
“Dù chúng tôi không thể xác nhận liệu các dấu hiệu này có liên quan trực tiếp đến Covid-19 hay không, bằng chứng của chúng tôi có thể ủng hộ nhiều nghiên cứu gần đây rằng virus đã xuất hiện trước khi được phát hiện tại chợ hải sản Hoa Nam”, theo Brownstein và nhóm của ông.
Video đang HOT
Sự thay đổi số lượng xe trong các bãi đậu tại bệnh viện Trung Nam ở Vũ Hán vào tháng 10/2018 và tháng 10/2019. Ảnh: ABC News.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng các bằng chứng này không đủ thuyết phục để chứng minh nCoV xuất hiện ở Vũ Hán từ tháng 8/2019.
Paul Digard, chuyên gia về virus tại Đại học Edinburgh, Scotland, nói rằng việc sử dụng hình ảnh vệ tinh lưu lượng xe tới bệnh viện và dữ liệu bộ máy tìm kiếm để phát hiện dịch bệnh “là ý tưởng thú vị có giá trị”. Tuy nhiên, theo ông, dữ liệu này chỉ mang tính tương đối và không thể xác nhận được nguyên nhân dịch bệnh.
“Đây là nghiên cứu thú vị nhưng tôi không chắc chúng ta có thể tiến xa hơn với nó”, Keith Neal, giáo sư về dịch tễ học truyền nhiễm tại Đại học Nottingham, Anh, nhận định.
Neal thêm rằng nghiên cứu này thấy lưu lượng giao thông tăng ở gần một bệnh viện nhi, nhưng đây lại là đối tượng ít có nguy cơ nhiễm nCoV.
Ngoài ra, chuyên gia Digard cho rằng để tăng tính thuyết phục cho kết luận này, nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Harvard nên phân tích dữ liệu của nhiều thành phố khác ngoài tỉnh Hồ Bắc, thay vì chỉ tập trung vào Vũ Hán, tâm dịch của Trung Quốc.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 7,2 triệu người nhiễm và gần 409.000 người tử vong. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, phát hiện ca nhiễm đầu tiên hồi tháng 1 tại thành phố Seattle, bang Washington.
Siêu máy tính chẩn đoán nCoV trong 10 giây
Một siêu máy tính ở Trung Quốc cung cấp miễn phí quyền truy cập cho các bác sĩ trên toàn thế giới để chẩn đoán nhanh bệnh nhân nCoV.
Theo Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trên máy tính Tianhe-1 có thể phân tích hàng trăm hình ảnh được tạo ra bằng chụp cắt lớp vi tính (CT) và đưa ra chẩn đoán trong khoảng 10 giây.
"Độ chính xác của chẩn đoán này cao hơn 80% và cải thiện mỗi ngày.", một nhân viên tại trung tâm nói.
Tiến sĩ Xu Bo của Đại học Thiên Tân, trưởng nhóm dự án, cho biết: "Độ chính xác của hệ thống ban đầu là khá kém. Nhưng nhóm nghiên cứu đã làm việc suốt ngày đêm để huấn luyện máy sử dụng thông tin mới nhất và kinh nghiệm thực hành lâm sàng từ các bác sĩ có kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Covid-19".
Khi số lượng mẫu tăng lên, hiệu suất của AI đã cải thiện đáng kể và đang hỗ trợ các đội y tế chống lại nCoV tại hơn 30 bệnh viện ở Vũ Hán và các thành phố khác.
Xu nói rằng sẽ một bác sĩ có kinh nghiệm phải mất khoảng 15 phút để xem qua 300 hình ảnh được tạo bởi máy chụp CT, trong khi AI thực hiện công việc trong khoảng 10 giây. Hệ thống này có thể được truy cập thông qua máy tính hoặc thậm chí là điện thoại di động.
Nhân viên y tế kiểm tra hình ảnh chụp CT của một bệnh nhân tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán ngày 2/2. Ảnh: Chinadaily/Reuters
Kết quả có thể giúp các chuyên gia y tế, đặc biệt những khu vực thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm hoặc số ca nghi nhiễm tăng đột biến có thể nhanh chóng phân biệt giữa bệnh nhân bị nhiễm nCoV và những người mắc bệnh viêm phổi thông thường.
Hệ thống này có giao diện tiếng Anh và dùng các màu sắc để khoanh tròn các điểm đáng chú ý trong hình phổi của bệnh nhân, giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết. Nó còn đưa ra tư vấn về những việc cần làm tiếp theo, dựa trên kinh nghiệm và bài học từ các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân nCoV.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, các bác sĩ Trung Quốc đã chỉ ra rằng chụp CT là một công cụ đáng tin cậy vì phổi của bệnh nhân nCoV có các đặc điểm nhận diện phân biệt với các bệnh khác. Vì vậy chính quyền Trung Quốc đã áp dụng phương pháp này trong chẩn đoán, sàng lọc bệnh nhân nCoV
Nhưng không phải tất cả các nước đều đồng ý với phương pháp đó. Ví dụ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hiện không đề xuất CXR (chụp X-quang ngực) hoặc CT để chẩn đoán Covid-19. Họ cho rằng việc sử dụng máy chụp CT sẽ tăng khả năng lây nhiễm cho các bệnh nhân và nhân viên khác, tốn nhiều thời gian để khử trùng.
Một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện Bắc Kinh đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cho biết máy CT có thể quét hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày ở Trung Quốc, nhưng do các phương thức khác nhau ở một số nước phương Tây, con số ở đó chỉ ở mức một đến hai ca mỗi ngày.
"Chính phủ không nên loại bỏ việc chụp CT ra ngoài cuộc chiến chống nCoV bùng phát. Nếu bạn không thể thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân hãy dùng máy để quét hình ảnh", bác sĩ này cho biết.
Đến sáng 14/3, Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng trên 145 quốc gia và vùng lãnh thổ với 11.056 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 145.632, số người đã hồi phục là 72.528. Các ca nhiễm mới tập trung ở Italy, Tây Ban Nha, Iran, Đức, Pháp và Mỹ.
Tây Ban Nha và Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. WHO tuyên bố châu Âu là tâm dịch. Trong khi đó tại Trung Quốc, số ca nhiễm mới giảm đáng kể, ngày 14/3 ghi nhận thêm 11 ca nhiễm mới.
Lê Cầm (Theo SCMP)
Theo vnexpress.net
May mắn vì trượt đại học danh tiếng Năm 17 tuổi, Lizzie Frainier không trúng tuyển Đại học Oxford. Sau thời gian dài cảm thấy tồi tệ, cô nhận ra không vào đại học danh tiếng "có khi tốt hơn". Lizzie Frainier, 26 tuổi, biên tập nội dung của tờ Telegraph (Anh), phụ trách mục Du lịch, thành thạo tiếng Pháp và Tây Ban Nha, chia sẻ về trải nghiệm bị...