Trung Quốc bác cáo buộc phá hủy nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương
Bộ ngoại giao Trung Quốc phủ nhận cáo buộc đã phá hủy hàng nghìn nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương của một tổ chức nghiên cứu Australia.
Vương Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 25/9 tuyên bố báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) “chẳng có gì ngoài tin đồn vu khống”, cáo buộc tổ chức này nhận tiền từ các quỹ nước ngoài để “hỗ trợ dàn dựng những lời dối trá chống lại Trung Quốc”.
“Hãy nhìn vào các con số, có hơn 24.000 nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương, gấp 10 lần so với Mỹ”, ông Vương nói. “Nghĩa là cứ 530 người Hồi giáo ở Tân Cương thì có một nhà thờ, nghĩa là số nhà thờ trên đầu người cao hơn so với nhiều quốc gia Hồi giáo”.
Đàn ông Duy Ngô Nhĩ nhảy múa đánh dấu kết thúc tháng Ramanda bên ngoài một nhà thờ ở Tân Cương năm ngoái. Ảnh: AFP
Video đang HOT
ASPI hôm 24/9 công bố báo cáo ước tính 16.000 nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương đã “bị phá hủy hoặc phá hoại từ năm 2017 theo chính sách của Bắc Kinh”. Ước tính dựa trên ảnh vệ tinh và mẫu của 900 địa điểm tôn giáo trước năm 2017, bao gồm các nhà thờ Hồi giáo, đền thờ và các địa điểm linh thiêng.
“ Chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch có chủ địch nhằm viết lại các di sản văn hóa của Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhằm biến những truyền thống văn hóa bản địa đó trở thành công cụ cho ‘dân tộc Trung Quốc’”, trích báo cáo của ASPI.
Trung Quốc bị theo dõi chặt chẽ mọi động thái với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đồng thời bị cáo buộc cưỡng ép lao động ở Tân Cương, nơi Liên Hợp Quốc dẫn các báo cáo cáo buộc một triệu người Hồi giáo “bị cưỡng ép làm việc trong các trại tập trung”. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, tuyên bố các trại này là trung tâm đào tạo nghề nhằm đối phó chủ nghĩa cực đoan.
Australia nghi Tân Cương có hơn 380 'trại giam'
Dữ liệu của Viện Chính sách Chiến lược Australia cho hay khu vực Tân Cương có hơn 380 cơ sở bị nghi là các "trại giam".
Số lượng các cơ sở bị cho là "nơi giam giữ" ở Tân Cương do Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) công bố hôm 24/9 cao hơn khoảng 40% so với ước tính trước đây của viện này.
"Phát hiện của nghiên cứu này mâu thuẫn với tuyên bố của các quan chức Trung Quốc rằng tất cả các 'học viên' từ trung tâm đào tạo kỹ năng nghề đã tốt nghiệp vào cuối năm 2019", nhà nghiên cứu Nanthan Ruser thuộc ASPI nói.
Các nhà nghiên cứu của ASPI đã sử dụng các hình ảnh vệ tinh, lời kể của nhân chứng, báo cáo truyền thông và nhiều nguồn khác để phát hiện và phân loại các cơ sở trên, tùy thuộc vào các đặc điểm an ninh như tường bao cao, tháp canh và hàng rào bên trong.
Họ phát hiện ít nhất 61 cơ sở được xây mới và mở rộng trong năm, tính đến tháng 7 năm nay. Ngoài ra, 14 cơ sở khác vẫn đang được xây dựng, trong khi khoảng 70 cơ sở đã bị dỡ bỏ hàng rào hoặc tường bao, cho thấy mục đích sử dụng của các cơ sở này đã thay đổi hoặc bị đóng cửa.
Một trạm gác gần trung tâm đào tạo nghề ở ngoại ô thành phố Hòa Điền, Tân Cương, Trung Quốc, ngày 30/5/2019. Ảnh: AFP.
Dữ liệu trên của ASPI là một phần trong dự án Dữ liệu Tân Cương, bao gồm các nghiên cứu chi tiết không chỉ về mạng lưới các cơ sở bị nghi là các trại giam, mà còn các địa điểm văn hóa trong khu tự trị này, như nhà thờ Hồi giáo.
Nhà nghiên cứu Ruser lưu ý rằng nhiều trung tâm đã được mở rộng là các cơ sở có an ninh cao hơn, trong khi những trung tâm khác được xây dựng gần các khu công nghiệp, cho thấy những người được đưa vào đây để "cưỡng bức lao động".
Thông tin được ASPI đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Australia - Trung Quốc gia tăng những năm gần đây khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề nội bộ, điều Bắc Kinh phủ nhận. Quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng vì nhiều vấn đề như Covid-19, luật an ninh Hong Kong.
Từ đầu năm 2017, Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Trump tháng 6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm "giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương", gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Hạ viện Mỹ hôm 22/9 thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại "lao động cưỡng bức".
Trung Quốc gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra". Bắc Kinh tuần trước cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm trong khu vực.
Trump cân nhắc cấm sản phẩm bông từ Tân Cương Chính quyền Trump cân nhắc cấm một số hoặc toàn bộ sản phẩm bằng bông từ vùng Tân Cương, Trung Quốc, gây nguy cơ ảnh hưởng sản xuất quần áo toàn cầu. Các nguồn thạo tin tiết lộ chính quyền Trump đang cân nhắc một lệnh cấm một phần hoặc tất cả các sản phẩm bông từ vùng Tân Cương, Trung Quốc, với...