Trung Quốc áp dụng luật mới ngăn chặn vấn nạn nghiện game đáng báo động
Giới trẻ nghiện game đang là vấn nạn đáng báo động ở Trung Quốc. Trước tình trạng này, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn, trong đó gần đây đã áp dụng quy định mới dành cho trẻ dưới 18 tuổi.
Ảnh minh họa
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử ở Trung Quốc đang phát triển mạnh và thể hiện rõ trong ngành giáo dục, với hàng chục trường đại học mở chương trình đào tạo thiết kế và lập trình game.
Một yếu tố khác khiến giới trẻ nghiện game là ngày càng có nhiều chương trình phát trực tiếp những giải thi đấu esport ( thể thao điện tử), giúp nhiều game thủ có cơ hội tỏa sáng, trở thành ngôi sao đẳng cấp thế giới.
Chương trình nổi tiếng nhất là giải thi đấu quốc tế League of Legends (Liên minh huyền thoại), thu hút 100 triệu lượt xem. Trong vòng hai năm qua, chỉ có các đội của Trung Quốc giành chiến thắng.
Theo giới chuyên gia và một số nghiên cứu như báo cáo của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2018 cảnh báo, 18% người trẻ độ tuổi 13 -17 ở nước này có nguy cơ nghiện game. Không chỉ vậy, Trung Quốc được xem là thị trường game quan trọng và lớn nhất thế giới, đóng góp 1/4 doanh thu game trên toàn cầu. Tổng doanh thu game tại Trung Quốc ước tính lên đến 38 tỷ USD. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 5 chính thức xem nghiện game là một chứng bệnh tâm thần.
Video đang HOT
Trước tình hình này, mới đây Trung Quốc đã đưa ra quy định mới. Theo đó, cấm người dưới 18 tuổi chơi game trực tuyến từ 22h đến 8h, giới hạn 90 phút/ngày và trong dịp nghỉ lễ là ba giờ/ngày. Thêm nữa, số tiền mà giới trẻ có thể nạp vào game cũng có quy định. Trẻ em 8-16 tuổi chỉ có thể nạp tối đa 200 NDT (29 USD) mỗi tháng, đối tượng 16-18 tuổi là 400 NDT (57 USD) mỗi tháng.
Phát ngôn viên của Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc cho biết, quy định mới nhằm tạo ra một “không gian Internet trong sạch, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ vị thành niên”. Chính quyền cũng đang làm việc với cảnh sát để phát triển hệ thống giúp các công ty game kiểm tra danh tính người chơi thông qua tài khoản game của họ. Các công ty thiết kế game cũng đang tham gia nỗ lực nhằm cắt giảm tỷ lệ người trẻ nghiện game đáng báo động. Tuy nhiên, tạo ra game mới để kiếm lợi nhuận mà không gây hại cho người chơi là một thách thức.
Nhưng cũng phải nói rằng biện pháp này chưa thật sự giúp nâng cao nhận thức cũng như thúc đẩy khả năng tự kiểm soát bản thân cho những người có nguy cơ nghiện game. “Nói chung, khi càng cấm thứ gì thì nó lại càng hấp dẫn. Tôi chơi game khoảng 3 giờ/ngày. Nhưng nếu không có gì làm tôi thường chơi suốt cả ngày. Tôi nghĩ rằng biện pháp giới hạn độ tuổi và thời gian chơi game sẽ không hiệu quả và cũng không thể giải quyết tận gốc vấn đề”, một sinh viên có tên Lu Chengyi, 20 tuổi chia sẻ.
“Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người. Bởi thậm chí khi Chính phủ ban hành các quy định khắt khe về chơi game, giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên, dễ dàng tìm được những lỗ hổng để né tránh. Một số học sinh dùng cả thẻ căn cước công dân của bố mẹ để đăng ký chơi game. Đối với trò chơi yêu cầu đăng nhập bằng hình thức nhận diện, chúng tranh thủ lúc bố mẹ ngủ để quét khuôn mặt”, ông Yang Fan, Giám đốc bộ phận phòng chống nghiện tại Wangjing Education, một công ty đào tạo game thủ chuyên nghiệp cho biết.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc đưa ra các quy định nghiêm ngặt cho thị trường game. Tháng 8/2018, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành hạn chế cấp phép game mới để “giảm cận thị ở trẻ em và thanh, thiếu niên”.
Theo Pháp Luật VN
Tấm gương game thủ: Nghiện game tới mức bị trường đuổi để rồi lột xác trở thành thủ khoa đại học
Đó chính là câu chuyện của chàng trai mang tên Nguyễn Tất Hậu.
Sinh ra tại Nghệ An, một mảnh đất hiếu học và bản thân cũng rất có thiên phú, thế nên khi lên cấp 3, anh chàng thi đỗ vào một trường chuyên của tỉnh và quyết tâm xa nhà, lên thành phố theo đuổi sự học. Nhưng chẳng ai ngờ, chỉ vì một chiếc máy tính chơi game mà cuộc đời của anh chàng bỗng chốc thay đổi bất ngờ, sau khi chính thức trở thành một game thủ.
Chân dung của nhân vật chính trong câu chuyện
Từ huyện lên thành phố, môi trường học tập xa nhà khiến cậu chàng bỡ ngỡ trong rất nhiều lĩnh vực, và rồi khi bắt đầu phát hiện ra những dàn máy tính xịn xò - công cuộc cầy game của những người anh ở chung phòng, Hậu đã dần thay đổi. Cậu chia sẻ: "Lúc ấy, mình lên thành phố và ở trọ cùng "tiền bối" trường cao đẳng nghề. Quả là bỡ ngỡ khi trong phòng ai cũng có một bộ máy tính để chơi game. Ban đầu thì mình không quen, nhưng sau khi được các anh hỏi có muốn chơi thử không, mình nghĩ cũng chẳng mất gì nên cũng thử. Nhưng rồi dần dần, mình nghiện game lúc nào không biết và lơ đãng chuyện học tới mức bị đuổi học vì nghỉ quá số buổi".
Anh chàng từng trải qua quãng thời gian nghiện game tới mức bị đuổi học
Để rồi từ niềm kỳ vọng của gia đình, Hậu quyết tâm bỏ học và chỉ muốn chơi game mà thôi. Vào lúc ấy, cậu chàng đi kiếm tiền vào ban ngày, rồi đêm lại bâu vào những quán net thâu đêm để thỏa mãn đam mê cháy bỏng. Và trong suốt 3 năm bỏ học ấy, Hậu rong ruổi khắp các thành phố lớn tìm kiếm công việc, đúng với tiêu chí ngày làm đêm đi net của mình. Thậm chí tới mức mà mẹ của cậu từng có ý định đưa Hậu đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc do sợ con mình sớm sa ngã. Thế nhưng sau cùng, cậu quyết định đi học lại sau khi nghe lời khuyên của bố mẹ. Tuy nhiên, động lực đưa Hậu đi học vẫn là game, do ở nhà mãi cũng chán, lại không có cớ đi chơi game nên thôi đi học vậy.
Khoảnh khắc chàng game thủ ngày nào tốt nghiệp thủ khoa
Và rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn như vậy, có những đợt Hậu bỏ học đi chơi game tới tận 3-4 hôm mới về, thậm chí còn sẵn sàng nướng cả tiền học tháng để đi chơi net. Để rồi sau đó, mọi thứ thay đổi khi bố mẹ cậu sẵn sàng sắm cho quý tử một bộ máy tính tại nhà, cho phép chơi game nhưng chỉ trong 2 tiếng rồi sau đó sẽ bị khóa máy. Với khối óc của một game thủ, Hậu chia sẻ: "Trong quá trình chơi game, mình phát hiện ra nhiều thứ có thể hack được và rất đam mê trong lĩnh vực này nên quyết tâm học và thay đổi bản thân".
Giờ đây, anh chàng đã thành đạt với công việc yêu thích
Thế là quyết tâm, Hậu tụ tập anh em game thủ lại chơi một ngày thỏa thích và tuyên bố từ giờ phải tập trung ôn thi đại học, coi như tạm dừng sự nghiệp của mình. Và trái ngọt tới không lâu sau đó khi mà cậu chàng thi đỗ vào Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, thậm chí còn được nhận vào thực tập ở trung tâm an ninh mạng Viettel ngay khi còn chưa có bằng đại học. Và rồi bây giờ, cậu chàng đã là thủ khoa đầu tiên ngành an toàn thông tin PTIT - một cái kết hạnh phúc cho sự nỗ lực của một game thủ đích thực đã từng trải qua quá khứ tiêu cực vì nghiện game.
Theo GameK
Nick Fury, Vin Diesel và những nhân vật nổi tiếng hóa ra lại là con nghiện game mà chúng ta không hề hay biết Nào ai biết được Nick Fury oai phong trong Marvel như thế lại là con nghiện game đích thực chứ. Khi chơi game ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng nó như một nguồn giải trí chính. Đặc biệt với sự ra đời của điện thoại thông minh, việc thưởng...