Trung Quốc áp đặt, can thiệp vào các nước khác thế nào?
Trong quan hệ với các nước, các đảng phái, tổ chức chính trị, Trung Quốc thường có thái độ kẻ cả, nêu những ý kiến và điều kiện ngang ngược.
Bắc Kinh muốn buộc các nước phải theo, xâm phạm thô bạo vào công việc nội bộ nước khác. Nếu đối tác, bạn bè không nghe theo thì Trung Quốc trở mặt đe dọa, tẩy chay, trừng phạt.
Năm 1958, Trung Quốc tạo ra vụ khủng hoảng Đài Loan lần thứ hai và yêu cầu Liên Xô can thiệp. Liên Xô khước từ, thế là Trung Quốc phê phán Liên Xô là không hữu nghị, bỏ rơi đồng minh.
Năm 1962, khi Liên Xô quyết định gửi tên lửa sang Cuba, Trung Quốc không có ý kiến gì. Nhưng khi Liên Xô rút tên lửa về thì Trung Quốc lại phê phán là Liên Xô đầu hàng.
Tướng Vương Quán Trung lớn tiếng chỉ trích Mỹ và Nhật nhưng ngắc ngứ trước các câu hỏi – Ảnh: Tuổi trẻ
Đầu những năm 1960, Trung Quốc đòi Liên Xô phải công khai tuyên bố Nghị quyết các Đại hội 20, 21, 22 Đảng Cộng sản Liên Xô là sai lầm và hứa (!) không tái phạm. Trung Quốc cũng tự phong cho mình vai trò &’lãnh đạo cách mạng thế giới’.
Không đạt được mục đích, Trung Quốc đơn phương hủy bỏ các hợp đồng kinh tế đã ký với Liên Xô, nhưng lại tuyên truyền rằng Liên Xô cắt viện trợ của Trung Quốc. Các nước, các đảng cộng sản, đảng công nhân khác, Trung Quốc không chủ trương họp chung mà chỉ đàm phán tay đôi để gây sức ép và lôi kéo từng nước, từng đảng.
Khi các nước có ý kiến khác với Trung Quốc đều bị Trung Quốc quy là &’xét lại’ và cắt viện trợ, hủy các hợp đồng kinh tế, rút chuyên gia về nước như với Cuba năm 1966, với Anbani và Việt Nam năm 1978.
Năm 1966, để tạo thêm thế lực cho Trung Quốc trong việc mở quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc đòi Đảng Cộng sản Nhật chuyển sang đấu tranh vũ trang. Để hỗ trợ cho tàn quân Khmer Đỏ hoạt động, Trung Quốc chỉ đạo Đảng Cộng sản Thái Lan ngừng hoạt động và trở về hợp tác với Chính quyền Thái Lan năm 1983.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, Trung Quốc từng yêu cầu Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô với lí do Liên Xô viện trợ thì sẽ ăn cắp bí mật của Việt Nam bán cho Mỹ!
Trung Quốc đòi Việt Nam mở rộng cho Mỹ đánh phá miền Bắc, gọi đó là để &’chia lửa với miền Nam’! Khi Việt Nam đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom đánh phá miền Bắc, Trung Quốc phản đối, gọi đó là &’chia rẽ Bắc Nam’, là làm &’rối loạn dư luận thế giới, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới’.
Trung Quốc ngầm thỏa thuận không đánh nhau với Mỹ nhưng lại nói với Việt Nam: Trung Quốc cũng mong Mỹ đánh vào Trung Quốc để mau được thống nhất và chia lửa với Việt Nam; &’trong đời tôi, cũng mong được tham gia chiến đấu quyết liệt với Mỹ’!
Video đang HOT
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cự tuyệt quốc tế hóa các tranh cãi, vì sợ bị cô lập. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề áp đặt, khống chế. Trung Quốc cũng dùng chiêu bài kinh tế để mua chuộc, răn đe, buộc một số nước ASEAN phải nghe theo Trung Quốc.
Trung Quốc còn dùng các thủ đoạn rất tinh vi để lôi kéo ban lãnh đạo các nước, từ ưu đãi vật chất, chăm sóc tình cảm, nuôi con cái ăn học, tuyên truyền giáo dục đường lối của Trung Quốc, nhưng khi cần thì thực hiện những hành động trừng phạt để uy hiếp.
Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc dùng các biểu hiện hữu nghị, các diễn đạt “có cánh” để che dấu ý đồ vụ lợi của mình, dùng các lập luận ngụy biện để che dấu ý đồ thật. Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai.
Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lới nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc. Khi thấy sự việc không còn có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẵn sàng đảo ngược mọi vấn đề.
Cùng với chủ nghĩa nước lớn Đại Hán và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền là một “đặc sản” của Trung Quốc, đã ăn vào máu thịt của giới cầm quyền Trung Hoa từ đời này sang đời khác.
Ngày nay, được hỗ trợ bởi tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh, chủ nghĩa bá quyền được Bắc Kinh thực hiện ngày một trắng trợn, ngạo mạn, hung hăng. Tuy nhiên, trong quá khứ, sự bành trướng của Trung Quốc từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các nước lân bang.
Và thế giới ngày nay cũng đã đổi khác: không ai có quyền và có khả năng áp đặt bất cứ thứ gì với một dân tộc khác; cũng không quốc gia dân tộc nào chịu để một nước khác tước đoạt lợi ích của dân tộc mình.
Trung Quốc hãy cư xử khác đi, hãy chân thành hơn, minh bạch hơn, cho xứng tầm của một cường quốc, xứng đáng với một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại.
Theo VTC
Phơi bày sự thật Trung Quốc xây "pháo đài" ở Gạc Ma, Đá Chữ Thập
Trung Quốc muốn xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thiết lập vùng xác định phòng không trên Biển Đông.
Đá Chữ Thâp: "pháo đài" mới của Trung Quốc ở Biển Đông?
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời các chuyên gia hàng hải và học giả Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo lớn ở Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa - thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo bài viết kể trên, Trung Quốc muốn mở rộng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa để có thể xây dựng một căn cứ quân sự với đầy đủ sân bay và cầu cảng nhằm có thể dễ dàng triển khai sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Giá trị chiến lược của căn cứ này tương đương với tàu sân bay. Tổng chi phí cho dự án lên đến 5 tỷ USD và cần 10 năm để hoàn thành.
Toàn cảnh công trình xây dựng trái phép hiện nay của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập của Việt Nam.
Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược Nga cho biết, có thể Bắc Kinh sẽ bắt tay thực hiện dự án này bởi vì nó có triển vọng đầy hứa hẹn về mặt quân sự chiến lược. Kích thước của căn cứ cho phép triển khai ở đây các đơn vị lực lượng vũ trang để bảo vệ đảo nhân tạo, chẳng hạn như hệ thống tên lửa phòng không (HQ-9 hoặc thậm chí S-400), hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 cũng như những hệ thống tên lửa mạnh hơn. Trên đảo nhân tạo cũng có thể bố trí đội máy bay trực thăng vận tải, các tàu đổ bộ và tàu đệm phí, điều đó sẽ cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế rất lớn để có những bước đi cần thiết nhằm khẳng định yêu sách "đường 9 đoạn".
Đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Vì vậy, dự án xây dựng quân sự ở đó sẽ gây ra phản ứng hết sức tiêu cực từ phía cộng đồng quốc tế cũng như đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông. Về phần mình, Mỹ cũng không muốn nhượng bộ và không cho phép Trung Quốc làm suy yếu vị thế của Mỹ tại Đông Á.
Dù về mặt chiến lược dự án này có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng trong triển vọng ngắn hạn, có chú ý tới tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, việc xây dựng đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực ngoại giao.
Một số nguồn tin thân cận ở Trung Quốc cho biết hiện đề án xây dựng bãi đá ngầm Đá Chữ Thập đã được trình lên lãnh đạo Trung Quốc chờ thông qua và sẽ được khởi công thực hiện ngay sau khi công cuộc xây dựng ở Gạc Ma hoàn thành.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cũng dẫn lời giáo sư Jin Canrong, chuyên về quan hệ quốc tế tại ĐH Renmin ở Bắc Kinh đưa tin, Trung Quốc sẽ quyết định việc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập dựa trện tiến độ cải tạo đất tại Đá Gạc Ma.
Giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là nghi binh cho Gạc Ma
Một số nhà quan sát cho rằng, việc Trung Quốc cố tình đẩy căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 - đang hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - chỉ là đòn nghi binh nhằm tiến hành các hoạt động xây dựng trên bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn ở Trường Sa.
Theo tính toán của các nhà chiến lược biển Trung Quốc, đảo Gạc Ma khi được xây dựng trở thành căn cứ hải quân lớn nằm ngay tại yết hầu Biển Đông sẽ nhân thêm sức mạnh cho Hải quân Trung Quốc và chặn đường ra biển của Việt Nam cũng như giúp Trung Quốc khẳng định yêu sách "đường 9 đoạn".
"Bằng cách xây dựng những hòn đảo, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường giá trị cho những yêu sách về lãnh thổ của mình", nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts M. Taylor Fravel cho hay.
Hình ảnh Philippines công bố hình ảnh Trung Quốc cải tạo đất trái phép ở Gạc Ma.
Theo thông tin đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (mà nước này đánh chiếm bất hợp pháp của Việt Nam năm 1988) thành một đảo nhân tạo khổng lồ có cả sân bay, cảng biển cho tàu quân sự và dân sự, khu vực dân cư và du lịch.
Trung Quốc đang tiến hành hút cát, cải tạo đất nhằm đưa Gạc Ma trở thành căn cứ nổi quy mô lớn ở Biển Đông với diện tích 30 ha và có thể đón các tàu tải trọng lên tới 5.000 tấn. Một khi được hoàn thành, đây sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự nhằm uy hiếp cả Philippines và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Giáo sư Jin Canrong trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc định xây dựng trái phép ở Trường Sa có thể được dùng để thực thi cái gọi là vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Thật vậy, với sân bay ở đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa cùng sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa đi vào hoạt động trong khi 1 sân bay khác được xây dựng ở đảo Đá Chữ Thập, Bắc Kinh sẽ có chuỗi sân bay ở hai đầu Đông Tây của Biển Đông, cơ sở thiết yếu cho việc thành lập ADIZ bao trùm vùng biển này. Trước đó, khi ADIZ lần đầu được Trung Quốc tuyên bố ở biển Hoa Đông tháng 12/2013, nước này cho biết sẽ thiết lập thêm vùng nhận dạng phòng không trong tương lai khi điều kiện cho phép.
Kịch bản xấu mang tên Trung Quốc trên Biển Đông
Nhận xét về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc, giáo sư Carlyle A. Thayer của ĐH New South Wales (Australia) cho hay: "Các hành động của Trung Quốc thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa và sẽ chỉ làm căng thẳng thêm tình hình".
Trao đổi với Kiến Thức, thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định các hành động của Trung Quốc đã phá vỡ nguyên trạng và chỉ dẫn đến các kịch bản xấu: "Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
Cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo luật sư Hoàng Việt, nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa.
"Nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương. Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ", luật sư Hoàng Việt nói.
Trước đó, trao đổi bên lề sau cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng sân bay ở Gạc Ma rất nguy hiểm vì vị trí quan trọng của bãi đá này. Việc Trung Quốc muốn xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma có thể nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.
Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống "mắt xích Thái Bình Dương" do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
Theo Kiến Thức
Hồi ký Hillary Clinton: Trung Quốc quá đà, Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược Trong quyển hồi ký mới xuất bản có tựa đề "Lựa chọn khó khăn", cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định Trung Quốc đã &'đi quá đà' ở châu Á. Trung Quốc đi quá đà ở châu Á Trong hồi ký của mình, bà Clinton đã nhắc đến những vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu của Philippines, Việt Nam...