Trung Quốc, Ấn Độ ưa chuộng, thị trường xuất khẩu “bùng nổ”, giá kén tằm ở Lâm Đồng tăng chưa từng có
TThông tin từ Hội Nông dân huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, nhiều ngày nay, giá kén tằm đạt đỉnh, lập kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây với mức 240 ngàn đồng/kg.
Được Ấn Độ, Trung Quốc ưa chuộng, giá kén tằm tăng chưa từng có
Giá kén được thu mua tại khu vực Nam Ban và Tân Hà là cao nhất, giá kén tại các địa phương khác trong tỉnh giảm từ 5.000 – 15.000 đồng/kg.
Mức giá kén tằm như hiện nay giúp người trồng dâu nuôi tằm thu lãi từ 100.000 – 120.000 đồng/kg kén.
Giá kén tăng cao là do thị trường xuất khẩu bùng nổ. Sau thời gian dài ngành tơ lụa thế giới đình trệ do đại dịch COVID-19, hiện sản xuất đã phục hồi và nhu cầu tơ se tăng mạnh.
Video đang HOT
Nhiều ngày nay, giá kén tằm đạt đỉnh, lập kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây với mức 240 ngàn đồng/kg nên bà con nông dân rất phấn khởi. Ảnh: BLĐ
Đại diện một công ty chuyên sản xuất tơ se cho biết, giá tơ se Việt Nam trên thị trường hiện đang xấp xỉ ở mức 80-85 USD/kg, cao hơn nhiều so với mức 65 USD/kg bình quân trước đó.
Tơ Việt Nam được các nhà nhập khẩu Ấn Độ, Trung Quốc ưa chuộng; đồng thời, thị trường trong nước cũng tăng nhu cầu sử dụng vải có nguồn gốc tơ tằm.
Lâm Đồng hiện có gần 60 hợp tác xã, tổ hợp tác và 5 làng nghề trồng dâu nuôi tằm, diện tích gần 10.000 ha dâu tằm với khoảng 15.000 hộ dân làm nghề “tằm tang”. Nghề trồng dâu nuôi tằm tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Ông Vũ Bá Yêu – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Hà cho biết, so với năng suất và mặt bằng giá cà phê, giá chè cành trong cùng thời điểm 3 năm vừa qua, thì trên 1 ha mỗi năm trồng dâu nuôi tằm giống mới ở Lâm Hà bằng các biện pháp kỹ thuật, đã thu lợi nhuận cao hơn lần lượt từ 2,28 đến 2,71 lần.
Theo Hiệp hội Dâu Tằm tơ Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 170 cơ sở thu mua kén tằm và hơn 30 cơ sở, nhà máy ươm tơ, dệt lụa. Lâm Đồng cũng là địa phương xuất khẩu tơ se lớn nhất Việt Nam với giá trị ước chừng 9-10 triệu USD/năm.
Đặc biệt, thành phố Bảo Lộc từ hàng chục năm qua vẫn được coi là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ của cả nước.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện vượt 11 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến 15/3, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 11,13 tỷ USD, tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2021, nhóm hàng này bị sụt giảm gần 600 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm gần 5%).
Điện thoại và linh kiện là ngành hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam - Ảnh minh họa.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch gần 800 triệu USD.
Các thị trường xuất khẩu của các nhóm hàng điện tử chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU...
Ngoài 2 nhóm hàng lớn kể trên, còn nhiều nhóm hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên như: dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ...
Từ đầu năm đến 15/3, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 69,8 tỷ USD, tăng 12,22% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 7,6 tỷ USD.
Hàn Quốc thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn Chi phí xuất khẩu lao động (XKLĐ) thấp, mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, dễ hòa nhập. Đồng thời làm việc tại Hàn Quốc, người lao động học được tính kỷ luật cao, có tay nghề vững, khi về nước dễ tìm được việc làm... chính là lý do nhiều lao động Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng lựa...