Trung Quốc, Ấn Độ ngấp nghé chiến tranh sau vụ thử ICBM
Lính Trung Quốc chỉ còn cách một tiền đồn của Ấn Độ 10 mét sau khi đoàn xe bọc thép của nước này ùn ùn kéo đến vùng cao nguyên Doklam sau một vụ thử tên lửa đạn đạo của New Delhi.
Trung Quốc và Ấn Độ đang ngấp nghé bờ vừng chiến tranh?
Theo Daily Star, căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt đến đỉnh điểm trong tuần trước sau khi Bắc Kinh gấp rút điều quân đến vùng cao nguyên Doklam tranh chấp với New Dellhi.
Ảnh vệ tinh (phải) cho thấy Trung Quốc huy động lực lượng lớn ở biên giới với Ấn Độ
Hình ảnh vệ tinh cho thấy quân đội Trung Quốc hiện đã đặt chân tới khu vực chỉ còn cách một tiền đồn của Ấn Độ 10 mét.
Theo một báo cáo ngay sau khi các hình ảnh vệ tinh được công bố thì đây là bằng chứng cho thấy mức độ triển khai của Trung Quốc tại Doklam.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc chỉ còn cách 1 tiền đồn của Ấn Độ 10 mét.
Động thái này được cho là sẽ khiến lãnh đạo quân đội Ấn Độ Bipin Rawat bất ngờ vì năm ngoái ông này tuyên bố chắc nịch rằng, Bắc Kinh đã rút một số lượng lớn binh sĩ khỏi khu vực.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ leo thang trong bối cảnh, New Delhi vừa gửi cảnh báo đầy thách thức tới Bắc Kinh khi phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tuần trước.
Cụ thể, ICBM tầm xa Agni-V được phóng từ đảo Abdul Kalam ngoài bờ biển Odisha hôm 18.1. Đây được cho là ICBM tối tân nhất của Ấn Độ và có tầm bắn lên tới hơn 5.000 km. Theo đó ICBM Ấn Độ có khả năng bao trùm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-V của Ấn Độ
Ấn Độ đang ra sức tăng cường tiềm lực quốc phòng cũng như kho vũ khí tên lửa, hạt nhân bởi lo ngại mối nguy hiểm ngày càng tăng đến từ Trung Quốc. Mùa hè năm ngoái, 2 nước này cũng ngấp nghé bờ vực chiến tranh vì căng thẳng kéo dài tới 2 tháng tại cao nguyên Doklam.
Khởi nguồn căng thẳng là do binh sĩ Trung Quốc xây dựng một con đường ở ngoài lãnh thổ Ấn Độ trong khu vực. Tháng 6.2017, 270 binh sĩ Ấn Độ được trang bị vũ khí đầy đủ mang theo xe ủi đất vào khu vực yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc xây dựng. Tuy nhiên, một cuộc xung đột giữa 2 cường quốc châu Á đã không nổ ra sau khi các bên đồng ý rút quân.
Theo các nhà phân tích, một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Bắc Kinh và New Delhi sẽ khiến hàng triệu người chết và có thể thổ bùng Thế chiến III sau khi lôi kéo các cường quốc khác trên toàn thế giới vào cuộc xung đột này.
Theo Danviet
Trung Quốc sẵn sàng "đấu" với Ấn Độ bằng bất cứ giá nào
Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã dùng tới biện pháp "ứng phó khẩn cấp" trước căng thẳng biên giới với Ấn Độ và sẽ tiếp tục điều thêm quân đến khu vực.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Theo India Today, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 24.7 đã phát đi thông điệp cứng rắn nhất từ trước đến nay về vấn đề tranh chấp biên giới ở Doklam giữa hai nước Trung Quốc-Ấn Độ.
PLA tuyên bố "sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước ở khu vực biên giới bằng bất cứ giá nào" và yêu cầu Ấn Độ rút ngay quân làm "cơ sở" giải quyết căng thẳng.
PLA nhấn mạnh rằng, Ấn Độ không nên "mơ tưởng hão huyền" về vấn đề tranh chấp biên giới. Quân đội Trung Quốc nhắc đến việc dùng "biện pháp ứng phó khẩn cấp" và sẽ "tiếp tục điều thêm quân" đến khu vực tranh chấp.
Những tuyên bố này được phía PLA đưa ra trước thềm kỷ niệm 90 ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Quốc (1.8).
"Làm chấn động một ngọn núi là điều khó khăn", Đại tá quân đội Trung Quốc Wu Qian nói, trong thông điệp gửi đến Ấn Độ. "Làm chấn động PLA thì càng khó khăn gấp bội".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian.
Đại tá Wu, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói "lịch sử PLA trong 90 năm qua cho thấy quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và khả năng giải quyết vấn đề là không thể phủ nhận".
Ông Wu bảo vệ việc xây dựng đường sá của Trung Quốc ở cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang). "Giữa tháng 6.2017, quân đội Trung Quốc xây dựng tuyến đường mới ở đây là điều bình thường".
Ông Wu cũng tuyên bố Ấn Độ vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, đi ngược lại luật pháp quốc tế. Cuối cùng, ông Wu hy vọng Ấn Độ lựa chọn bước đi mang tính xây dựng, cùng hợp tác với Trung Quốc để duy trì an ninh và ổn định biên giới.
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới leo thang, Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng. Ấn Độ khẳng định, hành động xây đường là đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên.
Doklam có vị trí chiến lược quan trọng với Ấn Độ, bởi nếu kiểm soát được cao nguyên này, Trung Quốc có thể cô lập toàn bộ các bang Đông Bắc của Ấn Độ trong chiến tranh.
Theo Danviet
Thực chất lời đe dọa chiến tranh của báo Trung Quốc với Ấn Độ Lời lẽ cứng rắn của Global Times có thể là đòn chiến tranh tâm lý nhằm kích động phản ứng đáp trả từ giới học giả Ấn Độ. Global Times đe dọa sẽ có "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi Doklam. Ảnh minh họa: CCTV. Global Times, tờ báo nổi tiếng với luận điệu cứng rắn của Trung...