Trung Quốc, Ấn Độ đạt thỏa thuận mới trong sự hoài nghi
Sau 4 vòng đàm phán giữa các Tư lệnh quân đoàn của quân đội hai nước, căng thẳng tại khu vực biên giới Trung – Ấn đang tạm thời lắng dịu.
Cụ thể, việc 2 bên vừa mới thống nhất được việc sẽ không tuần tra bằng bộ binh hoặc sử dụng thiết bị bay không người lái trong phạm vi 10 km từ các điểm căng thẳng dọc đường Ranh giới thực tế (LAC) ở Ladakh. Tuy nhiên, phía Ấn Độ cho rằng, việc thực thi các thỏa thuận đạt được giữa 2 bên vẫn phải cần thêm thời gian để kiểm chứng.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng biên giới 2 nước. Ảnh: AFP.
Theo giới chức cấp cao Ấn Độ, nước này và Trung Quốc đã nhất trí không tuần tra trên bộ hoặc sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) trong phạm vi 10km từ các điểm căng thẳng dọc Ranh giới thực tế (LAC).
Đây là một giải pháp để hai bên xây dựng lòng tin với nhau. Quân đội hai nước nhất trí không thực hiện bất kỳ bước đi nào có thể làm chệch hướng các cuộc đàm phán để hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ song phương hiện nay.
Tuy nhiên, phía Ấn Độ thừa nhận, thỏa thuận mới đạt được có thể sẽ tác động đến việc xác minh thực thi các thỏa thuận trước đó của 2 bên, vì các vật thể bay không được hoạt động trong phạm vi 10 km từ các địa điểm đối đầu. Hiện nay, quân đội hai nước không còn đối mặt tại bất kỳ điểm nào, song vẫn cần kiểm chứng liên tục và Ấn Độ đang chuẩn bị cho lộ trình dài.
Video đang HOT
Trong bối cảnh “niềm tin” giữa 2 bên vẫn cần thêm thời gian xác thực như vậy, tờ Hindu cùng nhiều tờ báo khác của Ấn Độ hôm qua khẳng định, Trung Quốc vẫn không rút lui quân tại khu vực căng thẳng theo như các cam kết trước đó với phía Ấn Độ.
Truyền thông dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho rằng, dù đã có nhiều vòng thảo luận ở cả cấp độ ngoại giao và quân sự về việc rút quân, song Trung Quốc vẫn đang duy trì hơn 40.000 quân trong khu vực tranh chấp. Trên thực tế, quân đội Trung Quốc chỉ di dời quân và khí tài từ chốt căng thẳng này đến chốt căng thẳng khác mà không có dấu hiệu rút quân hoàn toàn khỏi ở khu vực tranh chấp.
Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh thừa nhận, các cuộc đàm phán hạ nhiệt căng thẳng biên giới giữa 2 bên vẫn rất phức tạp và không thể biết được khi nào vấn đề sẽ được giải quyết.
Liên quan đến căng thẳng Ấn – Trung, hôm 22/7 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo một lần nữa lên tiếng ủng hộ phía Ấn Độ, cho rằng cuộc đụng độ biên giới ở Ladakh hồi tháng trước là ví dụ mới nhất về “thái độ không thể chấp nhận được” của Trung Quốc.
Nhà ngoại giao Mỹ kêu gọi Ấn Độ giảm phụ thuộc vào các mặt hàng của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc; khẳng định Ấn Độ là đối tác tự nhiên của Mỹ trong vai trò của “một trong số vài quốc gia đáng tin cậy và có chung mục đích”.
“Ấn Độ có cơ hội thu hút các chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc của họ vào các công ty Trung Quốc trong những lĩnh vực như viễn thông, cung ứng y tế và các lĩnh vực khác… Ấn Độ đã giành được sự tin tưởng từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ. Mỹ đang giành 1 sự ủng hộ chưa từng thấy với an ninh của Ấn Độ – một quốc gia đối tác quan trọng, một trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của chính phủ chúng tôi”.
Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã có phản ứng, kêu gọi Ấn Độ duy trì 1 chính sách đối ngoại độc lập: “Chúng tôi hy vọng và tin rằng Ấn Độ, với tư cách là một quốc gia quan trọng, sẽ có thể duy trì chính sách đối ngoại độc lập và bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực thông qua các hành động cụ thể, đóng vai trò xây dựng trong các vấn đề quốc tế”.
Mỹ hối thúc Ấn Độ giảm phụ thuộc Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Ấn Độ tập trung vào chuỗi cung ứng trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực y tế, viễn thông.
"Ấn Độ có cơ hội dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào các công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực như viễn thông, vật tư y tế và các lĩnh vực khác", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại hội nghị trực tuyến của Hội đồng kinh doanh Mỹ - Ấn ngày 22/7. "Ấn Độ có được vị thế như hiện nay vì giành được lòng tin của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng, thủ đô Washington, ngày 8/4. Ảnh: Reuters.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau các vụ đụng độ ở biên giới hồi tháng trước. Đây là lần đụng độ chết người đầu tiên tại khu vực biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.
Đề cập các cuộc đụng độ trên giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ nói rằng hành động của Bắc Kinh là "không thể chấp nhận được".
"Mỹ chưa bao giờ ủng hộ việc đảm bảo an ninh cho Ấn Độ nhiều như hiện tại. Ấn Độ là đối tác quan trọng và là đồng minh chủ chốt trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump", ông Pompeo nói.
Động thái được nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức xấu nhất trong nhiều năm qua. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận.
Chỉ trong vài tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cũng áp đặt trừng phạt với Trung Quốc, do những cáo buộc về chính sách liên quan đến Hong Kong và Tân Cương, đồng thời gây sức ép để các đồng minh dừng hợp tác với Huawei do lo ngại về vấn đề an ninh.
Các chuyên gia hồi đầu tháng cũng cảnh báo biên giới Ấn - Trung chưa thể hạ nhiệt nhanh chóng và vẫn tiềm ẩn nguy cơ xung đột, dù chỉ huy hai nước đã đàm phán hồi cuối tháng trước.
Trung Quốc,nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới với GDP 13.600 tỷ USD, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ, với các lĩnh vực từ cung cấp linh kiện công nghiệp và nguyên liệu thô cho đến đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và công nghệ Ấn Độ. Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ và hơn 14% lượng nhập khẩu trong năm tài chính 2019-2020, đồng nghĩa Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á với GDP 2.700 tỷ USD, nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, theo Bloomberg.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ gồm điện thoại thông minh, thiết bị điện, phân bón, linh kiện ôtô. Thành phẩm thép, thiết bị viễn thông, toa tàu điện ngầm, dược phẩm, hóa chất, nhựa và nhiều sản phẩm công nghiệp khác. Lượng hàng Ấn Độ mua từ Trung Quốc tăng 45 lần kể từ năm 2000, theo Invest India.
Trung Quốc còn trực tiếp đầu tư vào các ngành luyện kim, năng lượng tái tạo, thiết bị điện, ôtô và hóa chất của Ấn Độ. Bloomberg và China Global Tracker cho biết đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ đạt 4,14 tỷ USD trong năm 2019. Invest India xác định có khoảng 800 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại thị trường Ấn Độ, trong đó có 75 công ty thuộc ngành kĩ thuật công nghệ như sản xuất điện thoại, máy tính, thiết bị điện và ôtô.
Trung Quốc đưa 'máy xúc nhện' đến gần biên giới Ấn Độ Công binh Trung Quốc sử dụng "máy xúc nhện" có thể di chuyển trên mọi địa hình để tăng tốc độ làm đường và xây công trình gần Ấn Độ. "Máy xúc nhện", những cỗ máy hạng nặng có cách di chuyển giống như những con nhện, xuất hiện trong video dài hơn hai phút đăng tuần trước trên trang Weibo của lực...