Trung Quốc, Ấn Độ đạt được thỏa thuận tránh xung đột biên giới
Trung Quốc và Ấn Độ ngày 23.10 đã cùng ký kết một thảo thuận về tuần tra biên giới tại dãy núi Himalaya nhằm xoa dịu căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ của hai nước, Reuters đưa tin cho biết.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 23.10 – Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận vừa đạt được, cả hai nước sẽ thông báo trước các cuộc tuần tra dọc theo Giới tuyến Kiểm soát Thực tế (LAC), đường biên giới không chính thức giữa hai nước, nhằm đảm bảo rằng các cuộc tuần tra của nước này không “bám đuôi” tuần tra của nước kia.
Điều này giúp giảm thiểu khả năng đụng độ và sẽ giúp “tối đa độ kiềm chế” mà hai phía cần có khi đối mặt tại khu vực này.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bắc Kinh và New Delhi cũng đã thống nhất sẽ cân nhắc thiết lập một đường dây nóng giữa các quan chức cấp cao hai nước, bổ sung thêm cho đường dây liên lạc cấp lữ đoàn.
Thỏa thuận này được ký kết tại thủ đô Bắc Kinh trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
“Tôi cam đoan rằng thỏa thuận vừa đạt được sẽ giúp duy trì hòa bình, hòa hợp và ổn định tại vùng biên giới của hai nước”, Reuters dẫn lời ông Lý phát biểu sau cuộc gặp gỡ người đồng cấp phía Ấn Độ.
“Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền văn minh lâu đời. Người dân hai nước đều thông thái và chính quyền hai nước có khả năng vượt qua được những mâu thuẫn dọc biên giới để chúng không làm ảnh hưỡng đến lợi ích của hai bên”, thủ tướng Trung Quốc nói thêm.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp dai dẳng về vùng Aksai Chin đang do Bắc Kinh kiểm soát và bang Arunachal Pradesh thuộc sự quản lý của New Delhi. Ấn Độ tuyên bố Aksai Chin là một phần của Ladakh và cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc kiểm soát vùng này để tiếp tục lấn vào Ladakh mà bằng chứng là các vụ việc mới nhất. Ngược lại, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Arunachal Pradesh và gọi bang này bằng tên Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng.
Theo TNO
Nga kiếm hàng tỷ USD từ cho thuê tàu ngầm hạt nhân Akula
Trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Manmohan Singh bắt đầu từ ngày 20-10, Ấn Độ dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận thuê của Nga một chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 2 với giá khoảng 1,5 tỷ USD để tăng cường hạm đội tàu ngầm của nước này.
Động thái này diễn ra khoảng 2 tháng sau khi chiếc tàu ngầm thông thường lớp Kilo mua của Nga mang tên INS Sindhurakshak bị cháy, chìm hồi tháng 8 tại cảng Mumbai, sau một tiếng nổ được cho là xảy ra tại khoang chứa ngư lôi.
Trước đó, Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ do Thủ tướng Manmohan Singh đứng đầu đã phê chuẩn đề xuất thuê một chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 2 từ Nga trong một cuộc họp gần đây.
Khi được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ, chiếc tàu ngầm hạt nhân mới nặng 8.000 tấn này sẽ không được trang bị tên lửa hạt nhân tầm xa do những quy định của các hiệp ước quốc tế mà nước này tham gia như Cơ chế Kiểm soát Công nghệ tên lửa. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nhỏ để cung cấp năng lượng cho tàu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga
Hải quân Ấn Độ hiện đang vận hành một chiếc tàu ngầm hạt nhân Nerpa thuộc lớp Akula II, sau khi được biên chế hồi tháng 4 năm ngoái tại Bộ tư lệnh Hải quân phương Đông với tên gọi INS Chakra.
Theo dự án này, Ấn Độ có kế hoạch sẽ cung cấp tài chính cho việc tiếp tục chế tạo chiếc tàu ngầm lớp Akula cũ mang tên "Irbis" tại Nga. Chiếc tàu ngầm này đã không thể được hoàn thành từ những năm 1990 do thiếu vốn sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Hai nước đã bắt đầu đàm phán về dự án này trong những năm qua và vừa mới đạt được thỏa thuận này. Dự kiến, việc chế tạo chiếc tàu này sẽ kéo dài ít nhất 3 đến 4 năm.
Theo ANTD
Ấn Độ khai quật 'kho vàng 1.000 tấn' Cac nha khao cô Ấn Độ tuân qua băt đâu khai quât bên dưới pháo đài thuộc cung điện bị bỏ hoang khi một người đàn ông theo đạo Hindu thông bao ông mơ thấy hơn 1.000 tấn vàng được chôn ở đây. Các nhà khảo cổ học tiến hành đào quanh khu vực ngôi đền tại làng Daundia Khera, bang Uttar Pradesh...