Trung Quốc Ấn Độ cùng tập trận chống khủng bố
Cuộc tập trận chung chống khủng bố của Trung Quốc – Ấn Độ trong tháng 11 tới, là dấu hiệu mong muốn kéo giảm căng thẳng giữa hai “khổng lồ” châu Á, ngay sau những tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Ông Tập Cận Bình làm thân với Thủ tướng Modi
Theo kịch bản của cuộc diễn tập sẽ có 103 quân nhân của mỗi nước tham gia mà bài tập là đánh chiếm lại một vùng biên giới bị khủng bố tấn công.
Trung Quốc yêu cầu thay đổi địa điểm tập trận, do lo ngại tình hình nóng lên giữa biên giới Pakistan và Ấn Độ. Đã có một cuộc giao tranh giữa quân đội hai bên tại khu vực biên giới làm thiệt mạng dân thường.
Video đang HOT
“Trung quốc đã đồng ý kế hoạch ban đầu, nhưng sau đó thay đổi vì tình hình căng thẳng biên giới” một quan chức quân sự Ấn Độ giấu tên cho biết.
Trung Quốc lo ngại về các thành phần khủng bố ở Tân Cương vốn được đào tạo từ lãnh thổ Pakistan và Afghanistan.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ không đánh giá cao nỗ lực chống khủng bố của Pakistan, đồng minh Nam Á của Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có những chính sách quyết đoán, đồng ý với yêu cầu thay đổi địa điểm cuộc tập trận chung vốn sẽ được dời đến một địa điểm mới cách xa biên giới Pakistan 110km.
Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Jayadeva Ranade nói với Reuters: “Cuộc tập trận là một biện pháp xây dựng lòng tin, đó là lợi ích của tất cả mọi người, nó không hướng tới bất cứ một nước nào”.
Ấn Độ nhận thấy sự hợp tác chống khủng bố với Trung Quốc như là một cách để làm nổi bật mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo ở Pakistan.
“Các hoạt động chung giữa Ấn Độ và Trung Quốc có ý nghĩa mở ra một kênh ngoại giao giữa những người lính ở múc trung bình, nó xây dựng niềm tin cho hai bên, đặc biệt là sau vụ Chumar” – Srikanth Kondapalli, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, nói.
Cuộc tập [tập diễn ra trong bối cảnh chỉ vài tuần trước, quân đội Ấn – Trung đối đầu với nhau trên đường biên giới với sự tham gia của hàng ngàn quân nhân.
Vụ xâm nhập của binh sĩ Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là vấn đề nổi cộm trong chuyến thăm Ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 9.
Nó phủ bóng đen lên những cam kết đầu tư 20 tỉ USD vào Ấn Độ trong vòng 5 năm tới, cũng như mong muốn làm nồng ấm mối quan hệ cá nhân giữa ông Tập với Thủ tướng Modi.
Trung Quốc và Ấn Độ có một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi năm 1962 nhưng gây thương vong lớn cho cả hai bên.
Từ thời điểm đó đến nay, những cuộc xung đột biên giới nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra, tạo nên một bức tranh ảm đạm trong quan hệ ngoại giao giữa hai “người khổng lồ” châu Á.
Tổng thống Ukraine ký duyệt quy chế tự trị cho hai vùng ly khai Giờ cao su bất đắc dĩ, TT Putin đành buộc Thủ tướng Merkel chờ 4 giờ Ông Poroshenko kiếm đủ từ khi lên làm TT Ukraine
Theo Một Thế Giới