Trung Quốc Ấn Độ chạy đua phát triển hạm đội tàu ngầm
Trung Quốc và Ấn Độ, 2 nước đông dân và nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, được cho là đang tham gia vào cuộc chạy đua tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế đối phương trong khu vực.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đã cố gắng cải thiện quan hệ, tuy nhiên 2 nước vẫn đang tổn tại hàng loạt các tranh chấp về địa chính trị. Sự cạnh tranh được thể hiện rõ qua chiến lược của Bắc Kinh và New Delhi tại Ấn Độ Dương.
Ở thời điểm hiện tại, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hoàn toàn vượt trội Ấn Độ
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tập trung đầu tư phát triển sức mạnh trên biển, đặc biệt là qua việc sử dụng tàu ngầm.
Xét về mặt chất lượng và công nghệ hiện đại, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hoàn toàn vượt trội Ấn Độ. Bắc Kinh có 9 tàu ngầm hạt nhân, trong khi New Delhi chỉ có một chiếc tàu ngầm hạt nhân Chakra duy nhất.
Tàu ngầm Chakra thực tế là tàu ngầm tấn công chạy bằng nhiên liệu hạt nhân lớp Akula của Nga mà Ấn Độ đã thuê trong 10 năm. Trong khi đó, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc bao gồm các tàu ngầm tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công đều do Trung Quốc tự xây dựng.
Các tàu ngầm hạt nhân luôn được đánh giá ưu việt hơn các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel. Trong khi các tàu ngầm hạt nhân có thể lặn dưới nước hàng tháng và gần như không gây ra tiếng động thì các tàu ngầm diesel lại phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để lấy oxi và tạo ra rất nhiều tiếng động khi vận hành. Những nhược điểm này khiến các tàu diesel không thể hoạt động tại những vùng biển xa và dễ bị phát hiện bởi đối phương.
Nhằm khắc phục việc thiếu đi các tàu ngầm hoạt động hiệu quả, New Delhi đã thoả thuận với Nhật Bản nhằm xây dựng các tàu ngầm hiện đại tại Ấn Độ và mua mới thêm nhiều tầu ngầm từ các nước khác như Pháp, Đức, Nga và Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Động thái mua thêm tàu ngầm của Ấn Độ được cho là có liên quan tới việc Trung Quốc tăng cường hoạt động trên Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh đang từng bước đầu tư vào các cảng biển ở Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar. Các cảng này sẽ cho phép các tàu thương mại, tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc có nơi neo đậu an toàn tại Ấn Độ Dương.
Sau khi Trung Quốc nhiều lần điều tàu ngầm tới cảng Colombo của Sri Lanka, New Delhi đang quan ngại rằng Bắc Kinh có thể muốn xây dựng một “chuỗi ngọc trai” xuyên qua Ấn Độ Dương nhằm cô lập Ấn Độ và mang lại lợi ích thương mại cho các tàu buôn của Trung Quốc qua khu vực này.
Theo An Ninh Thủ Đô
Báo Nga: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ bị Mỹ tiêu diệt nếu mò đến gần Hawaii
Tờ "Nhà phân tích quân sự Nga" nói rằng các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094 của Hải quân Trung Quốc rất dễ bi hệ thống ra đa tối tân của Mỹ phát hiện.
Tàu ngầm Type 096 tưởng tượng của TQ
Báo Nhà phân tích quân sự Nga đưa tin cho biết Trung Quốc đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân với thiết kế kỹ thuật cho phép nó có thể mang theo 24 qua tên lửa đạn đạo tấn công và có thể được sử dụng như một trong những loại vũ khí lợi hại để tấn công các mục tiêu của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
"Nhà phân tích quân sự Nga" cho biết loại tàu ngầm hạt nhân mà Trung Quốc đang bí mật phát triển đó là tàu ngầm lớp Tang Type 096. Báo của Nga cho rằng Trung Quốc đã nỗ lực hơn 10 năm để chế tạo các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094, nhưng đều khó khăn về công nghệ, vì vậy muốn phát triển tàu ngầm hạt nhân 096.
Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là tham vọng đối chọi với Mỹ, sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096 để tuần tra trên biển, răn đe Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao đến nay tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc chưa từng tiến hành tuần tra chiến đấu.
Trong bài báo của "Nhà phân tích quân sự Nga" đề cập tiềm năng, sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc được xuất bản hôm 30/12/2014 có đề cập rằng phải mất nhiều thập niên nữa quân đội Trung Quốc mới xây dựng và có được khả năng tấn công hạt nhân lần 2.
Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau Trung Quốc đã chứng minh rằng họ mất ít thời gian hơn để phát triển các kho vũ khí hạt nhân của mình so với những dự báo và đánh giá của các chuyên gia, nhà quan sát quân sự phương Tây.
Có một thực tế đúng đó là hiện nay, lực lượng tấn công hạt nhân của Không quân Trung Quốc chỉ có thể dựa vào năng lực của các loại máy bay ném bom H-6K và cường kích Q-5 để phát động các đòn tấn công hạt nhân nhưng các loại máy bay này hoàn toàn dễ dàng có thể trở thành mục tiêu dễ tiêu diệt của các hệ thống tên lửa phòng không đối phương.
Trung Quốc cũng đã nhận thức được yếu điểm này của họ và đang tìm mọi cách khắc phục. Cụ thể quân đội TQ đang dần dần thay thế các máy bay Q-5 bằng phiên bản cải tiến, mới hơn là JH-7A đồng thời đang cố gắng nghiên cứu, phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình mới để thay thế các oanh tạc cơ H6-K trong tương lai không xa.
Báo của Nga dự đoạn số lượng đầu đạn hạt nhân của quân đội Trung Quốc hiện nay dưới 2000. Mặc dù số lượng ít hơn so với các đối thủ tiềm tàng nhưng kho vũ khí hạt nhân của TQ nguy hiểm ở chỗ trong số này có từ 250 đến 300 đầu đạn hạt nhân đã được nước này gắn vào các hệ thống phóng cơ động.
Về số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật, Trung Quốc được cho là đang sở hữu khoảng 459 đầu đạn trở xuống. Các lực lượng có khả năng phát động tấn công hạt nhân của Trung Quốc đều bị lực lượng quân đội Mỹ ở Trung Á theo dõi và giám sát chặt chẽ mặc dù hầu hết khoảng 2000 đầu đạn hạt nhân của TQ đến nay đều chưa có thể tạo ra được mối đe dọa với lục địa Mỹ.
Nếu xét về khoảng cách và năng lực tấn công hạt nhân của Trung Quốc, Nga mới là mục tiêu bị ảnh hưởng lớn nhất (vì khoảng cách gần) trong trường hợp hai nước này xảy ra đụng độ về sức mạnh của các hệ thống siêu vũ khí.
Bài phân tích đăng trên tờ "Nhà phân tích quân sự Nga" chỉ ra rằng, hiện nay, biết được yếu điểm về năng lực phát động tấn công hạt nhân bằng không quân của mình, TQ đang cố gắng phát triển lực lượng tấn công hạt nhân của hải quân vì môi trường ngầm dưới đáy biển khó phát hiện và tiềm ẩn nhiều bí mật, bất ngờ hơn đối với an ninh của đối phương.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 096 là cái đích đầu tiên của TQ sau khi không thành công cho lắm đối với hai loại tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094.
Báo của Nga cho rằng, các tàu ngầm chiến lược hiện nay của Trung Quốc là Type 093 và 094 đều không có khả năng bắn tới lục địa Mỹ mặc dù được trang bị các tên lửa đanh đạo Cự Lang - 2.
Tờ "Nhà phân tích quân sự Nga" nói rằng các tàu ngầm hạt nhân Type 093 và 094 của Hải quân Trung Quốc rất dễ bi hệ thống ra đa tối tân của Mỹ phát hiện.
Thậm chí, nếu các tàu ngầm này của Trung Quốc có ý định xâm nhập và vùng biển quanh khu vực quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ thì nó sẽ rất dễ dàng bị các hệ thống vũ khí của quân đội Mỹ tiêu diệt.
Báo của Nga nhận định rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Mỹ, các tàu ngầm của quân đội Trung Quốc sẽ đại bại vì không thể chống đỡ được các hệ thống vũ khí chống ngầm của quân đội Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu thành công trong tham vọng phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 096 như đã đề cập thì cục diện cuộc chiến tiềm tàng có thể sẽ thay đổi.
Rõ ràng, về lý thuyết, nếu phát triển thành công tàu ngầm Type 096, mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc đối với các mục tiêu quân sự quan trọng của Hoa Kỳ sẽ tăng lên, đặc biệt là khi tàu ngầm mới của TQ có khả năng hoạt động xa hơn, mang nhiều tên lửa đạn đạo với tầm bắn vượt 11000 km dưới sự yểm hộ của các hạm đội tàu chiến mặt nước đông đảo của PLA.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia đánh giá sức mạnh hạm đội tàu ngầm Việt Nam Theo thông tin từ cảng St.Petersburg, sáng 17/12 tàu ngầm HQ-185 Khánh Hòa tiếp tục ra biển thử nghiệm và con tàu sẽ được bàn giao cho Việt Nam trong năm 2015. Tàu ngầm HQ-185 Khánh Hòa thử nghiệm Theo Diễn đàn quân sự airbase (Nga) cho biết Nhà máy Admiralty đưa tàu ngầm HQ-185 Khánh Hòa thử nghiệm tiếp trên biển từ...