Trung Quốc-Ấn Độ cạnh tranh xây thủy điện trên con sông chảy qua hai nước
Ấn Độ đang cân nhắc xây dựng nhà máy thủy điện 10 GW trên sông Brahmaputra. Trước đó có thông tin Trung Quốc có kế hoạch xây đập thủy điện trên một phần con sông này.
Việc Trung Quốc dự định xây đập thủy điện trên sông Brahmaputra đã khiến Ấn Độ lo ngại. Ảnh: Reuters
Kênh Al Jazeera cho biết sông Brahmaputra cũng chảy qua Trung Quốc và mang tên Yarlung Tsangpo. Con sông này từ Tây Tạng vào bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và tới cả Bangladesh.
Ngày 30/11, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này có kế hoạch xây đập thủy điện 60 GW trên một đoạn sông Yarlung Tsangpo (Brahmaputra). Quan chức Ấn Độ lo ngại rằng dự án đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Brahmaputra có thể dẫn đến khan hiếm nước hoặc lũ quét.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 1/12 dẫn lời ông TS Mehra tại Bộ Tài nguyên Nước Ấn Độ cho biết: “Điều cần thiết bây giờ là xây đập thủy điện lớn tại bang Arunachal Pradesh để giảm thiểu tác động của dự án ở Trung Quốc. Đề xuất của chúng tôi đang được cân nhắc ở cấp cao nhất trong chính phủ”. Theo ông TS Mehra, Ấn Độ dự định tạo nguồn trữ nước khổng lồ để bù đắp cho tác động từ đập thủy điện Trung Quốc định xây với dòng nước sông Brahmaputra.
Trong thời gian qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra bất đồng tại khu vực biên giới. Ngày 15/6/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột này. Phía Trung Quốc chưa công bố thương vong sau vụ việc. Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng việc xây đập trên sông Brahmaputra có thể dẫn đến căng thẳng khác giữa hai nước láng giềng khi dự án thi công đập thủy điện của Trung Quốc tiến gần đến biên giới với Ấn Độ.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc – ông Yan Zhiyong khi phát biểu tại một hội thảo đã đánh giá việc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo là “cơ hội lịch sử”.
Ông Sayanangshu Modak tại Quỹ Nghiên cứu Observer trụ sở ở New Delhi đánh giá Ấn Độ sẽ lo ngại nếu Trung Quốc xây đập thủy điện quanh đoạn khúc uốn cong của sông Yarlung Tsangpo trước khi vào biên giới Ấn Độ, khu vực con sông này nhận lượng nước quan trọng. Ông Sayanangshu Modak đồng thời nhận định khu vực này bất ổn về mặt địa lý và việc xây đập thủy điện sẽ có nhiều khó khăn.
Tổng thư ký Tổ chức vận động vì môi trường Riverine People tại Bangladesh – ông Sheikh Rokon cho rằng cần tổ chức trao đổi đa quốc gia trước khi Trung Quốc xây bất cứ đập nào trên sông Brahmaputra.
Các dự án thủy điện trên những con sông lớn chảy qua nhiều nước tại châu Á đã gây ra tranh cãi trong thời gian qua. Theo Al Jazeera, Trung Quốc đã vấp phải cáo buộc rằng những đập thủy điện nước này xây trên sông Mekong khiến tình trạng khô hạn tồi tệ hơn ở những quốc gia hạ lưu. Bắc Kinh đã phủ nhận điều này.
Binh sĩ TQ đóng quân ở vùng tranh chấp với Ấn Độ phải thở oxy mỗi ngày
Các binh sĩ Trung Quốc đóng quân ở vùng tranh chấp với Ấn Độ trên dãy Himalaya được tiếp tế món lẩu ưa thích, bổ sung oxy mỗi ngày và được mặc bộ khung xương trợ lực (Exoskeleton) để giúp hoàn thành những công việc cơ bản nhất trong điều kiện khắc nghiệt.
Binh sĩ Trung Quốc đóng quân ở vùng tranh chấp được thở oxy bổ sung một giờ mỗi ngày.
Căng thẳng biên giới Trung-Ấn diễn ra từ mùa hè, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Binh sĩ hai nước được yêu cầu ở lại "nóc nhà của thế giới", nơi nhiệt độ xuống tới âm 30 độ C.
Khác với binh sĩ Ấn Độ quen chịu lạnh, sinh tồn trong địa hình núi cao hiểm trở và lạnh giá, binh sĩ Trung Quốc cần được hỗ trợ nhiều hơn để có thể sống sót.
Ở độ cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển, nồng độ khí oxy giảm xuống còn 1/3 và ở độ cao 5.000 mét, nồng độ giảm còn một nửa. Tình trạng thiếu oxy ở những người không quen sống trên vùng cao có thể dẫn đến buồn nôn, đau đầu, mất trí nhớ và trầm cảm, nặng hơn là nhiễm trùng phổi nặng và tổn thương não.
Báo quân đội Trung Quốc PLA Daily tiết lộ, các binh sĩ đóng quân ở độ cao 3.000 mét được trang bị thiết bị oxy dự phòng. Binh sĩ đóng quân ở độ cao 4.000 mét trở lại cần phải được bổ sung oxy liên tục, ít nhất một giờ/ngày.
"Các dữ liệu cho thấy phương pháp bổ sung oxy trong một giờ giúp tăng độ bão hòa oxy trong máu lên 9% và làm giảm đáng kể nguy cơ say độ cao", báo quân đội Trung Quốc viết. "Đây không phải là liệu pháp y tế mà giống như phương pháp thể dục".
Ngoài việc xây dựng các trạm oxy lớn, máy phát điện gắn trên xe tải và các buồng khí oxy, quân đội Trung Quốc cũng phát triển máy phát điện di động và các phương tiện khác hỗ trợ binh sĩ sinh tồn ở vùng cao lạnh giá.
Binh sĩ Trung Quốc được trang bị những phòng có thể làm ấm bằng điện Mặt trời.
"Oxy bổ sung luôn có ở mọi nơi, mọi lúc, ngay cả trên giường ngủ và điều này trở thành bình thường mỗi ngày", báo quân đội Trung Quốc viết. Tờ báo đăng ảnh hai binh sĩ nằm trên giường, đeo mặt nạ thở oxy.
Quân đội Trung Quốc cũng trang bị cho các binh sĩ bộ khung xương trợ lực để giúp làm các công việc cơ bản trong điều kiện lạnh giá. "Gió mạnh, tuyết dày khiến các binh sĩ đi lại, cầm nắm đồ vật bên ngoài trời rất khó khăn, bộ khung xương trợ lực sẽ giúp khắc phục vấn đề này", báo Trung Quốc dẫn lời Zhang Lijian, nhà thiết kế bộ khung xương trợ lực, đến từ Tập đoàn hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) nói.
Theo nhà sản xuất, bộ khung xương trợ lực chỉ nặng 4kg, giúp gánh trọng lượng hàng hóa tương đương 70%. Nhờ đó, các binh sĩ có thể nâng các vật dụng nặng 25kg một cách dễ dàng.
Ở độ cao hơn 5.000 mét, các binh sĩ Trung Quốc được trang bị phòng phát nhiệt, sử dụng hệ thống điện Mặt trời, giúp nhiệt độ bên trong duy trì ở mức 15 độ C, ngay cả khi ngoài trời âm 40 độ C.
Cuối cùng, binh sĩ Trung Quốc được trang bị quần áo ấm đặc biệt và thực phẩm đóng hộp, bao gồm cả món lẩu truyền thống. Tất các vật tư và nhu yếu phẩm được vận chuyển bằng máy bay không người lái.
Sun Shihai, chuyên gia ở Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc, nói tình hình biên giới Trung-Ấn đang lắng dịu do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhưng sẽ căng thẳng trở lại vào năm sau.
Ở bên kia chiến tuyến, các binh sĩ Ấn Độ cũng được bổ sung nhu yếu phẩm thường xuyên, được cấp các bộ quần áo giữ nhiệt chuyên dụng nhập khẩu từ Mỹ.
Trung Quốc - Ấn Độ tiến hành cuộc họp cấp chỉ huy quân sự lần thứ 8 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 8/11 cho biết Cuộc họp cấp chỉ huy quân sự lần thứ 8 giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã được tổ chức ngày 6/11 vừa qua tại Chushul. Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực biên giới với Trung Quốc ở bang Arunachal Pradesh (Ấn Độ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tân Hoa Xã dẫn...