Trung Quốc âm thầm triển khai vũ khí mới
CH-4 của Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc đang tăng cường mở rộng lực lượng phương tiện chiến đấu không người lái bằng một loại máy bay do thám có vũ trang giống hệt máy bay Predator của Mỹ và một máy bay chiến đấu không người lái mới. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Châu Á đang leo thang vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, các quan chức tình báo Mỹ cho biết.
Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động triển khai những chiếc máy bay không người lái ở các vùng biển tranh chấp. Cụ thể, Trung Quốc đã đưa một loạt máy bay do thám và giám sát hàng hải không người lái đến vùng Đông Bắc Á gần Nhật Bản và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như khu vực bờ biển phía nam của Trung Quốc. Máy bay không người lái của Trung Quốc cũng đang được đưa đến khu vực Biển Đông – nơi Trung Quốc đang tìm cách độc chiếm bằng cách dọa nạt các nước trong khu vực, báo cáo của tình báo Mỹ viết như vậy.
“Các phương tiện không người lái trên không đang nổi lên là một thứ vũ khí quan trọng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) trong việc thực hiện các chiến dịch tấn công tầm xa chính xác”, ông Mark Stokes – một cựu quan chức tình báo quân sự Mỹ và hiện đang làm việc cho Viện Đề án 2049 cho biết.
Theo ông Mark, “mục tiêu chiến dịch chung của PLA dường như là giám sát các mục tiêu cố định và di động ra ngoài phạm vi 3.000km đường bờ biển của Trung Quốc”.
Trong khi đó, Nhật Bản đang phát triển và mua sắm một loạt máy bay quân sự không người lái nhằm đối phó với cái mà họ coi là những hành động “hiếu chiến” của Trung Quốc cũng như năng lực quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh giành nhau quyết liệt một quần đảo ở biển Hoa Đông.
Sau khi máy bay Trung Quốc xâm nhập vào không phận Nhật Bản trên bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà không bị phát hiện hồi năm ngoái, Tokyo đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng máy bay không người lái của mình. Những nỗ lực đó bao gồm việc bắt tay tự chế tạo một loại máy bay không người lái phát hiện tên lửa và mua những chiếc máy bay không người lái tối tân của Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay, không giống như Bắc Kinh, Tokyo khẳng định, những chiếc máy bay do thám của họ sẽ không được vũ trang.
“Trung Quốc đã bắt đầu triển khai những chiếc máy bay không người lái để thực hiện hoạt động giám sát, do thám ở những khu vực tranh chấp như quần đảo Senkaku”, một nguồn tin quân sự cho biết.
Video đang HOT
Những máy bay không người lái gây lo ngại của Trung Quốc
Tình báo Mỹ đặc biệt quan ngại về hai loại máy bay không người lái được trang bị tên lửa mới của Trung Quốc có tên là CH-4 và Yi Long. Hai loại máy bay này đã được trình làng cùng với 6 loại máy bay quân sự không người lái khác tại triển lãm vũ khí của Trung Quốc ở Zhuhai hồi tháng 11 năm ngoái.
Những bức hình của CH-4 và Yi Long cho thấy, dường như Trung Quốc đã sao chép thiết kế từ máy bay không người lái Predator nổi tiếng và thiện chiến hàng đầu của Mỹ. Predator đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống Al-Qaeda của Tổng thống Obama ở Pakistan và các nơi khác. Những bức ảnh của chiếc máy bay do thám CH-4 cũng tiết lộ, chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tăng Blue Arrow-7, cùng kích cỡ với tên lửa Hellfire được triển khai trên máy bay Predator của Mỹ.
Đáng lo ngại hơn nữa là thông tin được cung cấp từ các bản báo cáo tình báo của Châu Á cho thấy, Trung Quốc đang tích cực chế tạo một phương tiện chiến đấu tàng hình không người lái lớn (UCAV). Thông tin này được tiết lộ gần đây trong một đoạn băng của quân đội Trung Quốc được tung lên mạng.
Loại máy bay chiến đấu không người lái mới của Trung Quốc gần giống hệt với chiếc máy bay X-47B hình cánh dơi đang được Không lực Mỹ phát triển và thử nghiệm. Mỹ mới đưa vào thử nghiệm X-47B trên tàu sân bay hồi tháng 12 năm ngoái.
UCAV của Trung Quốc được cho là có đủ tầm bắn với tới đảo Guam của Mỹ, tức khoảng 1.800 dặm từ bờ biển Trung Quốc.
Ngoài loại phương tiện chiến đấu tàng hình không người lái có kích cỡ lớn, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động chế tạo một mô hình máy bay chiến đấu không người lái khác để triển khai trên tàu sân bay mới của nước này. Chiếc máy bay mới có thể nặng từ 10 đến 14 tấn.
Chương trình máy bay không người lái của Trung Quốc được tin là đã thu lợi từ những chiến dịch tình báo mạng mạnh mẽ của nước này nhằm vào Mỹ. Các hackers Trung Quốc được cho là đã xâm nhập vào những mạng lưới của chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, từ đó đã lấy được những công nghệ máy bay không người lái quý giá.
Những hoạt động triển khai và phát triển phương tiện chiến đấu không người lái của Trung Quốc đang khiến Nhật Bản thực sự lo ngại. Để đối phó với Trung Quốc, Tokyo đang xúc tiến mua một loạt máy bay do thám tối tân tầm xa Global Hawk của Mỹ, đặt việc này là ưu tiên hàng đầu của mình.
Tokyo đang cố gắng có được 3 chiếc Global Hawks đầu tiên vào năm 2015 nhưng có thể sẽ đẩy sớm kế hoạch này lên để có thể đối phó với cái mà họ gọi là những hành động “hiếu chiến” của Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện tại, quân đội Mỹ cũng đang triển khai Global Hawks ở Guam.
Theo vietbao
Mỹ, Nhật sẽ có phản ứng liên hợp nếu có chiến sự ở Đông Bắc Á
Trung QuốcvàNhật Bảnđang có ý định triển khai máy bay không người lái ở đảoSenkaku,phía TQ là một phiên bản giống X-47B, còn Nhật Bản mua Global Hawk củaMỹ.
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, mua của Mỹ.
Ngày 15/1, Zachary Fillingham, chuyên gia chính sách ngoại giao Trung Quốc của Canada có bài viết cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện một trong những cam kết tranh cử của ông, đó là tăng chi tiêu quốc phòng sau gần 10 năm cắt giảm ngân sách.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, họ sẽ yêu cầu chuyển 2,1 tỷ USD từ kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật Bản. Chi tiêu quốc phòng tăng lên lần này là lần đầu tiên trong 10 năm qua của Nhật Bản, cũng là minh chứng phản ánh tình hình căng thẳng của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục leo thang.
Bài viết chỉ ra, chi tiêu ngân sách mới sẽ dùng để mua tên lửa phòng không PAC-3 (do Công ty Lockheed Martin chế tạo) và tân trang 4 máy bay chiến đấu F-15 cũ.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có một số chương trình mua sắm nằm trong ngân sách quốc phòng thường niên 53 tỷ USD của họ, ví dụ mua hệ thống Aegis cho tàu khu trục tên lửa có dẫn đường, có kế hoạch mua 42 máy bay chiến đấu F-35 trong mấy năm tới.
Bài viết còn cho biết, trong tương lai không xa, Nhật Bản còn có khả năng sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk. Tuần trước, tờ "Guardian" Anh cho biết, Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng có ý định triển khai máy bay không người lái ở đảo Senkaku.
Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo
Đối với Trung Quốc, họ đang đầu tư cho lĩnh vực máy bay không người lái trong nước, Bắc Kinh được cho là đang chuẩn bị thử nghiệm một loại UAV có hình dáng tương tự X-47B của Mỹ.
Đối với Nhật Bản, dự kiến Nhật Bản sẽ đề nghị Mỹ bán cho máy bay không người lái, ông Shinzo Abe đã thông qua phúc thẩm các dự án quốc phòng từ năm 2011-2016.
Bài viết chỉ ra, Nhật Bản quay trở lại coi trọng xây dựng khả năng quân sự là do mức độ căng thẳng quan hệ Trung-Nhật không ngừng tăng lên.
Từ sự dịch chuyển chiến lược sang hướng đông của Obama, đến các chương trình mua sắm vũ khí trang bị mới của các nước Ấn Độ, Philippines và các nước khác, đều đã cho thấy toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều đang tập trung vào ngăn chặn sức mạnh quân sự liên tục tăng trưởng của Trung Quốc.
Trong cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệp quốc phòng phương Tây có thể thu lợi. Báo cáo của Hiệp hội công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ cho biết, chỉ riêng năm 2012, vũ khí Mỹ bán cho các nước trong phạm vi ảnh hưởng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ đã tăng 5,4%.
Máy bay hải quân không người lái X-47B do Mỹ chế tạo
Theo bài viết, do không có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ chậm lại, vì vậy trong tương lai gần, xu thế tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản sẽ không thay đổi. Nhưng, đối với Nhật Bản, tăng chi tiêu quốc phòng hoặc mua thêm trang bị quốc phòng mới không nhất định sẽ gây được ảnh hưởng chiến lược lớn nhất.
Các khoản tiền tăng lên của ngân sách quốc phòng Nhật Bản gần đây phù hợp với các tưởng định tác chiến (CHDCND Triều Tiên, Nga và Trung Quốc) gần đây của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Điều thú vị là, những tưởng định này có liên quan đến việc Nhật Bản cung cấp viện trợ cho Đài Bắc khi Trung Quốc sử dụng vũ lực "thu hồi Đài Loan".
Khấu Mật Tương, phó trưởng ban trang tiếng Anh tờ "Thời báo Đài Bắc", nhà nghiên cứu vấn đề Trung Quốc cho rằng, tưởng định này rất giống với một số thông tin từ năm 2007: Những thông tin này nói bóng gió rằng, Mỹ-Nhật đang đưa ra các biện pháp ứng phó với các sự kiện quân sự bất ngờ, một khi Đài Loan bị xâm lược sẽ đưa ra phản ứng liên hợp.
Điều thật trùng hợp là, khi xuất hiện tin đồn này vào năm đó, ông Shinzo Abe - nhân vật "thân Đài Loan" cũng đang ở trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản.
Tàu khu trục DDG174 Kirishima lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo vietbao
Sắp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên? Có dấu hiệu cho thấy có thể không xảy ra chiến tranh trên bán đảoTriều Tiên,mặc dù các bên dường như đã sẵn sàng lao vào trận chiến sinh tử. Có 3 yếu tố quan trọng khiến cho người ta nuôi hy vọng về khả năng không xảy ra chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thứ nhất, Triều Tiên chưa...