Trung Quốc âm thầm mua 4 tàu ngầm AIP từ Nga
Theo thông tin từ cổng thông tin quân sự Sina, Trung Quốc đã ký 2 khung mua bán quân sự với Moscow. Theo đó Nga sẽ cùng tham gia xây dựng 4 tàu ngầm AIP lớp Amur và bán chúng cho Trung Quốc trong khi Trung Quốc sẽ mua 24 chiến đấu cơ Su-35 từ Nga.
Đây là cuộc giao dịch quân sự lớn đầu tiên của Trung Quốc với Nga trong vòng 10 năm nay. Trung Quốc cần các tàu ngầm để đối phó lại những mối đe dọa đến từ hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ và xây dựng một hạm đội để chống lại ảnh hưởng của Mỹ, Đài tiếng nói nước Nga đưa tin.
Một quản lý của một công ty xuất khẩu quốc phòng Nga cho biết Moscow và bắc Kinh vẫn đang đàm phán về công nghệ tàu ngầm. Trung Quốc không tiết lộ đã mua và muốn mua bao nhiêu tàu ngầm, cũng không dự định sẽ ký một hợp đồng cung cấp.
Một tướng hải quân Nga đã về hưu, ông Sivkov cho rằng việc Ấn Độ và Trung Quốc quan tâm đến tàu ngầm lớp Amur của Nga là lẽ tự nhiên. Loại tàu ngầm này vượt trội hơn nhiều so với phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm 877 của Trung Quốc và Bắc Kinh muốn có được tàu ngầm lớp Amur từ khi Ấn độ có được chúng. Tàu ngầm của Nga có thể chiến đấu hiệu quả chống lại các tàu ngâm Mỹ, phá hủy được tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia và Los Angeles từ xa. Kể từ khi ra đời với tính năng ít tiếng ồn hơn ở dưới nước, các tàu ngầm của Mỹ đã không thể phát hiện ra sự có mặt của nó. Đặc tíh này cho phép tàu ngầm lớp Amur bắn cảnh cáo hoặc phá hủy các tàu của đối phương một cách hiệu quả trong suốt thời gian trận chiến thực sự diễn ra.
Mặc dù các tàu ngầm lớp Amur có thể tấn công đa mục tiêu trên mặt đất, nó vẫn không thể mang theo một hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Cho đến nay, Trung Quốc không sở hữu bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên tàu ngầm.
Video đang HOT
Bộ quốc phòng Ấn Độ đã đặt hàng khẩn cấp trước những lo ngại về sự suy giảm khả năng phòng thủ của đất nước. Ấn Độ đã bỏ qua quá trình đấu thầu và đặt hàng 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Amur 677 từ Nga để tăng cường khả năng chiến đấu trên biển của nước này.
Hiện Trung Quốc đang sở hữu 60 tàu ngầm trong khi Ấn Độ có 14 chiếc, trong đó có 1 chiếc là tàu ngầm hạt nhân Nerpa thuê của Nga từ năm 2012. Tàu này vượt trội hơn so với các tàu ngầm của Trung Quốc do nó ít gây ồn hơn. Chuyên gia Nga tin rằng Trung Quốc sẽ không phát động một cuộc chiến chống Ấn Độ ở thời điểm hiện tại cho dù hạm đội tàu ngầm của họ có sức mạnh chiến đấu cao hơn của Ấn Độ. Trung Quốc cho rằng hạm đội của mình là một lực lượng để đối đầu với Mỹ chứ không cảm thấy bị Ấn Độ đe dọa.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Nga hưởng trái ngọt khi Trung Quốc nghênh ngang
Ấn Độ bí mật đàm phán mua 2 tàu ngầm hiện đại của Nga trong bối cảnh nước này vừa tố Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.
Hải quân Ấn Độ đang đề nghị Bộ Quốc phòng nước này mua 2 tàu ngầm hiện đại lớp Amur do Nga chế tạo để tăng cường hạm đội tàu ngầm đang suy yếu.
Đề nghị trên được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ trì hoãn đưa ra bản đấu thầu toàn cầu trị giá 12 tỷ USD nhằm mua 6 tàu ngầm thông thường với công nghệ hệ thống không khí tuần hoàn độc lập (AIP) trong khuôn khổ dự án 75-I của hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm lớp Amur do Nga chế tạo
Sự trì hoãn trên dường như đang làm lợi cho Nga. Một nhóm chuyên gia cấp cao từ Tập đoàn xuất khẩu Nga Rosoboronexport đã có mặt tại thủ đô New Delhi 2 tuần trước để đám phán về việc bán hoặc cho thuê 2 tàu ngầm Amur, một nguồn tin trong Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết nhưng không tiết lộ các thông tin chi tiết.
Tàu ngầm lớp Amur là một trong các lớp tàu ngầm mới nhất của Nga. Amur là phiên bản dành cho xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada, một phiên bản cải tiến cao cấp hơn tàu ngầm lớp Kilo, với việc ít gây tiếng động hơn nhiều, hệ thống chiến đấu mới và thêm động cơ đẩy không cần không khí.
Thông tin Ấn Độ đàm phán mua 2 tàu ngầm hiện đại của Nga được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Ấn Độ và người hàng xóm Trung Quốc lại trở nên căng thẳng khi Ấn Độ tố Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.
Theo đó, ngày 27/7, Chính phủ Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quố vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC) dọc biên giới hai nước tại vùng Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir.
Không những thế, binh sĩ Trung Quốc còn bị tố cáo phá bỏ lều của người du mục sống tại khu vực Demchok thuộc vùng Ladakh.
Những căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ biên giới với Trung Quốc thúc đẩy Ấn Độ tăng cường sức mạnh quân sự và Nga chính là nước được hưởng lợi đáng kể từ mâu thuẫn giữa hai nước này.
Hiện Ấn Độ đã mở rộng thị trường mua sắm vũ khí của mình ra nhiều cường quốc phương Tây, tuy nhiên, Nga vẫn là bạn hàng truyền thống của nước này. Nga là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ấn Độ. Không quân Ấn Độ bay MiG-21, hạm đội Ấn Độ gồm toàn tàu chiến do Nga đóng. Riêng năm 2012, tổng số danh mục đơn đặt hàng của Ấn Độ mua vũ khí Nga có trị giá lên đến hơn 7 tỷ USD.
Tháng 11 năm ngoái, Nga đã trao cho Ấn Độ chiếc tàu sân bay trị giá 2,3 tỉ USD, vốn là tàu Đô đốc Gorshkov có từ thời Liên Xô được Nga tân trang lại. Tàu sân bay này đã được phía Ấn Độ đổi tên thành INS Vikramaditya.
Giới quan sát nhận định việc sở hữu thêm tàu sân bay giúp Ấn Độ có khả năng đối phó với sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc.
Trong lực lượng của mình, quân đội Ấn Độ có hơn 5.000 xe tăng và chiến xa đánh bộ là sản phẩm của Liên Xô và Đông Âu, trong đó có các xe tăng T-72 và T-55.
Quân đội Ấn có kế hoạch triển khai khoảng 250 xe tăng chiến đấu được làm trong nước và hơn 2.000 xe tăng Nga T-90, tính đến năm 2020.
Một trong những sản phẩm của Nga được xuất khẩu nhiều nhất cho quân đội, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự Ấn Độ là súng AK và các đời súng AK mới hơn.
Mới đây nhất, Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi của Nga cho biết sẽ ký thêm một hợp đồng với Ấn Độ trong khuôn khổ dự án chung về sản xuất máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5.
Theo Đất Việt