Trung Quốc: Âm mưu khống chế thế giới bằng “chuỗi ngọc trai”
Trung Quốc đang nỗ lực hình thành và củng cố các vị trí chiến lược mà giới nghiên cứu gọi là “ chuỗi ngọc trai” trên Ấn Độ Dương.
Cảng Gwadar – “Viên ngọc” lớn nhất trong “chuỗi ngọc trai” chiến lược của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương
Tránh Mỹ
Ấn Độ Dương là tuyến đường biển quốc tế nối Trung Đông, Đông Phi, Đông Á với Liên minh châu Âu (EU) và châu Mỹ với khoảng một nửa số hàng hóa thương mại thế giới được vận chuyển qua.
Ấn Độ Dương còn là nơi chiếm 65% trữ lượng và sản xuất tới 40% lượng dầu mỏ, 35% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới. Đối với Trung Quốc, hơn 85% dầu và các sản phẩm dầu được vận chuyển tới nước này phải đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca.
“Viên ngọc” lớn nhất trong chuỗi ngọc trai chiến lược của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương là cảng Gwadar do Trung Quốc đầu tư xây dựng, đã được Chính phủ Pakistan bàn giao cho Trung Quốc đầu năm 2013.
Khái niệm “chuỗi ngọc trai” được Đại tá không quân, chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc – Christopher Pearson đưa ra. Tháng 1/2005, thuật ngữ này lần đầu được sử dụng trong báo cáo của Công ty phân tích và đánh giá Booz-Allen Hamilton dành cho các cơ quan quân sự Mỹ. Bản báo cáo đã cho thế giới thấy cấp độ ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.
Gwadar cách eo biển Hormuz khoảng 180 hải lý, có nhiệm vụ kết nối tuyến đường biển Trung Đông, vùng Vịnh với Pakistan. Từ đây, dầu mỏ sẽ được chuyên chở về Trung Quốc bằng đường biển cũng như đường bộ.
Cũng từ đây, Trung Quốc thiết lập quan hệ chiến lược với nhiều quốc gia dọc các tuyến hàng hải từ Trung Đông tới biển Đông và kiểm soát các tuyến đường biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương.
Theo giới quân sự, nếu triển khai các tàu ngầm từ cảng Gwadar ở Pakistan tới Ấn Độ Dương, Trung Quốc sẽ tránh được eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát, đồng thời cho phép Trung Quốc theo dõi các hoạt động của Mỹ ở vịnh Persic, các hoạt động của Ấn Độ ở biển Ả Rập.
Tại Hambantota, cách Thủ đô Columbia của Sri Lanka 230km về phía Nam, Trung Quốc đang xây dựng để hình thành nên một cảng biển hiện đại với chi phí lên tới 1 tỷ USD. Toàn bộ dự án sẽ bao gồm cả việc xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí đốt, một xưởng sửa chữa tàu và một cầu cảng, một nhà máy lọc dầu và các kho chứa nhiên liệu hàng không, khí hóa lỏng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, cảng Hambantota đã tạo cho Trung Quốc sự hiện diện thuận lợi hơn tại Ấn Độ Dương.
Thay đổi cán cân quyền lực
Để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng cho nền kinh tế, Trung Quốc cũng đã xây dựng một tuyến đường ống nối liền Vân Nam với một cửa khẩu ở Tây Nam Myanmar. Công trình này bao gồm một tuyến đường ống vận chuyển dầu mỏ và một tuyến vận chuyển khí đốt song song.
Tuyến đường ống bắt đầu từ cảng Kyaupyu/Sidwe – thuộc bang Rakhin của vùng cực Tây Myanmar và kết thúc là thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sau khi tuyến đường ống này hoàn thành và đưa vào sử dụng, dầu mỏ và khí đốt từ Trung Đông, châu Phi, Nam Á sẽ được vận chuyển trực tiếp vào Trung Quốc thông qua Myanmar, mà không cần phải thông qua eo biển Malacca.
Tại Bangladesh, Trung Quốc xây dựng một cảng container tại Chittagong. Bắc Kinh cũng đang lên kế hoạch xây dựng một kênh đào chạy qua eo đất Kra thuộc miền Nam Thái Lan, để nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương – một dự án với quy mô tương đương kênh đào Panama.
Đây sẽ là tuyến đường ngắn nhất nối 2 bờ hai đại đương với chiều dài chỉ 44km, giảm 1.500km từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương so với đi qua Malacca hay tiết kiệm được từ 36 – 38 giờ tàu. “Kênh đào Panama” của Trung Quốc sẽ làm thay đổi mạnh mẽ tình hình năng lượng chiến lược trong khu vực.
Như vậy, “chuỗi ngọc trai” bao gồm những cảng biển quan trọng Trung Quốc nắm quyền vận hành dọc theo tuyến giao thương Đông – Tây bao gồm cảng Kyaupyu và Sidwe của Myanmar, cảng Chittagong của Bangladesh, cảng Hambantota của Sri Lanka và cảng Gwadar của Pakistan; tiếp theo là dự án kênh đào chạy qua eo đất Kra ở Thái Lan, để nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Nếu tính từ Hồng Kông bên phía Đông và Tây Tạng ở phía Bắc, “chuỗi ngọc trai” sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát Myanmar, Sri Lanka, Maldives, Maurice ở phía Nam và chạy lên Pakistan ở phía Tây, đồng thời sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới của Trung Quốc đối với Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo Giao Thông Vận Tải
Louise Ebel - "Nữ thần Pandora" của Paris
Được giới blogger thời trang mệnh danh là "Miss Pandora", cô gái Paris 25 tuổi Louise Ebel lựa chọn phong cách retro và cổ điển để tạo dấu ấn riêng cho mình.
Louise Ebel là một cô gái 25 tuổi, sinh viên ngành lịch sử nghệ thuật tại Paris (Pháp). Tự nhận mình là một "người cuồng tín" nghệ thuật và thời trang thế kỉ 19, hâm mộ các ban nhạc những năm 70, Louise lựa chọn cho mình phong cách cổ điển và có chút hoài cổ về quá khứ.
Louise - "Tiểu thư màu trắng", váy Vintage, giày Miu Miu.
Đơn giản với chân váy đen của Ankh Rouge.
Đáng yêu với váy yếm chân xoè màu be, phối cùng áo, giày và tất đen.
Quý cô Paris với set đồ rất cổ điển và tối giản: áo sơ mi trắng, váy jupe nhung, áo khoác đen và boots.
Váy Vintage, mũ H&M.
Bộ trang phục Menswear của Kooples.
Với trang phục thường ngày, Louise hay chọn phong cách tối giản, thanh lịch.
Louise luôn nhấn mạnh về sự quan trọng của việc tạo ra dấu ấn riêng cho bản thân. "Phong cách cá nhân là điều luôn cần thiết trong mỗi bộ trang phục", Louise chia sẻ. "Bây giờ có quá nhiều sự giống nhau, tôi có cảm giác như mọi người khát khao được giống nhau vậy." Nhìn vào những bộ trang phục của Louise, người ta cũng thấy rõ được quan điểm thời trang này. Đó là những bộ đầm cầu kì kiểu Lolita, trang sức và phụ kiện tinh xảo, có khi lại bay bổng trong cảm hứng lãng mạn bất tận.
"Cô nàng mộng mơ" giữa đường phố Paris với set đồ ngọt như kẹo.
Louise tiếp tục hoá thành nàng Alice nhỏ giữa khu vườn.
Áo ren Zara, chân váy Vintage.
Retro với váy Olive Clothing, giày: Barbara Bui.
Váy hoa: Queen's Wardrobe, túi: Lis Liza.
Váy: Miss Patina.
Quần Vintage, áo Lizlisa, áo khoác lông Topshop.
Váy Topshop và áo khoác Zara.
Trái với phong cách ngày thường tối giản, thanh lịch, trong trang phục dự tiệc hay đi sự kiện, Louise luôn chăm chút cầu kì, lộng lẫy. Ảnh hưởng thời trang thế kỉ trước in rõ lên những bộ đầm với phong cách này của Louise. Cô nàng chọn cho mình những chiếc váy dài xếp li tỉ mỉ, vòng ngọc trai, túi và mũ theo những mốt tân cổ điển.
Phong cách thời kì "Golden Age" của châu Âu với váy mỏng, chuỗi ngọc trai, áo cổ lông và phụ kiện gài tóc.
Chiếc váy dài đen được kết hợp nhẹ nhàng với phụ kiện màu đen, vừa sang trọng mà vẫn nữ tính.
Một chút phá cách khi kết hợp váy ren dài với blazer hiện đại.
Tiểu thư màu trắng...
... hay nàng Lolita bí ẩn đều rất phù hợp với Louise.
Có lẽ sự biến hoá tài tình và đa dạng đã khiến Louise Ebel được mệnh danh là "Miss Pandora" - mỗi bộ trang phục của cô nàng là một bất ngờ thú vị.
Hãy cùng ngắm một số bộ ảnh thời trang của "Miss Pandora" trên trang Behance.net của Pháp. Với góc máy chuyên nghiệp của các nhiếp ảnh gia thời trang quốc tế, Louise Ebel trở nên có hồn hơn và cũng kiều diễm hơn rất nhiều:
Theo Tạp chí đẹp