Trung Quốc âm mưu “cản đường quay lại” châu Á của Mỹ
Theo giới phân tích, dù Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở châu Á nhưng ngày càng có nhiều nước tỏ ra dè chừng hơn với Bắc Kinh.
Trong bối cảnh Mỹ đang tích cực triển khai chiến lược quay trở lại châu Á thì Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên khi chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm đối phó với Mỹ chẳng hạn như định hình “ Con đường tơ lụa” mới, hay sáng kiến xây dựng Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á với số vốn lên tới 50 tỷ USD.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang muốn gia tăng ảnh hưởng ở châu Á nhưng điều này sẽ không dễ dàng (Ảnh: AFP)
Giới quan sát cho rằng, mặc dù lãnh đạo Trung Quốc không đặt tên hay công khai mục đích chính của hàng loạt các sáng kiến đang ngày càng nở rộ này, nhưng rõ ràng Bắc Kinh đang định hình các cơ cấu tài chính và an ninh châu Á theo hướng mà nước này mong muốn.
Ông Tôn Triết, Giám đốc Trung tâm quan hệ Mỹ – Trung tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đang nỗ lực xây dựng chiến lược đối trọng của riêng mình và tất cả các chính sách này đều nhằm vào Mỹ.
Video đang HOT
Một trong những đột phá ngoại giao của Trung Quốc là làm sống lại Hội nghị về các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác tại châu Á vốn bị lãng quên kể từ khi Kazakhstan đề xuất từ năm 1992 nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh. Trong hội nghị thượng đỉnh mới đây nhất diễn ra vào tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một “khái niệm an ninh châu Á” mới, khi cho biết Bắc Kinh sẽ thúc đẩy công thức của một bộ quy tắc ứng xử an ninh khu vực và chương trình đối tác an ninh châu Á.
Mặc dù vậy, ông Tập Cận Bình lại không hề nhắc đến các tuyên bố đơn phương về chủ quyền trên các vùng biển lân cận đang gây căng thẳng cho khu vực mà chỉ cảnh báo nguy cơ bất ổn ám chỉ Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương.
Không chỉ vậy, với sáng kiến xây dựng Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á trị giá 50 tỷ USD mà Bắc Kinh tuyên bố sẽ đóng góp tới 50%, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang muốn có một cơ chế tài chính đối trọng với Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á tại khu vực này.
Đánh giá về tất cả các động thái trên của Trung Quốc, chuyên gia Goodman thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Mỹ cho rằng, Bắc Kinh từ lâu đã sử dụng ngoại giao tươi cười với khu vực nhưng thách thức lớn nhất đối với nước này là rất nhiều các quốc gia láng giềng đã nhìn thấy “con dao giấu bên dưới chiếc áo choàng” của Trung Quốc./.
Theo VOV
Chiến lược biển của TQ: Chuỗi ngọc trai hay Con đường Tơ lụa trên biển?
Theo mạng tin "chinausfocus" từ năm 2005, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện chiến lược "chuỗi ngọc trai", gồm các căn cứ trải dài từ Trung Đông đến Nam Trung Quốc.
Những viên ngọc trai này là các căn cứ hải quân hoặc các cảng biển có hệ thống nghe trộm điện tử được Trung Quốc xây dựng tại Myanmar, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka, với mục tiêu khuyếch trương sức mạnh hải quân và bảo vệ các tàu chở dầu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn không thể tìm thấy một căn cứ hải quân nào của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, mà bằng chứng rõ ràng nhất là hải quân Trung Quốc đã tham gia các hoạt động chống cướp biển tại Vịnh Aden suốt 5 năm qua mà chưa có căn cứ riêng nào. Tháng 12/2011, Ngoại trưởng của Seychelles, ông Jean-Paul Adam, đã mời Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự tại quốc gia châu Phi này, nhưng Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trả lời rằng sẽ "xem xét" đề nghị của Seychelles và các nước khác.
Trung Quốc chỉ có hai mục đích tại Ấn Độ Dương là lợi ích kinh tế và an ninh của các tuyến đường biển (SLOC). Mục tiêu đầu tiên đang đạt được thông qua các tương tác thương mại với các quốc gia ven Ấn Độ Dương. Về mục đích thứ hai, từ cuối năm 2008, hải quân Trung Quốc đã tham gia các nỗ lực quân sự quốc tế chống nạn cướp biển tại các vùng biển ngoài khơi Somalia. Ấn Độ Dương đang trở nên ngày càng quan trọng với các lợi ích quốc gia ngày càng mở rộng của Trung Quốc, nhất là việc nhập khẩu năng lượng. Trung Quốc hiện nhập khẩu năng lượng từ khắp nơi trên thế giới, nhưng Trung Đông vẫn là nguồn nhập khẩu quan trọng nhất.
Cuối năm 2013, Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Vì thế, Ấn Độ Dương và an ninh của các SLOC - từ Bab-el-Mandeb tại Eo biển Hormuz đến Eo biển Malacca - trở nên rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Cảng nước sâu Gwadar, Pakistan do Trung Quốc bỏ tiền đầu tư. Ảnh: EPA
Hai quốc gia quan trọng nhất đối với tự do hàng hải của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương là Mỹ và Ấn Độ. Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ khả năng kiểm soát những huyết mạch tại Ấn Độ Dương và cắt đứt các tuyến đường biển về Trung Quốc, nhưng dường như Mỹ sẽ không làm việc này, trừ phi xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc, bởi vì các SLOC là đường giao thông huyết mạch của tất cả các nước. Việc cắt đứt các SLOC của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc thường bị thổi phồng, nhưng Ấn Độ sẽ không thách thức Trung Quốc một cách không cần thiết. Đường vào, chứ không phải các căn cứ hải quân, mới là điều mà Hải quân Trung Quốc đang thực sự quan tâm tại Ấn Độ Dương. Những vùng biển quốc tế tại Ấn Độ Dương có thể thân thiện hơn nhiều so với các vùng biển đang tranh chấp ở Thái Bình Dương. Do Trung Quốc không có những tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ hay các nước khác tại Ấn Độ Dương, nên an ninh của các SLOC là có lợi cho tất cả các nước khác. Sứ mạng chống cướp biển hiện nay có liên quan đến hải quân của hơn 20 quốc gia và có thể trở thành mô hình hợp tác tương lai để giải quyết những nguy cơ chung tại Ấn Độ Dương.
Điều thú vị là tuyến đường mà các tàu hải quân Trung Quốc xuất phát từ phía Nam nước này để tham gia các chiến dịch chống cướp biển tại Ấn Độ Dương giống với "Con đường Tơ lụa trên biển" mà Đô đốc Trịnh Hòa và đội tàu của ông đã từng đi vào năm 1405. Hiện nay, ban lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách khôi phục "Con đường Tơ lụa trên biển" này. Trung Quốc đã lập Quỹ Hợp tác Hàng hải Trung Quốc - ASEAN trị giá 3 tỷ Nhân dân tệ dành cho kinh tế hàng hải, môi trường, hải sản, cứu hộ và liên lạc trên biển. Tháng 10/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất với ASEAN về việc xây dựng "Con đường Tơ lụa trên biển" của thế kỷ 21.
Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang hợp tác với các nước ven biển trong việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan và hành lang kinh tế Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar - Bangladesh. Các dự án lớn này, với đầu tư lớn từ Trung Quốc, có thể thay đổi một cách cơ bản tình hình chính trị và kinh tế của Ấn Độ Dương và làm lợi cho tất cả các nước trong khu vực. Các dự án này cũng sẽ giúp giảm nhẹ những quan ngại an ninh trong "Con đường Tơ lụa trên biển", từ những tranh chấp tại Biển Đông tới các nguy cơ xuyên quốc gia như cướp biển, cướp có vũ trang và khủng bố.
Theo Báo Tin Tức
Hé lộ 8 sự thật thú vị về đế chế Mông Cổ Ít người biết rằng, tuy mạnh về phương diện vũ khí nhưng các chiến binh Mông Cổ thời xưa lại không chú ý nhiều đến áo giáp. 1. Phụ nữ Mông Cổ. Các nhà sử học thường có xu hướng miêu tả kỹ lưỡng về những đội quân Mông Cổ dũng mãnh ngoài chiến trận. Tuy nhiên, họ lại hiếm khi hoặc thường...