Trung Quốc âm mưu bành trướng sang Địa Trung Hải?
Trung Quốc quyết định tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nga ở Địa Trung Hải vào năm tới không có nghĩa nhằm thiết lập đồng minh với Moscow mà để tăng khả năng tham chiến cho quân đội, và mở rộng sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực này, theo trang tin chính trị tiếng Trung Duowei News (Mỹ).
Tàu ngầm và tàu chiến của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi 18.11, đã tuyên bố Nga-Trung sẽ tiến hành tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải vào năm 2015, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 23.11 dẫn lại thông tin từ Duowei News.
Theo Duowei News, Nga đang nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải. Điều này được thể hiện qua việc Hải quân Nga hồi tháng 5.2014 tuyên bố đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm ở Địa Trung Hải, với mục tiêu khôi phục lại Hạm đội Địa Trung Hải của nước này vào năm 2015.
Đối với Trung Quốc, quyết định tham gia tập trận chung với Nga trên “bề nổi” cho thấy sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga, kể từ khi Nga bị Mỹ và phương Tây cô lập với những biện pháp trừng phạt cùng cáo buộc Moscow can dự vào tình hình khủng khoảng Ukraine.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh quân sự với Nga nếu chiến tranh có thật sự xảy ra. Duowei News cho rằng Trung Quốc tập trận hải quân chung với Nga chỉ vì những toan tính riêng của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có số lượng binh sĩ nhiều nhất thế giới (2,3 triệu lính theo thống kê 2013), cùng với những chiến đấu cơ tàng hình tân tiến, tàu sân bay trong kho vũ khí, nhưng thiếu khả năng tham chiến và đây được cho là yếu điểm lớn nhất của PLA.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn từng thừa nhận PLA “thua xa các lực lượng quân sự tiên tiến khác trên thế giới”. Nhật báo của PLA ngày 12.10 cũng đã thừa nhận 40 điểm yếu trong công tác huấn luyện khiến cho PLA khó có khả năng đánh thắng trận, theo AFP.
Một nghiên cứu của Hải quân Mỹ gần đây phát hiện, mặc dù Hải quân PLA có 235.000 người, gấp năm lần của Nhật Bản, nhưng năng lực chỉ huy lực lượng thua xa Nhật Bản và các nước trên thế giới.
Chính vì lẽ đó, PLA tham gia các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng tham chiến, cũng như tăng cường sự hiện diện tại Địa Trung Hải, vốn là một vùng địa lý chiến lược, theo Duowei News.
Trung Quốc đã điều 3 tàu chiến đến Địa Trung Hải lần đầu tiên vào tháng 7.2012, sau khi 3 tàu này hoàn tất một sứ mạng ở vịnh Aden.
Sau đó, kể từ tháng 1.2014, tàu khu trục nhỏ Diêm Thành (Type 054A hay Loại 054A) của Trung Quốc cùng với các tàu chiến của Nga, Đan Mạch và Nga bắt đầu sứ mạng phối hợp dẫn độ đưa vũ khí hóa học của Syria qua Địa Trung Hải, dấy lên sự hoài nghi về vai trò của Trung Quốc trong khu vực này.
Duowei News cho rằng đây cũng là một ví dụ điển hình cho thấy Trung Quốc “sử dụng sức mạnh quân sự để mở cửa kinh tế với phương Tây, tương tự cách phương Tây đã dùng để mở cửa vào Trung Quốc hoặc giống như Anh đồn trú 50.000 binh sĩ trong khu vực để đảm bảo cho việc tiếp cận tài nguyên và thị trường Ấn Độ”.
Dù cho chính quyền Trung Quốc có bác bỏ những thông tin kể trên, nhưng những hoạt động của PLA ở Địa Trung Hải cho thấy rõ mục tiêu của Bắc Kinh trong khu vực này, theo Duowei News. Với tàu sân bay, Bắc Kinh có khả năng thiết lập một hạm đội mới ở Địa Trung Hải vào năm 2025, Duowei News cho biết.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Al-Qaeda chỉ trích IS bành trướng
Chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Yemen lên tiếng chỉ trích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cố giành lấy vị trí độc tôn và mở rộng ảnh hưởng, gây chia rẽ trong các nhóm phiến quân.
Chi nhánh của al-Qaeda tại Yemen chỉ trích IS thu hồi quân của các nhóm phiến quân khác để chiếm vị trí độc tôn. Ảnh: AP
"Họ bãi bỏ sự hiện diện của tất cả các nhóm chiến binh khác ở khắp thế giới Hồi giáo, tạo nên ngăn cách giữa hàng ngũ của những người chiến đấu vì Thánh Allah bằng cách kêu gọi lòng trung thành từ chính các nhóm chiến binh khác. Họ tuyên bố mở rộng vương quốc Hồi giáo tới một số nước mà họ không được phép", AP dẫn lời Sheikh Harith al-Nadhari, thủ lĩnh của al-Qaeda tại Yemen nói về IS hôm qua.
Trong thông điệp đăng tải trên Twitter, Al-Nadhari chỉ trích nhóm phiến quân tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo rộng khắp ở lãnh thổ của Syria và Iraq và có tham vọng bành trướng hơn nữa. Ý đồ mở rộng của IS đang tạo nên sự ngăn cách giữa các nhóm phiến quân Hồi giáo khác, khi thủ lĩnh IS là Abu Bakr al-Baghdadi gần đây kêu gọi các chiến binh "thổi bùng ngọn núi lửa của cuộc chiến ở khắp nơi trên thế giới".
Al-Nadhari cho rằng IS buộc các phiến quân cam kết lòng trung thành với mình mà không "tham vấn" với các lãnh đạo phiiến quân Hồi giáo khác. Các nhóm phiến quân nhỏ ở khắp khu vực Trung Đông tuyên bố trung thành với al-Baghdadi trong khi al-Qaeda vẫn im lặng.
Chi nhánh al-Qaeda ở Yemen bị Mỹ xem là một trong những chi nhánh nguy hiểm nhất trong tổ chức khủng bố này vì có liên kết với một số âm mưu tấn công trên đất Mỹ. Washington thường phải mở các cuộc không khích bằng máy bay không người lái để đối phó với nhóm này, nhóm chiếm một phần lớn lãnh thổ của Yemen sau bất ổn chính trị năm 2011.
Nasser al-Wahishi từng là chân tay thân cận của trùm khủng bố Osama bin Laden. Trong một đoạn video khác, tên này nhắc lại lòng trung thành của nhóm với kẻ kế nhiệm bin Laden là Ayman al-Zawahri, thách thức ý đồ bành trướng của IS.
Thủ lĩnh IS al-Baghdadi vốn là một kẻ được các chiến binh Al-Qaeda tại Iraq đào tạo.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trung Quốc sẵn sàng cứng rắn ở Biển Đông? Việc máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trở nên cứng rắn về vấn đề quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Tuần này, 1 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay áp sát 1 máy bay tuần tra của Mỹ trên biển Hoa Đông,điều này cho thấy Trung Quốc không hề e ngại khi...