Trung Quốc ‘5 lần 7 lượt’ đổi cách tính và đưa số liệu đầy hoài nghi về COVID-19
Câu hỏi về độ chính xác trong các thống kê về COVID-19 của Trung Quốc được nêu ra khi quốc gia này liên tục thay đổi cách tính và sửa đổi số liệu dịch bệnh.
“5 lần 7 lượt” đổi số liệu
Hôm 12/2, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc tuyên bố sẽ thống kê cả những ca bệnh “được chẩn đoán lâm sàng” vào tổng số ca mắc COVID-19. Đây là những bệnh nhân có các triệu chứng của COVID-19, nhưng chưa được làm xét nghiệm, hoặc có kết quả âm tính giả.
Các quan chức Hồ Bắc nói rằng phương pháp nhanh gọn này giúp các bệnh nhân được đưa vào diện cách ly và điều trị, thay vì chờ đợi các xét nghiệm chuyên sâu mất nhiều thời gian.
Nhân viên y tế tại bệnh viện Vũ Hán. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Trước đó, bệnh nhân chỉ được xác định mắc COVID-19 sau khi kết quả xét nghiệm axit nucleic ra kết quả dương tính với virus. Tuy nhiên, quá trình này tốn khá nhiều thời gian và có trường hợp bệnh nhân phải xét nghiệm tới 4 – 5 lần mới phát hiện nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, việc thay đổi cách tính này khiến số ca nhiễm mới của Trung Quốc tăng gấp 10 lần, lên tới 14.840 ca, tăng gần gấp 10 lần so với 1.638 ca nhiễm mới trong ngày 11/2.
Một ngày sau đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết họ phải trừ đi 108 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19, sau khi phát hiện các số liệu ở tỉnh Hồ Bắc bị lặp lại.
Số ca nhiễm bệnh cũng bị trừ đi 1.043 trường hợp từ tổng số ca nhiễm mới ở tỉnh Hồ Bắc sau một “cuộc xác minh” mà Ủy ban này cho biết.
Một tuần sau, chính quyền Hồ Bắc cho biết sẽ bổ sung lại một số trường hợp trong việc kiểm đếm số người nhiễm bệnh tại tỉnh này. Theo đó chỉ công nhận những ca dương tính qua xét nghiệm axit nucleic, trong khi những ca chẩn đoán lâm sàng bằng cách chụp CT chỉ được coi là nghi nhiễm.
Các quan chức Hồ Bắc ngày 21/2 đưa ra kết luận rằng, đó là một sai lầm khi loại bỏ các trường hợp được tính trước đó.
Ngay hôm sau, giới chức Hồ Bắc lại cho biết, họ phải thay đổi số ca nhiễm bệnh vào ngày 19/2. Theo đó, con số chính xác phải là 775 thay 349. Lý do họ đưa ra là “tính toán nhầm”.
Tiếp tục tới đầu tháng 4, Trung Quốc tiếp tục đổi cách đếm số bệnh nhân. Nước này cho biết sẽ đưa những người bị nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng vào số liệu thống kê về dịch bệnh tại nước này.
Mới đây nhất, hôm 17/4, thành phố Vũ Hán bất ngờ sửa số liệu khiến số người thiệt mạng vì COVID-19 tăng thêm 1.290 trường hợp.
Cụ thể, tính tới hết 16/4, Vũ Hán ghi nhận 3.869 người thiệt mạng vì COVID-19, tăng thêm 1.290 trường hợp, so với con số 2.579 trước đó. Như vậy số người chết ở Vũ Hán tăng gấp rưỡi so với thống kê trước đó.
Số người mắc bệnh cũng tăng thêm 325 trường hợp, lên 50.333.
Trung Quốc giải thích
Giải thích nguyên nhân của việc thay đổi số liệu này, Vũ Hán đưa ra 4 lý do. Thứ nhất, một số bệnh nhân mắc COVID-19 không được điều trị tại bệnh viện mà thiệt mạng tại nhà nhưng được báo cáo.
Thứ hai, nhân viên y tế tại nhiều bệnh viện do tất bật việc cứu chữa cho bệnh nhân nên báo cáo muộn, sai hoặc có nhầm lẫn.
Video: Kit xét nghiệm COVID-19 Trung Quốc sai lệch kết quả ra sao ở Tây Ban Nha, Czech
Thứ ba, một số bệnh viện điều trị cho các bệnh nhân không liên kết với mạng thông tin dịch bệnh và không báo cáo dữ liệu kịp thời.
Thứ tư, thông tin trên giấy báo tử của bệnh nhân nhiễm bệnh không chính xác.
Một quan chức của cơ quan y tế Vũ Hán cho biết giới chức thành phố đã thành lập một nhóm điều tra dữ liệu và dịch tễ học liên quan tới dịch bệnh.
Nhóm này sử dụng thông tin từ các hệ thống trực tuyến và thu thập dữ liệu từ các địa điểm liên quan tới dịch bệnh để đảm bảo sự minh bạch về mọi trường hợp và mọi con số đều khách quan và chính xác, quan chức này cho biết.
Lãnh đạo thế giới và chuyên gia y tế hoài nghi
“Mọi thứ trở nên rối rắm khi họ thay đổi cách sàng lọc và phát hiện bệnh nhân. Bây giờ ước tính quy mô của dịch bệnh sẽ là mục tiêu di động”, Tiến sĩ Peter Rabinowitz, giám đốc Đại học Washington (Mỹ) bình luận trong lần đầu tiên Trung Quốc thay đổi cách tính số ca mắc COVID-19.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói rằng, Mỹ cảm thấy thất vọng vì sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Những con số cứ nhảy lên, có một số đầy bất ngờ”, ông này nói thêm.
Tổng thống Trump liên tục hoài nghi về số liệu của Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Trong lần thứ 2 Trung Quốc thay đổi cách thống kê, nhà dịch tễ học người Mỹ gốc Hoa Eric Feigl-Ding cho rằng, đây là vấn đề “hết sức bất thường”.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học Jonathan Read tới từ Đại học Lancaster ở Anh nhận định số liệu được thống kê với phương pháp “không nhất quán” khiến các học giả khó hình dung được bức tranh toàn cảnh về xu hướng dịch bệnh.
Ông Jonathan Read nhấn mạnh, việc thay đổi quá thường xuyên không giúp ích gì cho mục đích theo dõi tình hình.
2 ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố gộp thêm các trường hợp không biểu hiện triệu chứng vào số liệu thống kê, Tổng thống Trump mỉa mai rằng, ông không rõ số liệu về dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc ở Vũ Hán có chính xác hay không, vì “không phải là kế toán ở Trung Quốc”.
Trước đó vài ngày, các quan chức tình báo Mỹ gửi tài liệu về COVID-19 cho Nhà Trắng, trong đó kết luận rằng, chính phủ Trung Quốc cố tình công bố số liệu “không đầy đủ”. Trong khi 2 quan chức tình báo mà Bloomberg tiếp cận được nói rằng, số liệu mà Trung Quốc công bố là “giả mạo”.
Mới đây nhất, khi Trung Quốc thay đổi số liệu, Tổng thống Trump cho rằng, số ca mắc COVID-19 của Trung Quốc “cao hơn nhiều” sau khi Vũ Hán điều chỉnh số liệu, và thậm chí cao hơn ở Mỹ.
Trong khi đó, lãnh đạo Pháp, Anh cũng đặt ra hoài nghi về cách Trung Quốc quản lý khủng hoảng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng là “thật ngây thơ” khi nghĩ Bắc Kinh đã xử lý tốt với đại dịch.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết mối quan hệ với Trung Quốc sẽ “không thể bình thường” như trước sau khi dịch COVID-19 kết thúc.
WHO nói “thay đổi là bình thường”
Hôm 21/2, khi được hỏi về việc Trung Quốc liên tục thay đổi cách tính số ca nhiễm, bà Sylvie Briand, Giám đốc Vụ các bệnh lây nhiễm và dịch bệnh của WHO cho rằng, đây là điều bình thường trong một đợt bùng phát dịch bệnh.
WHO nhiều lần nói rằng các thay đổi của Trung Quốc là bình thường. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Mới đây, WHO cũng khẳng định việc Trung Quốc điều chỉnh số liệu về dịch COVID-19 là “bình thường” và các nước khác có thể làm tương tự để có thống kê chính xác nhất.
“Đây là một nỗ lực nhằm không bỏ sót ca bệnh nào”, bà Maria van Kerkhove, chuyên gia về dịch bệnh của WHO cho hay.
Theo bà Kerkhove, ở giai đoạn đầu mùa dịch, giới chức y tế Vũ Hán có thể đã quá tải nên khó tránh khỏi sai sót trong công tác thống kê.
“Thống kê đầy đủ số ca bệnh, số người thiệt mạng là một thách thức vào giai đoạn dịch bùng phát mạnh. Tôi cho rằng, nhiều quốc gia cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự và họ sẽ phải rà soát lại thống kê”, bà này nói thêm.
SONG HY
Triệu chứng kỳ lạ nhất của Covid-19
Việc mất khứu giác và vị giác có thể là dấu hiệu của người đã nhiễm virus corona ngay cả khi họ không ho, sốt hoặc có các triệu chứng điển hình khác.
Một sáng thức dậy, Grace Lawlor, 25 tuổi, đánh răng và nhận ra mình không cảm nhận thấy chút gì mùi vị của kem đánh răng. Rồi cô đi tắm và nhận ra mình cũng không thể ngửi thấy mùi dầu gội. Điều này thật kỳ lạ, và ngoài nó ra, cô vẫn khỏe mạnh bình thường.
Người bạn cùng phòng đã cười và không tin khi nghe Lawlor kể lại nên cô quyết định chứng minh điều đó bằng cách ăn sốt ớt.
Cảm giác thực sự kỳ quái
"Nó như thể tôi đang uống sữa", cô nói. "Tôi có thể nhai cả củ hành tây như một quả táo. Thật sự rất kỳ quặc".
Khi tra Google, cô đọc được việc mất vị giác và khứu giác đột ngột có thể là triệu chứng của Covid-19. Cô đã đến gặp bác sĩ nhưng không được xét nghiệm bởi vào thời điểm đó, phòng khám chỉ xét nghiệm cho những người làm công việc thiết yếu.
Bác sĩ nói rằng cô hãy cứ cho là mình đã dương tính với Covid-19 và về nhà tự cách ly. Vài ngày sau, một trong những người bạn cùng phòng của Lawlor đã xuất hiện các triệu chứng tương tự.
Ảnh minh hoạ: The Washington Post.
Việc ăn uống với họ giờ đây chỉ là đưa thức ăn vào miệng và nuốt. Thậm chí đó không phải là ăn, bởi vì ăn là một niềm vui, còn họ chỉ đang nạp nhiên liệu như máy móc.
"Ngay cả khi tôi thèm một món gì đó và nó ở ngay trước mặt, cũng không thỏa mãn gì cả vì chúng tôi không thể nếm được vị gì".
Jenny Dwork, giám sát viên thương mại điện tử cho một công ty giày ở New York, cũng gặp tình huống tương tự. Cô đến nhà mẹ để làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội. Dwork cảm thấy hơi mệt mỏi và cảm nhẹ vào ngày 24/3, nhưng ngoài ra thì vẫn ổn. Cho đến khi uống một cốc sinh tố, cô nhận ra mình không hề nếm thấy vị gì trừ cảm giác lạnh. Biết việc đó có thể là triệu chứng của Covid-19, cô đã đến một trạm xét nghiệm nhưng đã bị từ chối vì không có triệu chứng nào khác.
Dwork cũng thử một số đồ ăn uống có vị mạnh khác, như tương ớt sriracha, và sau đó là vodka. Cô cảm thấy vị cồn nóng bỏng cổ họng nhưng không nếm được gì, và đến hôm sau vẫn say rượu nôn nao như thường.
Đối với một bệnh dịch khủng khiếp và khó lường, các triệu chứng kỳ lạ nhất xảy ra khá phổ biến. Một nghiên cứu trên bệnh nhân Covid-19 ở châu Âu cho thấy 85,6% và 88% bệnh nhân có biểu hiện "rối loạn chức năng vị giác và khứu giác" tương ứng. Trong một nghiên cứu ở Iran, 76% bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác cho biết hiện tượng này khởi phát đột ngột, như thể mùi hương đã được bật tắt như bóng đèn.
Thông thường, đối với việc mất khứu giác, tắc nghẽn là nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng một số virus có thể cản trở quá trình xử lý khứu giác của chúng ta. Với Covid-19, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác nó xảy ra như thế nào. Một số người nghĩ rằng virus có thể tấn công hệ thống thần kinh thông qua hành khứu giác (các dây thần kinh trong mũi giúp chúng ta ngửi). Nó cũng nhắm đến biểu mô khứu giác (lớp da bao quanh các tế bào thần kinh), nơi có các tế bào tương tự như ở phổi mà virus tấn công.
Bởi các tế bào thần kinh có thể tự tái tạo, "trong khoảng 7 ngày, hầu hết người bệnh đều bắt đầu hồi phục", James Denneny, Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành của Viện hàn lâm Phẫu thuật tai - mũi - họng của Mỹ, nói. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khả năng mất xúc giác vĩnh viễn, nhưng hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên, về ngắn hạn, việc mất khứu giác và vị giác có ý nghĩa khẩn cấp hơn vì đây có thể là dấu hiệu của người đã nhiễm virus ngay cả khi họ không ho, sốt hoặc có các triệu chứng điển hình khác. Joe Cickyham cho biết mình đã dương tính với Covid-19 chỉ với các triệu chứng liên quan đến việc cảm nhận mùi vị.
Rudy Gober, vận động viên của Utah Jazz, người đầu tiên ở NBA dương tính với virus, cho biết anh cũng bị mất xúc giác. Nhiều người nổi tiếng khác, bao gồm cựu ngôi sao của show truyền hình thực tế "Bachelor" Colton Underwood, diễn viên của series "Mất tích" Daniel Dae Kim và ngôi sao Broadway Aaron Tveit cũng đã có các triệu chứng tương tự. Một phần tư số người ghi nhận triệu chứng này cho biết đây là dấu hiệu duy nhất của bệnh mà họ gặp phải.
"Tôi không thể ngửi thấy gì trong năm ngày liền.", Vallery Lomas, một thợ làm bánh nổi tiếng 34 tuổi, sợ rằng cô sẽ không bao giờ lấy lại được khứu giác và vị giác.
Điều này đe dọa sự nghiệp của Lomas vì cô dương tính với Covid-19 khi đang viết một cuốn sách nấu ăn. Mùi và vị có liên quan chặt chẽ với nhau, và các chuyên gia ẩm thực dựa vào cảm giác để điều chỉnh công thức nấu ăn. Lomas đã phải đề nghị nhà xuất bản gia hạn nộp bản thảo, và thay vì đắm mình trong mùi bơ sữa ngào ngạt của những chiếc bánh mới ra lò, cô đã phải dành một tuần liên tục ngửi một chai xi-rô ho có mùi rất khó chịu, hy vọng khứu giác sẽ quay trở lại.
Và cuối cùng nó cũng trở lại, nhưng không hồi phục hoàn toàn. "Tôi đã bắt đầu phát hoảng vào sáng nay," cô nói, khi đang thử nghiệm một công thức và nhận thấy sự thiếu nhạy bén trong cảm giác của mình. "Mặc dù tôi có thể nếm được những hương vị đó, nhưng tôi vẫn không thể thực sự ngửi và nếm được để biết chắc liệu có quá ngọt không? Có cần thêm quế không? Vị này có lấn át các hương vị khác không? Mùi vị có cân bằng không? Tôi không xác định được".
Có phục hồi được không?
Vì mùi và vị có liên quan chặt chẽ với nhau, một số người tưởng rằng họ đã mất cả hai giác quan thực ra có thể chỉ mất khứu giác. Jo Shapiro, Phó Giáo sư chuyên ngành Tai - mũi - họng tại Trường Y, Đại học Harvard cho biết.
"Việc mất khứu giác khiến bạn cũng mất luôn cảm nhận về hương vị. (Có một điểm khác biệt: vị cơ bản chỉ gồm ngọt, mặn, chua, đắng và umami; nhưng hương vị thì có tính chính xác cao hơn. Hãy thử bịt mũi và thử một quả dâu tây, rồi chuyển sang thử một cái kẹo gôm vị anh đào: Bạn sẽ thấy rằng cả hai đều có vị ngọt, nhưng không thể phân biệt được hương vị của chúng).
Việc mất khứu giác khiến bạn cũng mất luôn cảm nhận về hương vị. Ảnh: New York Times.
Shapiro biết được điều này từ trải nghiệm cá nhân. Cô được cho là đã mắc Covid-19 và cũng đã bị từ chối xét nghiệm vì không đủ điều kiện. Cô có đầy đủ các triệu chứng phổ biến (sốt, lạnh, mệt mỏi, ho) và mất khứu giác. Shapiro nhận ra điều này khi, trong bữa sáng, cô chỉ có thể cảm nhận thấy duy nhất vị mặn của món ăn.
Nhiều bệnh nhân khác cũng có thể mất vị giác hoàn toàn, như Lawlor ăn hành tây mà không thấy vị gì cả. Thomas Finger, giáo sư ngành Sinh học tế bào và cấu trúc chuyên nghiên cứu về vị giác tại Trường Y thuộc Đại học Colorado Anschutz, dựa trên các thông tin mà anh thu thập được từ khắp nơi trên thế giới, nói: "Điều đặc biệt về hiện tượng mất vị giác liên quan tới Covid-19 này là nó có xu hướng ảnh hưởng tới việc cảm nhận vị ngọt".
Điều đó có nghĩa là đối với một số người, đó sẽ là vị đầu tiên mất đi, nhưng vẫn chưa thể lý giải tại sao việc cảm nhận các mùi vị không bị ảnh hưởng giống nhau.
Việc nghiên cứu về hiện tượng này vẫn đang tiếp tục - không chỉ trong cộng đồng y tế, mà ngay cả trong các hộ gia đình có những người có khả năng đã mắc Covid-19. Các trường hợp không cần nhập viện đã tiến hành những thí nghiệm của riêng họ.
Mandy Hardy, 42 tuổi, ở Brooklyn, đã mất cả hai giác quan vào tuần trước. Cô đã thử cho mật ong và quế vào trà và không cảm thấy gì. Cô phải liên tục hít bạc hà từ ống hít mũi của mình với hy vọng khứu giác sẽ quay trở lại. (Hiện tại khứu giác của cô đã phục hồi khoảng 50 %).
Sue Kinnamon, một giáo sư Tai - mũi - họng ở Đại học Colorado-Anschutz, nói rằng những người bị ảnh hưởng có thể "luyện khứu giác" bằng việc tiếp xúc thường xuyên với các mùi hương mạnh như mù tạt, dù chưa có minh chứng cụ thể về hiệu quả của biện pháp này trong trường hợp mất khứu giác do Covid-19.
Kevin Knocke, 33 tuổi, mất khứu giác và vị giác do virus, dí dỏm nói về lợi thế việc này: "Tôi đã dọn vệ sinh và thay tã cho con nhỏ 'ngon lành'. Tôi chỉ đứng cách nó vài cm mà không hề thấy mùi gì cả".
Rất may, những người mất khứu giác hoặc vị giác sẽ không phải chịu đựng điều này cả đời. AAO-HNS phát hiện ra rằng thời gian trung bình bệnh nhân trải qua các triệu chứng đó là bảy ngày, với 85% bệnh nhân lấy lại được cảm giác trong vòng 10 ngày.
Những người được hỏi cho biết khi những mùi vị đầu tiên quay trở lại, họ sung sướng tận hưởng một bữa tiệc mùi vị mà lâu nay đã mất.
"Tôi chỉ nghĩ mình thực sự sẽ trân trọng mọi thứ mình ăn và không chỉ bỏ vào miệng rồi nuốt", Dwork, người bắt đầu lấy lại cảm giác bằng một tách cà phê buổi sáng. Hardy khao khát được ăn pizza. Knocke đã hoãn tiệc sinh nhật của mình cho đến khi anh có thể cảm nhận mùi vị bình thường trở lại.
Còn với Lomas, cô đã dần hoàn thiện cuốn sách nấu ăn của mình, với tựa đề tạm thời là "Life is What You Bake It", trong đó bổ sung một số phần bàn luận về việc sống sót qua đại dịch.
Người Mỹ vác súng máy biểu tình chống lệnh cách ly vì dịch Covid-19
Do bị mất việc làm vì lệnh phong tỏa giữa dịch Covid-19, những cư dân đang sống tại tiểu bang Michigan, Mỹ đã đổ xuống đường để biểu tình. Thậm chí họ còn mang theo vũ khí.
Khánh Linh
Mỹ phê duyệt bộ xét nghiệm Covid-19 siêu tốc: Biết dương tính sau 5 phút Công ty Abbott Laboratories mới đây cho biết, họ đã nhận được sự phê duyệt của chính phủ Mỹ, cho phép sử dụng bộ kít xét nghiệm Covid-19 ra kết quả dương tính chỉ sau 5 phút, trong bối cảnh những bộ xét nghiệm virus tại Mỹ đang khan hiếm và hơn 100.000 người đã dương tính với dịch bệnh. Abbott - công...