Trung Quốc: 1,45 triệu cặp vợ chồng đăng ký sinh con thứ 2
Từ khi nhà nước Trung Quốc thay đổi một chính sách vào cuối năm 2013 cho phép những người là con một được phép có 2 con, đã có khoảng 1,45 triệu cặp vợ chồng đi đăng ký sinh con thứ 2.
Các cặp vợ chồng Trung Quốc được phép sinh 2 con nếu vợ hoặc chồng là con một – Ảnh: Reuters
Một quan chức họ Dương thuộc Ủy ban y tế và kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc cho biết số lượng các cặp vợ chồng đi đăng ký sinh con thứ 2 đã tăng đều đặn kể từ khi chính sách trên được thay đổi. Nếu người vợ hoặc chồng là con một thì họ được phép có 2 con, theo China Daily ngày 10.7.
Mỗi tháng, có trung bình 80.000 đến 90.000 cặp đôi đăng ký sinh con thứ 2. Đỉnh điểm là vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái, đạt 150.000 đơn đăng ký mỗi tháng, ông Dương cho biết.
Video đang HOT
Quan chức này cho hay các thủ tục đăng ký đã được đơn giản hóa. Có khoảng 11 triệu cặp vợ chồng (trong đó, một trong hai người là con một) mới có một con tại Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết mặc dù chính sách trên không dẫn đến việc bùng nổ dân số nhưng những ảnh hưởng có thể xuất hiện sau 4 đến 5 năm. Số trẻ ra đời đã tăng lên 470.000 kể từ khi chính sách này được áp dụng vào năm 2013.
Trung Quốc đã giới thiệu chính sách kế hoạch hóa gia đình vào cuối những năm 1970 để kiềm chế tăng trưởng dân số bằng cách hạn chế những cặp vợ chồng ở thành thị chỉ được sinh một con và hầu hết các cặp vợ chồng ở nông thôn được sinh 2 con.
Ngoài ra, Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ 2 nếu con đầu là nữ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Phụ nữ DTTS nghèo sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng
Phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng/người từ tháng đầu sau sinh con.
Ảnh minh họa
Chính sách trên được quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Theo Nghị định, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) sẽ được hỗ trợ khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau:
1- Sinh một hoặc hai con; 2- Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 3- Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; 4- Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; 5- Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; 6- Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; 7- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); 8- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống; 9- Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Nghị định quy định đối tượng thụ hưởng sẽ được nhận trực tiếp 2 triệu đồng/người bằng tiền mặt từ tháng đầu sau khi sinh con. Đối tượng thụ hưởng phải tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ vùng miền núi khó khăn như chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho những hộ là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn về phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số, phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng địa phương như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; nâng cao đời sống văn hóa... Những chính sách trên đã làm "đòn bẩy" cho đồng bào các dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Đồng thời, khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số của Chính phủ sẽ tiếp tục góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thực tế cho thấy, phần lớn phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi sinh con, nhất là thiếu thốn về kinh tế.
Phương Nhi
Theo_Báo Chính Phủ
"Vàng ròng trong dân số" tiếp sức cho tăng trưởng GDP GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp hơn 10 lần trong vòng hơn 20 năm qua, từ 140 USD/người năm 1992 lên 1.540 USD/người năm 2012, trong đó có sự góp sức quan trọng của việc tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc làm việc của Trưởng ban Kinh tế...