Trung Quốc: 140.000 doanh nghiệp liên quan game bị xóa sổ trong vài tháng
Do chính sách đóng băng giấy phép video game mới đến năm 2022, khoảng 140.000 doanh nghiệp liên quan đến game của Trung Quốc đã phải dừng hoạt động.
Một game thủ chơi Honor of Kings trong giải đấu esport tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 2019.
Trung Quốc tiếp tục không cấp phép video game mới cho đến năm 2022, đập tan hi vọng quy trình hồi phục vào cuối năm 2021 của nhiều doanh nghiệp làm game nhỏ. Điều đó dẫn tới việc hàng loạt công ty phải đóng cửa, trong khi những tên tuổi lớn hơn tìm đường ra nước ngoài.
Cục Xuất bản và Báo chí quốc gia Trung Quốc (NPPA), cơ quan phụ trách cấp phép video game tại Trung Quốc, chưa công bố danh sách các tựa game được phê duyệt kể từ cuối tháng 7. Động thái đánh dấu lần “đóng băng” giấy phép game lâu nhất của nước này kể từ năm 2018.
Video đang HOT
Hàng trăm ngàn xưởng game nhỏ và doanh nghiệp liên quan – chẳng hạn quảng cáo, phát hành – phải dừng hoạt động chỉ trong vài tháng qua. Cụ thể, tờ Securities Daily dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu đăng ký doanh nghiệp Tianyancha cho biết có khoảng 140.000 công ty đã bị xóa sổ trong cùng kỳ. Năm 2020, con số là 180.000.
Các công ty lớn như ByteDance (chủ sở hữu TikTok), Baidu, Tanwan Games giảm thiểu thiệt hại bằng cách sa thải nhân sự trong bộ phận video game. Những hãng dẫn đầu thị trường như Tencent, NetEase dồn lực vào thị trường quốc tế. Chẳng hạn, Tencent – công ty game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu – dự định mở một xưởng phát triển video game mới tại Singapore, trực thuộc chi nhánh TiMi Studio Group. TiMi là nhà phát triển đứng sau hai game lớn của Tencent là Honour of Kings và Call of Duty: Mobile. Đây sẽ là xưởng game thứ 4 ở nước ngoài của hãng, sau Los Angeles, Seattle và Montreal. Trước đó, nhân viên Tencent tại Singapore chỉ làm việc trên các game có sẵn.
Việc đóng cửa doanh nghiệp và sa thải nhân sự ngành game cho thấy bất ổn ngày một tăng trong quản lý tại Trung Quốc, thị trường game béo bở nhất hành tinh. Do đó, rất khó để các công ty đầu tư và phát hành các dự án game mới trong nước. NPPA không giải thích lý do cho hoạt động “đóng băng” giấy phép hay gợi ý khi nào quy trình cấp phép game mới trở lại. Từ tháng 5/2019, NPPA thường công bố giấy phép game mới vào giữa hoặc cuối mỗi tháng. Khoảng 80 đến 100 game được phê duyệt mỗi tháng.
Chỉ vài tháng trước khi “đóng băng”, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu quan ngại về nạn nghiện game của người trẻ trong một sự kiện hồi tháng 3. Vào tháng 8, Trung Quốc ban hành quy định chơi game 3 tiếng/tuần cho người dưới 18 tuổi.
2021: Năm kinh hoàng của các công ty game Trung Quốc
Doanh nghiệp ngành game của Đại Lục trải qua một năm đầy khốn khó và số lượng công ty không kịp đón năm mới lên tới 14.000 đơn vị.
Thị trưởng game Trung Quốc trải qua giai đoạn đình trệ nghiêm trọng khi việc phê duyệt trò chơi đã dừng hoặc hoạt động nhỏ giọt trong 5 tháng cuối năm 2021. Điều này khiến rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quốc gia đông dân nhất thế giới lao đao.
Dữ liệu chính thức cho thấy toàn Trung Quốc có hơn 300.000 doanh nghiệp sở hữu vốn điều liệu nhỏ hơn 10 triệu nhân dân tệ đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới trò chơi. Nhưng kể từ tháng 7.2021 tới hết 30.12.2021, đã có tới 14.000 công ty trong số này bị giải thể. Số doanh nghiệp phải sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí là không đếm xuể.
Trong giai đoạn khó khăn, chuyện giảm tải nhân sự, giải tán các đội phát triển game đã không còn xa lạ. Nhiều người thuộc diện buộc thôi việc cũng thừa nhận công ty luôn đối mặt với các khó khăn là lý do khiến họ phải ra đi.
Chỉ tính trong 2 tháng cuối năm 2021, đã rất nhiều doanh nghiệp ngành game Trung Quốc, các nhà sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ liên tục cho nhân viên nghỉ việc, trong khi hoạt động kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Nhiều doanh nghiệp đã không còn giữ được sức hút của sản phẩm với khách hàng khi các game mới không được phê duyệt, trò chơi cũ thì đã bớt hấp dẫn, chất lượng không còn đáp ứng nhu cầu.
Khó khăn có thể còn tiếp tục khi mới đây hơn 400 công ty game tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký thỏa thuận chống nghiệm game. Chính phủ đã xây dựng một nền tảng xác thực danh tính người chơi và họ sử dụng công cụ này để truy cập vào hơn 5.000 doanh nghiệp với trên 10.000 trò chơi đang có mặt trên thị trường.
Nền tảng có nhiệm vụ thực thi các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nghiện game ở những người quá đam mê, bảo vệ sức khỏe tinh thần của người chơi, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ tuổi.
Tháng 8.2021, Trung Quốc cũng chính thức áp dụng biện pháp giới hạn thời gian chơi game trực tuyến không quá 3 tiếng mỗi tuần của thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Giới hạn giờ chơi game của trẻ em biến cuối tuần trở thành thảm họa cho các game thủ Trung Quốc Cuối tuần vừa qua, hàng loạt game thủ Trung Quốc đã gặp phải vấn đề khi vào tựa game "Honor of Kings" do lượng người chơi tăng đột biến làm quá tải máy chủ. Lệnh hạn chế ngặt nghèo nhất từ trước đến nay vừa được áp dụng cho ngành game Trung Quốc khi giới hạn người dưới 18 tuổi chỉ được chơi...