Trừng phạt quan tham
Tỷ lệ 82% người ủng hộ Tổng thống Putin chứng tỏ những chính sách ông chủ Điện Kremlin đang thực hiện hợp lòng dân, nhất là trong lĩnh vực chống tham nhũng.
Kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu độc lập Levada công bố hôm 5-4 diễn ra sau khi hãng TASS đưa tin, Chủ tịch Hội đồng nhà nước của Cộng hòa Udmurtia thuộc Nga, ông Alexander Solovyov đã bị bắt vì bị cáo buộc nhận hối lộ. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Putin đã được báo cáo về việc ông Alexander Solovyov bị bắt.
Được biết, ông Alexander Solovyov đã được di lý tới Moskva để phục vụ công tác điều tra, và nhà riêng của nhà lãnh đạo này ở Udmurtia bị khám xét.
Theo người phát ngôn của Ủy ban Điều tra liên bang Nga (SKR) – bà Svetlana Petrenko – cho biết, ông Alexander Solovyov bị bắt vì đã nhận hối lộ 139 triệu rub (khoảng 2,47 triệu USD) từ các công ty liên quan đến hoạt động xây dựng cầu nối giữa sông Kama với sông Bui tại Cộng hòa Udmurtia, trong khoảng thời gian 2014-2016. Ngoài ra, ông Alexander Solovyov còn nhận số cổ phần trị giá 2,7 triệu rub của một doanh nghiệp ở Udmurtia.
Người đứng đầu Cộng hòa Udmurtia thuộc Nga Alexander Solovyov.
Trước đó, SKR và Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) đồng loạt khám xét các văn phòng, nhà riêng của một số lãnh đạo Công ty xây dựng Ateks (thuộc Cơ quan Cảnh vệ Liên bang Nga – FSO) ở Moskva, Saint Peterburg và thu giữ nhiều tài liệu, tiền mặt gồm cả đồng rub và ngoại tệ.
Trong số 6 người bị bắt có Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Ateks, ông Andrey Kaminov và cựu Phó Tổng Giám đốc Ateks (hiện là Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Stroifasad), ông Stanislav Kyuner. Những người này bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng “khủng” khi xây dựng công trình số 53 ở Novo-Ogaryovo, trong dinh thự Tổng thống.
Theo giới truyền thông, hơn 4 năm trước (tháng 12-2012), FSO có ký với Ateks hợp đồng thi công xây dựng công trình số 53 ở Novo-Ogaryovo, với tổng giá trị 5,7 tỷ rub.
Theo hợp đồng, FSO đã chuyển cho các công ty xây dựng 2,6 tỷ rub và công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 11-2014. Nhưng sau nhiều lần gia hạn, công trình vẫn không thể hoàn thành trước ngày 31-3-2015. Do đó, FSO yêu cầu Ateks bồi thường 77 triệu rub do không hoàn thành công trình đúng thời hạn.
Sau khi vụ kiện được chuyển tới cơ quan chức năng, người ta đã phát hiện ra nhiều dấu hiệu phạm tội. Theo đó, Tổng Giám đốc Andrey Kaminov cùng các đồng phạm đã chiếm đoạt 225 triệu rub. Và mánh khóe gian lận của họ bị phát hiện trong quá trình điều tra vụ buôn lậu rượu ngoại của Công ty cổ phần Forum. Cả 2 vụ án kể trên vẫn đang được SKR và FSB điều tra.
Hơn 1 tháng trước (6-3), Trung tướng Vyacheslav Varchuk, cựu Phó Tư lệnh quân dã chiến (VV) thuộc Bộ Nội vụ (MVD) Nga đã bị bắt vì bị nghi ngờ nhận hối lộ 10 triệu rub. Trung tướng Vyacheslav Varchuk bị nghi nhận 10 triệu rub (từ tháng 2-2015 đến tháng 2-2016) từ Đại tá Alexander Kostin, Phó Cục trưởng Cục Tài chính của VV.
Việc này diễn ra sau khi Cục Thông tin liên lạc thuộc VV được hứa nhận khoản kinh phí bổ sung 250 triệu rub để hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, nếu “lại quả” 10 triệu rub. 4 năm trước (2013-2017), Trung tướng Vyacheslav Varchuk (từng nhận danh hiệu “Nhà kinh tế công huân” của Nga) lọt vào danh sách 5 quân nhân Nga giàu nhất theo bình chọn của Forbes bởi sở hữu một căn hộ 3 buồng và chiếc xe Lexus 570, còn vợ ông sở hữu biệt thự, một khu đất và chiếc xe Land Rover Discovery.
Theo giới chuyên môn, việc bắt Trung tướng Vyacheslav Varchuk là kết quả phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ của MVD. Trước đó, Cục phó Cục An ninh kinh tế và chống tham nhũng Bộ Nội vụ, Đại tá Dmitry Zakharchenko bị bắt quả tang khi đang nhận 7 triệu rub.
Khi khám văn phòng của ông, người ta phát hiện thêm 20 triệu rub. 13 triệu rub và 176.000 USD cũng được tìm thấy trong khoang hành lý ôtô của ông Dmitry Zakharchenko. Và số tiền được Đại tá Dmitry Zakharchenko cất ở tư dinh trên Đại lộ Lomonosov lên tới 120 triệu USD và 2 triệu euro.
Video đang HOT
Ngày 4-4, hãng Reuters và RIA Novosti dẫn chỉ trích của Thủ tướng Dmitry Medvedev trước những cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông – vừa vô lý, vừa mang động cơ chính trị và không trung thực.
Theo ông Dmitry Medvedev, cái gọi là “cuộc điều tra” chỉ là âm mưu đưa người dân xuống đường biểu tình. Bởi theo một đoạn video do nhà hoạt động chống tham nhũng Alexei Navalny công bố gần đây đã cáo buộc ông Dmitry Medvedev bí mật sở hữu một nhóm đảo với các dinh thự hạng sang. Đoạn video đã thu hút gần 17 triệu lượt xem trên trang mạng YouTube và châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên khắp nước Nga mấy ngày qua.
Cảnh sát cảnh báo, bất cứ cuộc biểu tình nào diễn ra vào cuối tuần đều bị coi là bất hợp pháp và những người tổ chức biểu tình trên mạng xã hội sẽ bị điều tra.
Theo Thiện Lân
Cảnh sát toàn cầu
Quan tham lộ mặt vì bồ lên mạng "khoe" chuyện giường chiếu
Theo Tân Kinh báo, từ cuối những năm 1990 đến nay, không ít quan chức Trung Quốc "ngã ngựa" vì dính líu tới chuyện tình ái ngoài luồng.
Từ sau Đại hội 18 đến nay đã có hơn 100 cán bộ cấp tỉnh và bộ bị ngã ngựa. Các thông báo kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương cho thấy, bê bối tình ái vẫn là hiện tượng chủ yếu của các quan chức cao cấp. Tân Kinh báo thống kê sơ bộ, trong số hơn 100 quan chức cấp tỉnh, bộ bị quật ngã này, có khoảng 40% "đạo đức bại hoại", "gian dâm với người khác", "đổi tiền lấy sắc, đổi quyền lấy sắc"...
Ngã gục vì bị chính người tình tố cáo
Ngày 6/12/2012, trên mạng xã hội weibo liên tiếp xuất hiện 3 bài viết tố cáo Lưu Thiết Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia, làm giả bằng cấp, câu kết với thương gia Nghê Nhật Đào trục lợi... Trong đó, một bài đăng kèm tấm ảnh chụp Lưu Thiết Nam với cô người tình họ Từ, nói hai người là người tình của nhau, nhưng sau khi trở mặt vì quan hệ lợi ích, Nam nhiều lần dọa giết Từ.
Lưu Thiết Nam
Theo báo chí, Nam và Từ quen nhau ở Nhật, sau đó Từ di cư sang Canada. Vợ Nam và thương gia Nghê Nhật Đào có ý định mở công ty ở Canada nên tìm đến Từ. Tuy nhiên, sau một thời gian Từ nhận thấy kiểu làm ăn của công ty là lừa đảo, rất nguy hiểm nên chủ động xin rút lui. Nam tức giận dọa giết, Từ liền tố giác Nam và Đào. Ngày 11/5/2013, Nam đã bị bắt điều tra. Tới tháng 12/2014, Nam bị kết án tù chung thân, tịch thu tài sản vì tội nhận hối lộ 35 triệu NDT (122,5 tỷ đồng).
Cũng bị người tình tố cáo còn có Vương Tố Nghị, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Mặt trận thống nhất Khu ủy Nội Mông và Y Tuấn Khanh, Cục trưởng Cục Biên dịch trung ương.
Tháng 7/2014, Vương Tố Nghị bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ. Vài ngày sau, Cố Hoa, Phó tổng biên tập Nhật báo Hà Nam, đăng bài trên trang weibo chỉ rõ Nghị bị người tình tố giác tham ô, nhận hối lộ gần 100 triệu NDT, bao nuôi nhiều người tình là sinh viên, nhà báo, có hàng chục căn hộ, sắp xếp cho gần 30 người thân ngồi chơi hưởng lương.
Ngày 17/1/2013, Tân Hoa xã đưa tin Cục trưởng Biên dịch quốc gia Y Tuấn Khanh bị bãi chức vì vấn đề tác phong sinh hoạt. Trước khi tin này được công bố, một bài viết dài 120 ngàn chữ ký tên Thường Diễm nhan đề "Một sáng chợt tỉnh giấc, nửa đời chìm trong mưa gió" đã lan truyền rất nhanh trên mạng.
Trong bài viết, Thường Diễm tự nhận mình ngoại tình với Y Tuấn Khanh. Cô ta kể lại chi tiết thiên diễm tình của hai người, kể lại chuyện cô đã hiến thân cho Khanh để được nhận vào Cục Biên dịch và để có hộ khẩu Bắc Kinh. Vì vụ bê bối này, đang từ Cục trưởng, hiện Khanh chỉ là chuyên viên chính của cục này.
Tiêu tiền của anh, kéo anh xuống bùn
Có nhà bình luận đã mô tả mối quan hệ quan tham với tình nhân là "Tiêu tiền của anh, kéo anh xuống bùn, lâm trận thì trở giáo". Nếu Lưu Thiết Nam, Vương Tố Nghị, Y Tuấn Khanh đều bị người tình "lâm trận trở giáo", thì người tình của Trần An Chúng, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Giang Tây, chính là điển hình của loại "Tiêu tiền của anh, kéo anh xuống bùn".
Trần An Chúng
Tháng 6/2015, Trần An Chúng bị tuyên phạt 12 năm tù vì tội nhận hối lộ. Thông báo của cơ quan chức năng cho biết, Chúng "đạo đức bại hoại, hủ hóa trụy lạc". Báo chí cho biết, khi Trần An Chúng là Bí thư thị ủy Bình Hương đã lưu truyền về ông ta có "4 cái 18", bao gồm: "Cao 1 mét 8, nặng 180 cân (90kg), tửu lượng 18 lạng (gần 1 lít), (thích) gái 18 tuổi".
Sự "hào phóng" của Chúng với những người tình thì trong quan trường Bình Hương ai cũng biết: "Ông ấy giữ tiền để mình tiêu rất ít, phần lớn đều cho tình nhân, chỉ là người làm công cho các cô ả mà thôi".
Tuần san kinh tế Trung Quốc đăng bài cho biết, một cán bộ viện kiểm sát tỉnh Giang Tây kể, trong nhà giam, Chúng đã thành thật thừa nhận tất cả mọi tội lỗi, kê khai một danh sách dài những nữ cán bộ mà ông ta đã gian dâm, còn viết một bản sám hối dài dằng dặc.
Người tình trở thành đột phá khẩu phá án
Nhiều quan chức sau khi bị cơ quan chức năng điều tra, người tình cũng bị bắt. Một số cô sau đó đã trở thành "đột phá khẩu" để các nhân viên điều tra phá án.
Thị trưởng Nam Kinh Quý Kiến Nghiệp sau khi ngã ngựa, có 3 cô người tình cùng bị điều tra, gồm: một phó tổng giám đốc khách sạn quốc doanh ở Dương Châu, một Ủy viên Ủy ban cải cách phát triển Dương Châu và Kim Thu Phần, Cục trưởng Bảo vệ môi trường thành phố Dương Châu.
Riêng cô Ủy viên Ủy ban cải cách phát triển Dương Châu vốn chỉ là nhân viên đánh máy ở văn phòng ủy ban thành phố, trắng trẻo xinh xắn, mỗi khi đem tài liệu cho Nghiệp thường tránh mặt thư ký, vào thẳng buồng ông ta. Sau khi được Nghiệp đề bạt làm cán bộ ở Ủy ban cải cách và phát triển, mỗi khi Nghiệp đi đâu công cán đều dẫn cô ta đi theo.
Dương Vệ Trạch (phải) và Kim Mẫn Yến
Trong thông báo vấn đề của Quý Kiến Nghiệp, cơ quan chức năng đã sử dụng cụm từ "đạo đức bại hoại". Báo chí nêu rõ, Nghiệp đã bao nuôi nhiều tình nhân, thậm chí gian dâm với cả một số quan chức cấp cao.
Nguyên Bí thư thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch và Quách Vĩnh Tường, Chủ tịch Hội Văn nghệ Tứ Xuyên sau khi bị điều tra, các ả người tình cũng bị bắt. Theo báo Liễu vọng liêm chính, Trạch có quan hệ tình ái với Kim Mẫn Yến - "mỹ nhân Trưởng ban tuyên truyền" quận Tân Vô Tích.
Yến xuất thân giới văn nghệ, rất xinh đẹp, thường tự lái chiếc Audi. Yến sinh năm 1977, nhưng sau sửa hồ sơ thành năm 1983, có cha là doanh nhân chuyên nhận thầu xây dựng công trình, có quan hệ làm ăn với Trạch.
Một nữ cán bộ cấp phòng bị đưa đi điều tra cùng Quách Vĩnh Tường, từng công tác ở Văn phòng tỉnh ủy Tứ Xuyên. Một quan chức quen biết cô này cho biết, cô ta người Thành Đô, ngoài 30 tuổi, xinh đẹp và thông minh. Tường và cô nàng có quan hệ với nhau từ khi ông ta là Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng tỉnh ủy Tứ Xuyên. Là nhân viên văn phòng nhưng cô ta đi làm bằng xe Audi. Sau khi được cất nhắc lên Phó phòng thì Tường xảy chuyện, cô ta cũng bị đưa đi giúp điều tra.
Tháng 6/2015, Hứa Thu Lâm, một người phụ nữ đầy bí ẩn trong vụ án tham nhũng ở Yết Dương, Quảng Đông, bị tuyên phạt 6 năm tù vì tội nhận hối lộ. Báo chí vạch rõ Hứa Thu Lâm là "người tình dùng chung" của Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư thành ủy Quảng Châu Vạn Khánh Lương và Bí thư thị ủy Yết Dương Trần Hoằng Bình. Tin cho biết, Lâm có với Lương và Bình mỗi ông một con trai riêng.
Khi bị đưa ra tòa xét xử, Lâm nói: "Tôi có 6 đứa con, nhỏ nhất mới 10 tháng, đứa trên 23 tháng. Lâu lắm rồi tôi không được gặp chúng, nay tôi không biết chúng đã lớn lên như thế nào, bố của chúng đều bị bắt cả rồi". Việc Lâm đưa hối lộ có liên quan đến Vạn Khánh Lương hay không, chính quyền không nói rõ. Có điều Hoàng Hồng Minh, ông chủ tập đoàn Sáng Hồng, từng chuyển khoản tiền hối lộ rất lớn cho Lương đến công ty của Lâm để cô ta "tái phân phối".
Giết hại người tình, trốn không thoát
Ngày 11/11/2016, Tòa án thành phố Thái Nguyên mở phiên tòa công khai tuyên phạt Triệu Lê Bình, nguyên Phó chủ tịch Chính Hiệp khu tự trị Nội Mông mức án tử hình về các tội cố ý giết người, nhận hối lộ, tàng trữ súng đạn, thuốc nổ trái phép.
Triệu Lê Bình
Bình nguyên là Giám đốc Công an, Phó chủ tịch chính quyền, Phó chủ tịch Chính Hiệp khu Nội Mông.
Sau khi Bình bị tuyên án, Nhân dân Nhật báo đã đăng bài "Trọng tội giết người cần phải trừng phạt nghiêm khắc", trong đó nhắc đến việc Bình lập mưu gây án, mang súng truy sát và nổ súng trong khu dân cư bắn chết một phụ nữ họ Lý vào ngày 20/3/2015. Khi đem xác đi thủ tiêu, Bình còn bắn tiếp vào tử thi để hả giận và đổ xăng thiêu cháy để hủy dấu vết.
Thông tin của tòa không nói rõ vì sao Bình giết Lý, nhưng theo nguồn tin báo chí, một tháng trước khi cô Lý bị giết, Bình có viết một giấy ghi nợ đề ngày 25/2/2015 với nội dung: "Tôi nợ Lý 3 triệu NDT, hạn trả vào ngày 8/3, nếu chậm sẽ tính lãi 20%".
Theo Ngô Tuyết
Vietnamnet
Người chuyên săn lùng quan tham lên sóng truyền hình TQ Nhiều người trong ủy ban chống tham nhũng Trung Quốc cũng trở thành "con mồi" cho những quan tham mua chuộc. Chu Minh Quốc, một thành viên ủy ban CCDI, bị buộc tội tham nhũng. Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc tiếp tục phát đi thông điệp chống tham nhũng trong năm nay. Ba tập phim tài liệu đầu tiên được trình...