Trừng phạt phương Tây có đẩy Nga – Trung Quốc xích lại gần nhau?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lệnh trừng phạt của phương Tây đã như một ‘cú hích’ đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
Sự thật có phải vậy không khi mới đây các chuyên gia nghiên cứu đến từ Trung tâm Carnegie Moscow đã đưa ra một nhận định hoàn toàn trái ngược?.
Học giả Alexander Gabuev từ Chương trình Nga-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Carnegie Moscow nhận định: “ Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga vào một thế cờ khác, Nga cũng hy vọng mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc sẽ bù đắp những tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt Nga của các nước phương Tây.
Tổng thống Nga Putin khẳng định, lệnh trường phạt của phương Tây đã kéo Nga – Trung xích lại gần nhau, nhưng dường như điều này không đúng như vậy?
Nhưng dường như mọi sự không như dự tính, giới lãnh đạo Kremlin cũng nhận ra rằng, các biện pháp trừng phạt này thực chất cũng ảnh hưởng tới Trung Quốc, quan hệ hai nước cũng không tốt như mong đợi”.
Bài phân tích cũng chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy quan hệ Nga – Trung, xét về mặt kinh tế, đang xấu đi do lệnh trừng phạt từ EU. Trong một cuộc phỏng vấn với các quan chức ngân hàng của hai nước, cả hai bên đã tiết lộ sự “không ăn ý” khi làm việc với nhau.
Các ông chủ ngân hàng ở Nga công khai phàn nàn rằng, Trung Quốc không rõ ở vị thế nào khi Mỹ và EU trừng phạt các ngân hàng Nga. Các ngân hàng Trung Quốc cũng không đủ chuyên môn, am hiểu về ngân hàng Nga.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Ngân hàng VTB Yuri Soloviev cho hay, phần lớn ngân hàng Trung Quốc sẽ không giao dịch liên ngân hàng với phía Nga. Một lãnh đạo khác của VTB thì than phiền rằng phía Trung Quốc quá khắt khe khi quan sát các lệnh trừng phạt từ phương Tây và rằng hai bên phải mất nhiều tuần để hoàn tất các giao dịch, trong khi trước đó chỉ mất ba ngày.
Các số liệu được công bố cũng cho thấy, trong hai năm 2014-2015, không công ty nào của Nga nhận được vốn từ các sàn chứng khoán Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nhà quan sát cũng chú ý tới nguồn tiền cho vay theo thảo thuận giữa các ngân hàng Nga và Trung Quốc.
Những biểu hiện này trái ngược hoàn toán với câu trả lời trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn TASS trước chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc. Ông Putin khẳng định: “Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã thắt chặt sự hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh”.
Chuyên gia Alexander Gabuev lý giải về sự mâu thuẫn trên dựa trên thông tin phỏng vấn các Ngân hàng Nga, Trung Quốc cũng như các quan chức chính phủ. Thứ nhất, Trung Quốc hơn lúc nào hết vẫn nhận ra tầm quan trọng của thị trường phương Tây đối với mình, vậy nên dù có nhiều cơ hội để tiến sâu vào thị trường Nga, nhưng Trung Quốc đã tạm “khước từ” nó để giữ hòa khí cho các bên.
Phân tích của học giả Gabuev đưa ra so sánh, thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đạt xấp xỉ 600 tỷ USD, còn với EU là 593 tỷ USD. Trong khi đó, con số này với Nga là 64,2 tỷ USD, giảm 28,6% so với năm 2014. Ngoài ra sau nhiều năm cấm vận, bốn ngân hàng nhà nước lớn ở Trung Quốc được phép mua cổ phần của các ngân hàng Mỹ và châu Âu. Trong khi ở Nga, các ngân hàng Trung Quốc không được phép mua cổ phẩn riêng.
Thứ hai, là việc giới ngân hàng ở Trung Quốc thiếu hiểu biết chuyên sâu về những người bạn Nga. Một lãnh đạo ngân hàng từng chia sẻ, họ biết rõ về các công ty Trung Quốc được họ hỗ trợ, hiện đang làm ăn với Nga, không ngây thơ đến nỗi cho rằng có thể hiểu được người Nga, người bạn Nga thực sự “bí ẩn, khó nắm bắt”.
Và mặc dù có những lực lượng tài giỏi đang làm việc tại Nga, song các ngân hàng Trung Quốc phải thẳng thắn thừa nhận, họ không thể “đối trọng” với các ngân hàng Mỹ hay châu Âu ở Nga. Đó là chưa kể tới việc làm “phận ý” các tập đoàn tài chính lớn của châu Âu, nhiều ngân hàng Trung Quốc, đã yêu cầu các khách hàng nước ngoài có giao dịch với Nga phải đóng tài khoản. Các ngân hàng Hong Kong cũng dừng mở tài khoản cho công dân Nga.
Thứ ba, chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra tại Trung Quốc đã khiến các công ty (đặc biệt là công ty nhà nước) không còn mặn mà với những thương vụ làm ăn mạo hiểm. Các công ty tài chính, năng lược của Bắc Kinh không dám nhận các khoản vay hỗ trợ tài chính từ phía Nga.
Tương lai sự hợp tác tài chính Trung Quốc và Nga rất khó đoán bởi đây vẫn là hai nước lớn và có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế thế giới. Nhưng nếu cả hai vẫn giữ nguyên tắc làm việc như hiện nay thì rất khó để nói rằng, Nga và Trung Quốc sẽ xích lại gần nhau hơn.
Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Nga - Trung Quốc tăng cường tập trận chung trong năm 2016
Bô trưởng Quôc phòng Nga ngày 27.4 đã gặp gỡ người đông câp Trung Quôc, tuyên bô Bắc Kinh và Moscow sẽ tăng cường tâp trân chung trong năm 2016.
Nga va Trung Quôc se tăng cương sô cuôc tâp trân chung trong năm 2016AFP
Bộ trưởng Sergey Shoigu nói rằng 2 nước nhất trí cao về sự liên lạc cấp cao cả ở cấp nhà nước và trong lĩnh vực quốc phòng. Ông Shoigu thông báo trong năm 2016, hai nước sẽ tổ chức nhiều cuộc tập trận chung và các sự kiện liên quan hơn năm trước, theo TASS ngày 27.4.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ tiến hành cả tập trận chung trên bộ và trên biển. Mục đích là nhằm tăng cường lợi ích chung trong mối quan hệ giữa 2 nước".
Ông Shoigu cho biết Nga và Trung Quốc có thể sẽ có nhiều cuộc đối thoại về hợp tác quốc phòng và công nghệ tại Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 5.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh các cuộc tập trận nhằm mục đích tăng cường lợi ích chung 2 nước Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói nhờ vào những nỗ lực cá nhân của lãnh đạo 2 nước trong năm qua, mối quan hệ giữa quân đội Nga và Trung Quốc đã phát triển lên tầm cao mới.
Theo Bộ trưởng Thường Vạn Toàn, Trung Quốc và Nga hiện đối mặt với nhiều thử thách phức tạp hơn trong tình hình an ninh quốc tế hiện nay. "Tình hình này đòi hỏi Bộ quốc phòng Nga và Trung Quốc cần gắn kết và hợp tác với nhau nhiều hơn", ông Thường phát biểu.
The Diplomat nhận định cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc năm 2016 sẽ là tập trận trên biển, do Trung Quốc làm chủ nhà.
Trung Quốc và Nga đã đều đặn tăng cường số lượng các cuộc tập trận trong năm qua. Trong năm 2015, cả 2 nước tổ chức các cuộc tập trận trên biển và tập trận tấn công đổ bộ ở biển Nhật Bản, một cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải cùng nhiều hoạt động trao đổi quân sự khác. Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng tham gia nhiều cuộc tập trận 3 bên hoặc có nhiều nước tham dự.
Theo The Diplomat, Nga và Trung Quốc không phải là đồng minh quân sự chính thức của nhau nên không có các hoạt động quân sự phức hợp như các nước NATO. Vì thế, các cuộc tập trận chung sẽ mang lại lợi ích cho 2 nước, đặc biệt là Trung Quốc vì nước này chưa tham gia một cuộc chiến tranh toàn diện nào trong vài thập niên qua.
Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện khả năng phối hợp của 2 nước, bắn tín hiệu đến những nước thứ ba như Mỹ rằng Nga và Trung Quốc đã có một mối quan hệ đối tác an ninh được đảm bảo.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ngấm đòn trừng phạt Nga, NATO tìm cách thoát Mỹ? Những động thái gần đây của NATO cho thấy tổ chức này đang tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ để mở rộng các mối quan hệ. NATO mong muốn mở lại đàm phán với Nga Ngày 28/1, ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác nhận rằng liên minh này đang thảo luận...