Trừng phạt Nord Stream-2: Nga vạch trần mưu Mỹ
Mỹ đang tìm cách kéo đồng minh châu Âu ra khỏi nguồn cung năng lượng từ Nga, để từ đó đưa khí hóa lỏng của họ vào thị trường châu Âu.
Ngày 21/12, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục tiến hành các dự án kinh tế, bất chấp lệnh trừng phạt. “Nga đã và sẽ tiếp tục tiến hành các dự án kinh tế, bất chấp lệnh trừng phạt của mọi quốc gia”, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump thông qua lệnh trừng phạt các công ty liên quan đến dự án Nord Stream 2 và TurkStream của Nga. Khi những dự án này đi vào hoạt động, nó sẽ giúp tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt cho châu Âu bên cạnh Nord Stream.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm dự án Nord Stream 2 và TurkStream, Mỹ đang tìm cách kéo đồng minh châu Âu ra khỏi nguồn cung năng lượng đảm bảo từ Nga, để từ đó đưa khí hóa lỏng của họ vào thị trường châu Âu.
“Mỹ muốn đưa khí hóa lỏng của họ vào châu Âu, vốn tốn kém hơn rất nhiều so với khí đốt đến từ ống dẫn của Nga. Mục đích là làm chậm tốc độ phát triển của các nền kinh tế, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của họ với Mỹ trên thị trường quốc tế”, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào dự án ống dẫn khí đốt của Nga vi phạm luật pháp quốc tế. Theo ông Peskov, đây là một minh chứng hoàn hảo cho vấn đề cạnh tranh thiếu công bằng.
Giới quan sát cho rằng, ngay từ khi bắt đầu 2 dự án Nord Stream 2 và TurkStream, Nga đã lường trước được những phản ứng từ phía Mỹ và một số nước trong EU. Tuy nhiên, nếu đặt lên bàn cân, Moscow hiểu rõ những lợi ích mà 2 dự án này mang lại có thể khỏa lấp những “thiệt thòi” mà Nga phải đối mặt.
Đức phản ứng mạnh
Video đang HOT
Là một nước tham gia tích cực vào dự án Nord Stream 2, Đức cũng mạnh mẽ lên án lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty liên quan đến dự án này.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 21/12 cho biết, Đức kiên quyết bác bỏ việc cơ quan lập pháp Mỹ áp đặt trừng phạt đối với các công ty liên quan đến dự án Nord Stream 2.
“Những biện pháp trừng phạt như vậy là can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Đức và châu Âu cũng như chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc đó.
Giờ thì các doanh nghiệp liên quan việc xây dựng đường ống sẽ đưa ra quyết định tiếp theo. Chúng tôi rõ ràng là sẽ không chấp nhận việc áp đặt thể loại trừng phạt đó, và chúng tôi cũng sẽ nói rõ vấn đề này với chính phủ Mỹ”, ông Scholz nhấn mạnh.
Trước đó, Markus Buchheit, một thành viên của Nghị viện Châu Âu cho rằng, sự chỉ trích từ chính phủ Đức đối với các biện pháp trừng phạt của Mỹ là chưa đủ.
“Các lệnh trừng phạt của Mỹ trên thực tế là một sự xâm lấn trắng trợn đến chủ quyền quốc gia của chúng ta, nó phải bị lên án một các mạnh mẽ”, ông Buchheit nhấn mạnh.
Hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin của Đức.
Theo chính trị gia người Đức, Nord Stream 2 là “một thành phần quan trọng” trong việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của đất nước, “đặc biệt là trong bối cảnh của tình hình quá cảnh khí đốt qua Ukraine vẫn chưa rõ ràng”.
“Ngoài ra, chúng tôi không thể và không muốn trở nên phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn cung cấp khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ, điều này được thống nhất trong các quyết định của Hạ viện”, ông Buchheit nói thêm.
Ở một góc nhìn khác, Gerhard Mangott, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Innsbrook của Áo cho rằng, EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2 khi mà Ba Lan, Latvia, Litva và Romania kịch liệt phản đối dự án này. Nord Stream 2 có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU mở rộng.
Trước thái độ không rõ ràng của chính phủ Đức, ông Mangott cho rằng, Berlin đang lo ngại nếu phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nord Stream 2, Washington có thể trả đũa bằng các áp thêm thuế đối với các nhà sản xuất ô tô của Đức – vốn đang trong tình trạng khó khăn.
Công suất vận chuyển hàng năm của Nord Stream 2 lên tới 55 tỷ mét khối khí đốt. Nord Stream và Nord Stream 2 sẽ cung cấp 110 tỷ mét khối khí đốt của Nga tới châu Âu, biến Đức thành một trung tâm năng lượng quan trọng. Mặc dù Washington đã nhiều lần đe dọa sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty tham gia dự án Nord Stream, song Berlin vẫn tiến hành dự án.
Trường An
Theo baodatviet.vn
Nga phớt lờ lệnh trừng phạt của Mỹ
Moscow sẽ tiếp tục tiến hành các dự án kinh tế, bất chấp lệnh trừng phạt, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hôm 21-12, sau khi Washington áp lệnh trừng phạt nhằm vào 2 dự án ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 và TurkStream của họ.
"Nga đã và sẽ tiếp tục tiến hành các dự án kinh tế, bất chấp lệnh trừng phạt của mọi quốc gia" - Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, đồng thời nhấn mạnh Mỹ, bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm dự án Nord Stream 2 và TurkStream, đang tìm cách "kéo" đồng minh châu Âu ra khỏi một nguồn cung năng lượng đảm bảo từ Nga để từ đó, áp đặt khí hóa lỏng của họ.
"Mỹ muốn áp đặt khí hóa lỏng của họ lên châu Âu, vốn tốn kém hơn rất nhiều so với khí đốt đến từ ống dẫn của Nga. Mục đích là làm chậm tốc độ phát triển của các nền kinh tế, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của họ với Mỹ trên thị trường quốc tế" - Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.
Dự án Nord Stream 2 khi hoàn thiện sẽ tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào dự án ống dẫn khí đốt của Nga vi phạm luật pháp quốc tế. Theo ông Peskov, đây là một minh chứng hoàn hảo cho vấn đề cạnh tranh thiếu công bằng.
Tổng thống Donald Trump hôm 20-12 thông qua lệnh trừng phạt các công ty liên quan đến dự án Nord Stream 2, được tiến hành để tăng gấp đôi nguồn cung khí đốt cho châu Âu bên cạnh Nord Stream.
Trước đó, Washington khẳng định Nord Stream 2 có thể khiến châu Âu quá lệ thuộc vào khí đốt Nga.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz khẳng định Berlin "phản đối mạnh mẽ" lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng sẽ không trả đũa.
Cao Lực (Theo Reuters, Tass)
Theo
Châu Âu, Nga và Ukraine thiết lập thỏa thuận khí đốt mới Sau cuộc đàm phán kéo dài nhiều giờ liền, Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) hôm 19-12 đã đồng ý một thỏa thuận khí đốt mới, bắt đầu sau ngày 1-1-2020. Ukraine là tuyến đường trung chuyển quan trọng cho việc xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu. Thỏa thuận hiện tại giữa ba bên sắp hết hạn vào...