Trừng phạt Nga, châu Âu cũng phải nhận đòn đau kinh tế
Các biện pháp trừng phạt Nga được xem là con dao hai lưỡi, có thể làm tổn hại chính nền kinh tế châu Âu vừa có dấu hiệu phục hồi sau dịch bệnh.
Việc công nhận độc lập cho 2 vùng lãnh thổ Lougansk và Donetsk và thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine đã khiến Nga phải hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề chưa từng có từ Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên. Mục tiêu là làm suy yếu Nga nhưng các biện pháp trừng phạt này cũng sẽ là con dao hai lưỡi làm tổn hại chính nền kinh tế châu Âu vừa có dấu hiệu phục hồi sau dịch bệnh.
Châu Âu phụ thuộc lớn vào khí đốt Nga. Ảnh: lObs
“Nhanh, mạnh và chưa từng có” là điểm chung trong các tuyên bố của lãnh đạo châu Âu và các quốc gia thành viên đưa ra trước và sau khi nước Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina. Các gói lệnh trừng phạt “có mục tiêu” liên tiếp công bố nhắm nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải, chính sách thị thực, hạn chế đối với việc bán nợ của Nga trên thị trường vốn phương Tây, đóng băng tài sản nước ngoài của Tổng thống Vladimir Putin, các nghị sĩ và các nhà tài phiệt Nga.
Đáng kể nhất là quyết định của Đức đình chỉ việc cấp phép cho Dòng chảy phương Bắc 2 và loại bỏ ngân hàng trung ương Nga và một số ngân hàng khác của Nga khỏi Hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).
Châu Âu sẽ ra sao nếu Nga cắt khí đốt ?
Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên đáng tin cậy cho châu Âu trong nhiều thập kỷ qua. Theo dữ liệu do tổ chức tư vấn Bruegel tổng hợp, trong 6 năm qua, Nga đã cung cấp 40,6% lượng khí đốt mà Liên minh châu Âu (EU) tiêu thụ, bỏ xa các nhà cung cấp khác là Na Uy, Algeria hay Mỹ. Báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu chính trị quốc tế Italia cho thấy, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn nữa tại một số nước Đức (65%), Italy (46%), Ba Lan (55%), Lettonia (93%), Phần Lan (94%), Estonia (79%), Séc (66%)….
“Đây là một sự phụ thuộc hữu hình mà Ủy ban châu Âu cần phải loại bỏ”, bà Ursula von der Leyen – Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) chia sẻ.
Ngân hàng Societe Generale của Pháp hoạt động mạnh tại Nga. Ảnh: Les Echos
Video đang HOT
Kịch bản về việc bãi bỏ hoàn toàn và ngay lập tức nguồn khí đốt từ Nga dường như là khó khả thi. Điển hình nhất trong số các nước lớn ở châu Âu là Đức, quốc gia được cho là dễ bị tổn thương nhất khi tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, trong đó hơn một nửa nhập khẩu nhập khẩu từ Nga. Do theo đuổi mục tiêu chống biến đổi khí hậu, Đức tích cực dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than và cũng vội vàng đóng cửa các nhà máy hạt nhân sau thảm họa Fukushima tại Nhật Bản.
Trong khi đó, theo website Confartigianato, người tiêu dùng Italy sẽ phải trả thêm 15,4 tỷ euro còn các doanh nghiệp sẽ phải móc hầu bao thêm 29,4 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2022 do giá năng lượng tăng. Các chuyên gia cũng khẳng định, châu Âu sẽ không thể tồn tại dù chỉ hai tháng nếu không có nguồn cung cấp khí đốt của Nga bởi chỉ có lượng dự trữ khí đốt dùng trong một tháng rưỡi đến hai tháng.
EU đã liên hệ với một số nhà cung cấp khí LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Qatar, Algeria, Nigéria và đặc biệt là Mỹ trong bối cảnh giá khí đốt tăng mạnh. Dữ liệu từ Refinitiv cho thấy, tháng 1/2022, châu Âu đã nhập khẩu khối lượng khí LNG lớn nhất trong lịch sử 11,8 tỷ mét khối và 45% khối lượng này đến từ Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp điều này, Washington cũng vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung liên tục và an ninh năng lượng cho các nước châu Âu nếu nguồn cung cấp khí đốt từ Nga bị cắt hoàn toàn.
“Trên thị trường khí LNG, yếu tố hạn chế là năng lực hóa lỏng – công suất hóa lỏng bổ sung đáng kể sẽ chỉ hoạt động từ năm 2024″, tập đoàn khí Engie (tiền thên là GDF Suez) của Pháp cho biết. Giá khí LNG cũng là một vấn đề khi đã tăng gấp 3 lần chỉ trong giai đoạn từ tháng 10 đến 12/2021.
Đối với dầu hoặc than, “ngoài chi phí tiền tệ, chi phí môi trường sẽ rất thảm khốc, vào đúng thời điểm mà châu Âu theo đuổi các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính”, nhà nghiên cứu Anne-Sophie Corbeau tại Trung tâm Toàn cầu về Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Columbia, Mỹ nhận định.
“Châu Âu sẽ không có nguy cơ gặp vấn đề nào về khí đốt trong mùa đông này, ngay cả khi nguồn cung cấp từ Nga bị cắt hoàn toàn”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen khẳng định. Châu Âu không phải không đủ nguồn cung nhưng sẽ tốn kém hơn. JPMorgan Chase dự báo rằng, ngay cả khi không có việc cắt giảm khí đốt của Nga, châu Âu sẽ chi khoảng 1.000 tỷ USD cho năng lượng trong năm nay so với con số 500 tỷ USD vào năm 2019.
Lợi ích ràng buộc
Nước Nga chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch thương mại của châu Âu với thế giới, nhưng trong nhiều thập kỷ, đã là điểm đến quan trọng của các công ty châu Âu trong một loạt ngành, bao gồm tài chính, nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ và hàng xa xỉ. Hầu hết tập đoàn lớn của EU đều kinh doanh lớn ở Nga, buộc châu Âu phải đắn đo khi trừng phạt kinh tế.
Các tập đoàn ô tô của Đức và Pháp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Anh: DW
Hiện 35 trong 40 công ty lớn nhất của Pháp được niêm yết trên sàn chứng khoán Paris CAC 40 có các khoản đầu tư đáng kể của Nga, từ chuỗi siêu thị Auchan trên đường phố Moskva, đến các hoạt động khí đốt tự nhiên hóa lỏng của tập đoàn năng lượng khổng lồ TotalEnergies ở bán đảo Yamal. Bộ trưởng Ngoại thương Pháp Franck Riester cho biết: “Có khoảng 20 tỷ euro tiền đầu tư vào cổ phiếu của Pháp tại Nga”.
Các lệnh trừng phạt ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực xuất khẩu hàng không, hóa chất, dược phẩm và làm rối loạn nhập khẩu khí đốt và khoáng sản từ Nga. Theo Bộ Tài chính Pháp, khoảng 700 công ty con của Pháp đang hoạt động tại Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sử dụng trên 200.000 công nhân. Tập đoàn chịu tác động nhiều nhất là nhà sản xuất ôtô Renault. Nga là thị trường lớn thứ hai của Renault sau Pháp với hai nhà máy sản xuất cùng quan hệ đối tác với Avtovaz, công ty sản xuất Lada, chiếc xe phổ biến nhất ở Nga.
Trong khi đó với nước Đức, ngành công nghiệp nước này cũng đối diện với khó khăn khi các hãng xe ô tô lớn của Đức như Volkswagen, Mercedes-Benz hay BMW đã đặt hoạt động sản xuất tại Nga trong tình trạng khủng hoảng. Volkswagen có một nhà máy ở Kaluga, sử dụng khoảng 4.000 nhân công để sản xuất các mẫu xe Tiguan và Polo, cũng như Audi Q8, Q9 và Skoda Rapid. Mercedes-Benz cũng có một nhà máy bên ngoài Moscow, trong khi BMW làm việc với một đối tác địa phương.
Cả 3 đều đầu tư vào thị trường Nga và ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua ôtô của họ. “Cuộc xung đột tại Ukraine tạo ra bước ngoặt ở châu Âu. Chúng tôi đang phải phân tích chính xác tình huống này tác động thế nào đối với hoạt động kinh doanh”, Christian Bruch, CEO Siemens Energy (Đức), nhà sản xuất tua bin và máy phát điện lớn, cho biết.
Chịu ảnh hưởng đáng kể tiếp theo là khối ngân hàng. Raiffeisen International của Áo, UniCredit của Italy và Société Générale của Pháp là một trong những ngân hàng có quan hệ đáng kể với Nga. Raiffeisen International đang duy trì hàng trăm chi nhánh ở Nga, Société Générale thậm chí còn sở hữu Rosbank, một trong những ngân hàng tư nhân lớn của Nga. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các ngân hàng của Italy và Pháp có số nợ chưa thu đến 25 tỷ USD ở Nga vào cuối năm ngoái.
Biện pháp trừng phạt được cho là nghiêm trọng nhất đối với thị trường tài chính Nga là loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi Hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) sẽ khiến các chủ nợ châu Âu khó nhận được tiền nợ từ Nga, gây khó khăn hơn cho các công ty châu Âu trong giao dịch với các ngân hàng Nga.
Trong danh sách các ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT được EU thông qua ngày 01/3, không có hai ngân hàng lớn trong lĩnh vực năng lượng là Sberbank và Gazprombank. “Người Đức đặc biệt không muốn loại trừ tất cả các ngân hàng Nga bởi điều này sẽ làm gián đoạn việc mua khí đốt từ Nga”, báo Le Monde của Pháp trích dẫn nguồn tin nội bộ sau cuộc họp.
Việc chưa dám loại bỏ các ngân hàng lớn của Nga trong lĩnh vực năng lượng cho thấy, trong ngắn hạn phương Tây vẫn chưa thể tìm ra được giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt đến từ Nga nên không thể sớm chấm dứt việc giao dịch năng lượng với Nga, nếu không muốn gánh các tác động kinh tế nghiêm trọng.
“Phản ứng và hành động của châu Âu chống lại Nga sẽ có các hậu quả kinh tế và châu Âu cần chuẩn bị cho điều đó. Đừng nghĩ rằng châu Âu có thể làm bất cứ điều gì cần làm mà lại không đối mặt với hậu quả”, Đại diện cấp cao về Đối ngoại và An ninh của EU, ông Josep Borrell, thừa nhận trong những ngày gần đây.
Bất chấp những nỗ lực giảm thiểu thiệt hại khi muốn trừng phạt Nga, các quan chức châu Âu nhận định tình hình có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó được cải thiện trở lại. “Sẽ không thể ngăn các lĩnh vực của nền kinh tế Đức bị ảnh hưởng. Cái giá của việc đưa hòa bình trở lại, hoặc nối lại đối thoại là ít nhất chúng ta phải thực hiện các biện pháp trừng phạt về kinh tế”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nhấn mạnh./.
Xuất khẩu khí đốt từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tăng gần 40%
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu thông qua Ukraine đã tăng mạnh gần 40% so với các ngày trước xung đột, theo dữ liệu của Hãng tin Bloomberg.
Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 của Nga đưa khí đốt vào châu Âu - Ảnh: AL JAZEERA
Số liệu từ nhà điều hành lưới điện của Ukraine cho thấy xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu đã tăng 38% vào ngày 24-2. Bước sang ngày 25-2, mức xuất khẩu tăng thêm khoảng 24% so với ngày 24-2, theo Hãng tin Bloomberg.
Cũng theo dữ liệu của Bloomberg, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng tới 62%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2005.
Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, theo Cơ quan Thông tin năng lượng. Dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu gia tăng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội vào Ukraine.
Đức, quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khí đốt tự nhiên của Nga, đã tạm dừng thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Matxcơva sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine. Việc ngưng hoạt động của Nord Stream 2 không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vì đường ống này chưa hoạt động.
Tây Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga và dòng chảy khí đốt đang gia tăng đã nhấn mạnh sự phụ thuộc này. Khoảng 41% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu đến từ Nga; nhiều hơn gấp đôi so với Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Âu, theo số liệu gần đây nhất của EU.
Ông Kenneth Griffin, giám đốc điều hành của quỹ đầu tư phòng hộ Citadel của Mỹ, đã viết trên báo The Wall Street Journal: "Châu Âu nên giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt của Nga. Mỹ nên giúp châu lục này đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng cách tăng sản lượng dầu".
Hội đồng châu Âu tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga Hội đồng châu Âu ngày 25/2 thông báo sẽ tạm đình chỉ mọi sự tham gia của Nga tại cơ quan này liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ theo điều 8 Quy chế của cơ quan này, đa số...