Trừng phạt Nga, các nền kinh tế châu Âu sẽ có tổn thất
EU và Mỹ đồng loạt công bố tăng cường trừng phạt Nga, nhằm vào lĩnh vực năng lượng, ngân hàng và quốc phòng.
Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây đang bước vào một giai đoạn mới, khi Mỹ và Liên minh châu Âu vừa mới công bố các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn nhằm vào nền kinh tế Nga. Nga ngay lập tức lên án các bước đi của Mỹ và châu Âu.
Liên minh châu Âu và Mỹ đồng loạt công bố tăng cường trừng phạt Nga, với các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng, ngân hàng và quốc phòng của nước này. Đây được xem là hành động mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhằm vào Nga, với cáo buộc nước này ủng hộ lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine. Ngay lập tức, Nga cũng bắt đầu có các bước đi đối phó.
Năng lượng là một trong các mục tiêu mà EU và Mỹ trừng phạt Nga, (Ảnh minh hoạ:KT)
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga chắn chắn sẽ khiến giá năng lượng tại châu Âu tăng. Tuyên bố đưa ra nêu rõ, bằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt của mình, các nước châu Âu đang tự mình đặt ra các rào cản trong việc tăng cường hợp tác với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng như năng lượng. Đây là các bước đi ” không có trách nhiệm” và “không thận trọng” và chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường châu Âu.
Nhằm đối phó với các tác động do biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ hỗ trợ các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Ngân hàng lớn thứ hai của Nga, VTB, thông báo sẽ tìm nguồn tài chính bên ngoài Liên minh châu Âu và Mỹ, sử dụng những tiền tệ khác thay thế đồng euro và USD.
Video đang HOT
Ngay sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt tăng cường đối với Nga, Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm Nga Rosselkhoznadzor tuyên bố có thể cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Mỹ và một số loại trái cây từ Liên minh châu Âu do có chứa chất độc hại. Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm Nga cũng sẽ điều tra các nhà cung cấp cho chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s của Mỹ do nghi ngờ sản phẩm có sử dụng chất kháng sinh.
Dù Nga và Mỹ từ lâu đã có tranh chấp quanh vấn đề thương mại nông sản, nhưng động thái này vẫn được coi là một “hành động trả đũa” của Nga. Theo số liệu của Hội đồng xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ, Nga là thị trường lớn thứ 2, sau Mexico, của thịt gà Mỹ.
Hiện chưa rõ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, với mối quan hệ hợp tác kinh tế quan trọng giữa Nga và Liên minh châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, thì các nước châu Âu cũng phải thừa nhận những tác động nghiêm trọng đối với nền kinh tế của khối.
Ngoại trưởng Anh Phillipin Hammond nói: “Sẽ có tổn thất đối với nền kinh tế Anh và nền kinh tế của toàn bộ châu Âu. Những gì chúng tôi đưa ra với mục tiêu đó là nhằm làm tổn hại cụ thể đến nền kinh tế Nga, nhưng cũng phải có tác động nhỏ nhất đối với các nền kinh tế châu Âu và có sự công bằng giữa các nền kinh tế lớn của châu Âu. Tuy nhiên, những tổn thất này rõ ràng là thực tế”.
Các doanh nghiệp Đức- một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện cũng lo ngại về những thiệt hại do các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Giám đốc điều hành Hiệp hội sản xuất máy móc Đức Hannes Hesse cho biết: “Những doanh nghiệp sản xuất máy móc Đức sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Nga là nước xuất khẩu lớn thứ 4 của Đức. Tính đến thời điểm hiện nay chúng tôi đã thiệt hại khoảng 20% so với năm ngoái và tôi dự kiến thiệt hại sẽ còn tăng trong thời gian tới”.
“Trừng phạt” là cụm từ liên tục được các quan chức Mỹ và châu Âu đưa ra trong thời gian gần đây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng rõ ràng nguyên nhân chính cho căng thẳng hiện nay là cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa được giải quyết, trong khi những biện pháp trừng phạt do các bên đưa ra không chỉ làm tổn hại đến nền kinh tế Nga, mà còn ảnh hưởng đến chính các nước Liên minh châu Âu và cả nền kinh thế giới cũng phải chịu tác động./.
Theo VOV
Trừng phạt của phương Tây chỉ là "hạt đậu"!
Các quan chức Nga hôm 23-7 đồng loạt bác bỏ tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây, cho rằng đó chỉ là "hạt đậu" nếu so với những khó khăn thời Liên Xô.
Ông Andrei Belousov, cố vấn kinh tế hàng đầu của Điện Kremlin, nhận định: "Lệnh trừng phạt hiện nay không tác động đến kinh tế vĩ mô". Bộ trưởng Thương mại Denis Manturov cũng quả quyết các biện pháp của phương Tây không thể cô lập Nga.
Phản ứng nêu trên được đưa ra sau khi cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin chỉ trích các chính sách của chính phủ Nga và khẳng định các thế lực bảo thủ ở Moscow đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để đẩy đất nước vào con đường cô lập.
Ông Kudrin nhận định lệnh trừng phạt hiện nay tước đi 1% tăng trưởng GDP của Nga và cảnh báo khi phương Tây trừng phạt nhiều hơn, các doanh nghiệp cũng như người dân Nga sẽ cảm nhận được hậu quả đau đớn.
Gazprombank, ngân hàng lớn thứ ba ở Nga, nằm trong "danh sách đen" của Mỹ Ảnh: EPA
Không chỉ giới chức Nga, trả lời phỏng vấn báo The Telegraph hôm 23-7, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng cho rằng mọi lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với Moscow sẽ chẳng có tác dụng gì nếu châu Âu vẫn phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Cựu đại sứ Anh tại Moscow Tony Brenton nhấn mạnh: "Đối với những quốc gia độc lập như Nga, lệnh trừng phạt chỉ làm tăng thái độ chống phương Tây và khiến người dân nước này quyết tâm đối đầu với khó khăn".
Mặt khác, báo Vzglyad nhận định lệnh trừng phạt do Mỹ phát động đang chia rẽ chính châu Âu. Dù chỉ trích Pháp thực hiện hợp đồng tàu chiến với Nga nhưng các công ty Anh vẫn còn sở hữu 251 giấy phép xuất khẩu vũ khí sang Nga với giá trị 225 triệu USD và chỉ 31 giấy phép bị ngưng lại.
Các chuyên gia kinh tế cho biết Đức và Ý sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu EU cấm vận các ngành công nghiệp Nga. Ngược lại, Anh có thể hưởng lợi từ việc dòng vốn nước ngoài chảy ra khỏi thị trường Nga.
Trước mắt, theo Itar-Tass, phó phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Shultz tuyên bố Mỹ chưa có kế hoạch áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng tuyên bố nước này chờ kết quả cuộc điều tra quốc tế vụ máy bay Malaysia rơi trước khi quyết định.
Trong khi đó, báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố thừa nhận cuộc khủng hoảng hơn nửa năm nay ở Ukraine đang gây hại đáng kể cho kinh tế thế giới, cụ thể nhất là tăng giá năng lượng. Tăng trưởng ở Mỹ trong năm nay dự kiến chỉ đạt 1,7%, thấp hơn dự báo.
Riêng Nga, Điện Kremlin khẳng định tốc độ tăng trưởng GDP của nước này năm 2014 sẽ đạt 1% nhưng dự báo của IMF chỉ là 0,2%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng Nga có thể rơi vào suy thoái.
Theo Người Lao Động
Nga cảnh báo Mỹ về những hậu quả sau các lệnh trừng phạt mới Ngày 30/7, Nga đã lên tiếng cảnh báo rằng loạt trừng phạt mới của Phương Tây sẽ gây ra những hậu quả "thực sự" đối với Mỹ, đồng thời cáo buộc Washington tìm cách trừng phạt Moskva vì các chính sách kiên quyết của nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức cuộc họp nội các ở Novo-Ogaryovo hôm 30/7 nhằm đối...