Trừng phạt mới Mỹ nhằm vào Nga: Đòn đánh “sấm sét” bắc cầu thương vụ vũ khí
Mỹ đã liệt kê danh sách 33 cơ quan tình báo và quốc phòng chịu trong danh sách đen vì liên quan giao dịch vũ khí với Nga, tờ Wall Street Journal cho biết.
“Các trừng phạt nhằm vào Nga được thông báo trong tuần được cho là thông điệp gửi đến các nước khác vẫn muốn mua vũ khí của Nga”, các chuyên gia nói trên Wall Street Journal.
Trừng phạt của Mỹ nhằm vào các thương vụ vũ khí của Nga. Ảnh:E PA-EFE/REX/SHUT/EPA/SHUTTERSTOCK
Trong thời gian qua, Mỹ liên tục tăng cường hàng loạt trừng phạt vào các hoạt động tình báo và ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Trong tuần này, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục áp các trừng phạt vào một cơ quan nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc và giám đốc Cục phát triển thiết bị của Trung Quốc (EDD). Được biết, EDD đã mua các máy bay chiến đấu và tên lửa từ Nga. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa 33 cá nhân và tổ chức được cho là có liên quan đến quân đội và cơ quan tình báo vào quốc phòng Nga vào danh sách đen trừng phạt.
Người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ cho biết các quan chức này hoạt động vì lợi ích của các cơ quan tình báo và công nghiệp quốc phòng của Nga. Họ bị trừng phạt theo quy định của luật CAATSA.
CAATSA liên tục thúc đẩy các trừng phạt Nga bởi các hành động khiêu khích tại Ukraine và liên quan tron
Đây là lần đầu tiên Washington đưa ra hình phạt này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đây là cách mà Mỹ tăng cường mối đe doạ nhằm gây sức ép cho các thương vụ vũ khí vài tỷ đôla giữa Nga và các nước khác.
Ông Richard Newphew, một cựu quan chức chính sách trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là giáo sư và học giả nghiên cứu cấp cao tại Đại học Columbia cho biết, mối đe doạ cho các trừng phạt là sự thật.
Video đang HOT
Ông Nephew – tác giả bài viết liên quan chính sách trừng phạt Mỹ đã từng nhắc đến “Nghệ thuật của trừng phạt” cho biết, các trừng phạt nhằm vào Trung Quốc là “đòn cảnh cáo từ xa” nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ – hai quốc gia cũng đã có thoả thuận thương vụ vũ khí với Nga.
Việc bổ sung thêm 33 cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt mới là hết sức quan trọng, bà Judith Lee, một đối tác của Gibson Dunn & Crutcher LLP- công ty chuyên sâu về thương mại quốc tế, trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu cho biết.
Theo bà Lee, danh sách liệt kê trên không trực tiếp áp dụng giống như một trừng phạt nhưng động thái lại cảnh báo các đối tượng có liên quan đến giao dịch với các bên nằm trong danh sách mà Washington chỉ định có thể đối mặt với trừng phạt.
“Bất kỳ ai ý thức được rủi ro phải đối mặt sẽ không bao giờ muốn hợp tác hay làm việc với các cá nhân và thực thể đó nữa”, bà Lee nói.
Các quan chức Mỹ từ chối đưa ra thông tin cụ thể liên quan đến 33 cá nhân hay thực thể.
Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 10/2017 đã xác định tính chất và tầm quan trọng của giao dịch, bày tỏ các quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như các liên quan về hoạt động quốc phòng và tình baó.
“Đây là một biện pháp lạnh lùng. Họ [Washington] có thể sẽ nhận thấy chính mình đang bị đóng băng trong quan hệ thương mại toàn cầu”, bà Lee cho biết.
Phản ứng mạnh mẽ từ phía Nga và Trung Quốc
Theo Reuters, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/9 cáo buộc việc Mỹ áp lệnh trừng phạt là động thái nhằm vào các khách hàng mua vũ khí của Nga và các cá nhân có quan hệ với quân đội Nga. Điều đó giống như một biện pháp nhằm tấn công các đối thủ trên thị trường kinh doanh vũ khí.
“Đây là hành vi cạnh tranh không công bằng, thiếu trung thực, một nỗ lực nhằm sử dụng các biện pháp phi thị trường đi ngược lại các quy định và nguyên tắc thương mại quốc tế”, ông Peskov phát biểu.
Moscow và Bắc Kinh đã lên án các trừng phạt này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 21/9 rằng, các trừng phạt là vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực quy định về quan hệ quốc tế và kêu gọi Washington phải huỷ bỏ trừng phạt trên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng rằng, các trừng phạt là cách biểu hiện khác của một cuộc cạnh tranh không lành mạnh.
Trong khi đó, thành viên Quốc hội Nga Franz Klintsevich cho biết, các trừng phạt của Washington không hề ảnh hưởng đến các hợp đồng mua bán vũ khí S-400 hay Su-35 của Nga và các nước khác.
“Tôi chắc chắn rằng, các hợp đồng này sẽ vẫn thực hiện theo đúng lịch trình. Việc sở hữu các thiết bị quân sự này rất quan trọng với Trung Quốc”, hãng tin Interfax của Nga trích dẫn lời ông Klintsevich cho biết.
Các biện pháp trừng phạt diên ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng leo thang của chiến tranh thương mại.
Mỹ nhiều lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga. Washington liên tục bày tỏ lo lắng rằng việc triển khai S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ không tương thích với hệ thống của NATO.
“Chúng tôi hi vọng ít nhất nỗ lực này sẽ gửi tín hiệu nghiêm túc đồng thời mong muốn các nước có giao dịch vũ khí với Nga sẽ suy nghĩ lại và cân nhắc về điều này”, một quan chức khác của Mỹ cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin gọi các biện pháp mà Mỹ áp dụng là hành vi thù địch và không thể lường trước. Tuynhiên, ông Peskov chưađưa ra thông tin phản ứng của Nga sau vụ việc này./.
Theo nhandan.com.toquoc
Nga "đoạn tuyệt" với thiết bị quân sự nhập từ Ukraine
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã hoàn tất việc thay thế các sản phẩm quân sự nhập từ Ukraine và hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất.
Trực thăng Ka-52 được lắp ráp tại Nga (Ảnh: RT)
"Nghi vấn về sự phụ thuộc của Nga vào các sản phẩm do Ukraine cung cấp đã chấm dứt và sẽ chấm dứt mãi mãi", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố.
Theo ông Borisov, Nga đã triển khai các chương trình thay thế các sản phẩm từng do Ukraine sản xuất và được Moscow nhập về trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Các sản phẩm này bao gồm các động cơ dành cho trực thăng của Nga, trước đây do công ty Motor Sich của Ukraine sản xuất, ngoài ra còn có các tua-bin dành cho động cơ tàu hải quân. Những sản phẩm này bây giờ sẽ do các công ty NPO Saturn và ODK Klimov của Nga sản xuất.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết trước năm 2014, các công ty Ukraine đã cung cấp nhiều linh kiện điện tử cho các vũ khí do Nga sản xuất, tuy nhiên những hoạt động chuyển giao này không quan trọng vì hầu hết các đều là các sản phẩm từ thời Liên Xô.
"Chúng tôi đã hoàn tất việc thử nghiệm và cấp chứng nhận cho các trang thiết bị và từ thời khắc này, chúng tôi sẽ cung cấp các động cơ do Nga sản xuất cho các nhà sản xuất quốc phòng của chúng tôi", ông Borisov nói.
Ông Borisov được bổ nhiệm làm thứ trưởng quốc phòng phụ trách ngành công nghiệp quân sự của Nga từ tháng 5 năm nay, thay thế ông Dmitry Rogozin - người đã giữ vị trí này từ năm 2011.
Trước đó, trong báo cáo gửi Quốc hội vào giữa năm 2015, ông Rogozin từng cam kết rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Nga năm 2018 sẽ hoàn toàn không còn phụ thuộc vào các sản phẩm do Ukraine sản xuất. Ngoài ra, Nga cũng giảm đáng kể việc nhập khẩu các trang thiết bị từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Theo ông Rogozin, mặc dù các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng có tác động tiêu cực nhất định tới hoạt động sản xuất vũ khí của Nga, song các đơn hàng xuất khẩu vũ khí vẫn lớn và Nga tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong các giao dịch mua bán vũ khí toàn cầu.
Thành Đạt
Theo Dantri/ RT
10 Căn cứ tuyệt mật bất khả xâm phạm của Liên Xô, ngay cả Tổng thống cũng khó biết được địa điểm Các trung tâm nghiên cứu hạt nhân và sinh học, các căn cứ hải quân ngầm, đài radar công suất cao và cả máy gia tốc đầu tiên đều là những nơi tuyệt mật nhất của Liên Xô. Máy gia tốc hạt cỡ lớn gần Mátxcơva Vào những năm 1980, Liên Xô khởi động dự án chế tạo máy gia tốc hạt cỡ...