Trừng phạt mới của EU với Nga: Có hiệu lực vào hôm nay
Các lệnh trừng phạt mới của EU với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có hiệu lực vào ngày hôm nay 12/9, theo đó 5 ngân hàng nhà nước lớn của Nga không được vay vốn và các công ty dầu khí, quân sự của Nga bị giới hạn làm ăn với EU.
Lệnh ngừng bắn mong manh ở đông Ukraine có vẻ như vẫn đang được duy trì.
Mục đích của các lệnh trừng phạt mới là nhằm gây áp lực với Nga vì EU cho rằng Nga đang tham gia vào cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt này có thể được nới lỏng hoặc dỡ bỏ nếu lệnh ngừng bắn đạt được vào thứ sáu tuần trước giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai vẫn được tôn trọng.
Nga cho biết đang chuẩn bị đáp trả EU. Một quan chức hàng đầu của Nga cho biết xe hơi nhập khẩu từ EU có thể sẽ là mục tiêu bị nhắm tới.
Trong khi đó, NATO cáo buộc Nga vẫn duy trì khoảng 1.000 binh sỹ được trang bị vũ khí hạng nặng ở đông Ukraine. Ngoài ra, khoảng 20.000 binh sỹ khác vẫn được duy trì ở gần biên giới Ukraine.
Mỹ cũng trừng phạt thêm
Tổng thống Mỹ Obama cho biết nước ông sẽ gia nhập với EU áp đặt trừng phạt cứng rắn hơn với Nga, nhằm vào ngành quân sự, tài chính, và năng lượng. Ông cho biết sẽ cung cấp chi tiết về các lệnh trừng phạt mới vào ngày hôm nay.
EU và Mỹ cáo buộc Kremlin trực tiếp giúp phe ly khai ủng hộ thân Nga ở các vùng Donetsk và Luhansk ở đông Ukraine bằng cách đưa binh sỹ chính quy qua biên giới cùng vũ khí, xe tăng hiện đại. Mátxcơva phủ nhận những cáo buộc này.
Phe ly khi gần đây đang thắng thế lớn trước quân chính phủ ở miền đông Ukraine. Xung đột từ tháng 4 cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 3.000 người.
Danh sách đen các quan chức Nga
Video đang HOT
Lệnh trừng phạt mới của EU cũng sẽ bổ sung thêm 24 quan chức Nga và lãnh đạo ly khai vào danh sách đen bị cấm visa và phong tỏa tài sản.
“Họ là những người tham gia vào các hành động chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bao gồm ban lãnh đạo mới ở Donbass (miền đông Ukraine), chính quyền Crimea cũng như những người ra quyết sách của Nga và các thương nhân Nga”, tuyên bố của Hội đồng EU, gồm chính phủ của 28 nước thành viên cho biết.
“Trừng phạt mới nâng tổng số cá nhân bị trừng phạt lên 119, trong khi 23 thực thể Nga vẫn bị phong tỏa tài sản ở EU”, tuyên bố có đoạn.
Nga đáp trả
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich gọi các lệnh trừng phạt mới là “một bước đi hoàn toàn không thân thiện”.
Andrei Belousov, một phụ tá của Tổng thống Nga Putin, cho biết với hãng thông tấn Ria Novosti của Nga rằng Nga có thể giới hạn nhập khẩu xe hơi và hàng hóa công nghiệp nhẹ từ EU.
Nga trước đó đã áp dụng lệnh cấm vận rộng rãi đối với thực phẩm nhập khẩu từ EU, cấm hoa quả, rau, thịt, sản phẩm sữa và các thực phẩm quan trọng khác.
Lệnh cấm một năm cũng được áp dụng với thực phẩm từ Mỹ, Canada, Úc, Na Uy, các nước cũng đã áp dụng lệnh cấm tương tự như EU.
Hôm qua đồng rúp Nga đã rớt xuống mức thấp mới 37,37 ăn một đô la Mỹ, sau khi tin tức về lệnh trừng phạt của EU được đăng tải. Đồng rúp cũng rớt giá so với đồng euro.
Mặt hàng lưỡng dụng
Quyết định trừng phạt mới của EU được đưa ra sau một cuộc họp qua điện thoại, với sự tham dự của các lãnh đạo EU.
Tại cuộc đàm phán khẩn giữa 28 thành viên ở Brussel, Bỉ, vào ngày thứ tư vừa qua, Đức hối thúc các lệnh trừng phạt phải được áp dụng sớm. Trong khi các nước khác muốn đợi trong khi lệnh ngừng bắn ở Ukraine tiếp tục được duy trì.
Các biện pháp mới sẽ nhắm tới công ty dầu lửa Nga Rosneft và Transneft cùng nhánh dầu lửa của tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Gazprom.
Tiếp cận thị trường tài chính của các công ty sẽ bị giới hạn. Đây là vấn đề lớn với Rosneft bởi tháng trước công ty này đã yêu cầu chính phủ Nga một khoản vay 42 tỷ USD.
Các biện pháp trừng phạt cũng nhắm tới các mặt hàng lưỡng dụng, có thể dùng cho mục đích quân sự,các thiết bị quân sự, một số công nghệ nhạy cảm khác.
Thủ tướng Nga Mevedev đã cảnh báo Nga có thể đóng không phận với máy bay chở khách châu Âu, động thái có thể “đẩy nhiều hãng hàng không đang gặp khó khăn tới phá sản”.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
13 năm sau vụ khủng bố 11/9: Không hồi kết nhãn tiền
13 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9, người ta đã kỳ vọng sẽ có một mùa thu nhẹ nhõm cho nước Mỹ, với Iraq có thể tự đứng trên đôi chân của mình và hầu hết lính Mỹ cuối cùng cũng chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan. Thế nhưng...
Một máy bay bị bọn khủng bố cướp đang chuẩn bị đâm vào tháp thứ hai của Trung tâm thương mại Thế giới ngày 11/9/2001.
...thay vào đó, người Mỹ đang phải dành "cả người và của" cho một cuộc chiến đang có nguy cơ lan rộng ở khu vực. Khắp thế giới, một thế hệ khủng bố mới giờ đây đã trưởng thành. Và không có một hồi kết nhãn tiền cho cuộc chiến chống khủng bố.
"Chiến tranh Lạnh đã kéo dài 45 năm", Elliott Abrams, một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là cố vấn cấp cao về Trung Đông cho Tổng thống Mỹ George W. Bush chỉ ra. "Chắc chắn cuộc chiến này cũng sẽ như vậy...Thậm chí sẽ khó có thể thấy nó kết thúc như thế nào".
Giờ đây, Tổng thống Mỹ Obama có vẻ như đã giành được sự ủng hộ của lưỡng viện khi ông đưa ra kế hoạch cho một chiến dịch mở rộng chống phiến quân hồi giáo được gọi là "Nhà nước Hồi giáo", hay còn gọi tắt là IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền bắc Iraq.
Trong những tuần qua, Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở miền bắc Iraq. Và theo quyết định mới nhất của Obama, cuộc không kích dự kiến sẽ mở rộng sang Syria, nơi IS cũng đã chiếm nhiều khu vực rộng lớn ở nước này. Có điều, Mỹ đã loại trừ khả năng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Syria Assad trong cuộc không kích này.
Về thời gian hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt IS, mà Phó Tổng thống Biden cách đây ít tuần đã tuyên bố là Mỹ quyết theo IS xuống tận "cửa địa ngục", chính quyền của ông Obama tỏ ra thận trọng, khi cho rằng chiến dịch có thể kéo dài nhiều năm.
Kể từ mùa thu năm 2001, Mỹ cùng với các đồng minh, đã tuyên chiến với các phe phái của phiến quân Hồi giáo và khủng bố, trong đó có Taliban và al-Qaeda, cũng như chân rết của chúng ở Yemen, Somali và nhiều nơi khác.
Trên thực tế, một số nhà phân tích còn cho rằng cuộc chiến này còn bắt đầu từ trước đó nữa. Họ lấy dẫn chứng về vụ đánh bom Trung tâm thương mại ở New York năm 1993 và vụ đánh bom năm 1983 đã khiến 241 quân nhân Mỹ tại một doanh trại tại Li-băng thiệt mạng. Nhà sử học quân sự Max Boot cho rằng thời điểm bắt đầu là năm 1979, khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị chiếm giữ và nhân viên của sứ quán bị giữ làm con tin trong 444 ngày.
"Lần đầu tiên chúng ta hiểu được mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo có vũ trang", ông Boot, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là cựu cố vấn cho các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ cho hay. "Chúng ta đã không đối diện với nó. Chúng ta đã cố tình lờ đi càng lâu càng tốt. Nhưng sau vụ 11/9, chúng ta không thể lờ đi được nữa".
Vụ tấn công khủng bố 11/9 đã khiến Mỹ và đồng minh cấp tốc mở chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào tháng 10/2001, chỉ một tháng sau thảm họa khủng bố tồi tệ nhất lịch sử Mỹ, với mục tiêu xóa sổ căn cứ hoạt động của al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban. Taliban mặc dù nhanh chóng bị lật đổ, nhưng vẫn phản kháng kể từ đó.
Năm 2003, Mỹ mở một mũi tấn công nữa vào Iraq, viện dẫn nhiều lý do, nhưng không có lý do nào được xếp vào "Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố". Lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị bắt, bị xét xử và bị xử tử nhưng các cuộc tấn công chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục được tiến hành bởi nhiều phe nhóm khác nhau, bao gồm cả các nhánh của al-Qaeda và chiến binh dòng Sunni - điềm báo của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo".
Trung Anh
Theo dantri
Nước Mỹ đối mặt trước những nguy cơ nào 13 năm sau sự kiện 11/9? Al-Qaeda suy yếu, thủ lĩnh khét tiếng Bin Laden của tổ chức này bị tiêu diệt. Thế nhưng IS đã nổi lên còn nguy hiểm hơn al-Qaeda. Ngày mai (11/9), nước Mỹ đánh dấu 13 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố 11/9. Gần 3.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố làm thế giới bàng hoàng đã khởi động...