“Trừng phạt của phương Tây nhằm vào Syria là âm mưu lật đổ chính quyền
Theo Tổng thống Syria al-Assad, các lệnh trừng phạt của phương Tây là nhằm khiến người dân đổ lỗi cho chính phủ và từ đó nổi dậy chống chỉnh phủ.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Syria chỉ có 1 mục đích: khiến người dân chống lại chính phủ và ủng hộ các chương trình của phương Tây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của RT.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Military Times
Theo ông Assad, những hạn chế mà EU và Mỹ áp đặt đối với Syria ban đầu nhằm vào những người dân thường Syria để họ đổ lỗi cho chính phủ về những điều mà họ phải chịu đựng và từ đó nổi dậy. Khi phương Tây liên tiếp làm mới lại các lệnh trừng phạt từ năm này sang năm khác suốt 1 thập kỷ qua, đó là vì một mục đích khác: trừng phạt Syria vì đã không đầu hàng trước các áp lực.
Phương Tây muốn những người dân thường sẽ nổi dậy chống chính phủ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến tranh, nhưng họ đã không làm thế. Những người được cho là hỗ trợ khủng bố- nhóm phiến quân ôn hòa và các thiên thần của Mũ bảo hiểm trắng – nhưng họ đã không làm thế và đứng về phía chính phủ của mình. Họ đã phải trả giá và nhận được bài học rằng họ nên đứng về phía chương trình của phương Tây.
Video đang HOT
Ông Assad cũng coi việc thúc đẩy trừng phạt như một nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ ở Damascus, chính phủ cho tới nay vẫn sống sót được trong cuộc nội chiến cay đắng cũng như sự hiện diện quy mô lớn của những kẻ khủng bố. Theo ông Assad, những kế hoạch này đã thất bại, vì dư luận đã không bị tác động một cách dễ dàng, nhất sau những gì người dân Syria đã thấy trong những năm chiến tranh.
“Đây có thể cũng là nỗ lực sau cùng để thúc đẩy người dân chống lại chính phủ. Họ [Mỹ và phương Tây] đã cố làm điều đó từ mùa đông năm ngoái, họ cũng đã cố làm điều đó trước đây nhưng không có tác dụng vì mọi người biết toàn bộ câu chuyện và biết lợi ích của họ nằm ở đâu”, ông Assad nói.
Syria đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi các vòng trừng phạt kể từ năm 2011. Các lệnh trừng phạt của Mỹ bao gồm đóng băng tài sản nhà nước của Syria và lệnh cấm vận dầu mỏ. Ngoài ra, Mỹ còn cấm xuất khẩu, bán và cung cấp dịch vụ và đầu tư ở Syria.
Các lệnh trừng phạt của EU thì không khắc nghiệt như của Mỹ, nhưng cũng giáng đòn mạnh vào kinh tế Syria trong đó có cả việc hạn chế thương mại, đóng băng tài sản và cấm vận vũ khí./.
Theo Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
RT
Tổng thống Assad cáo buộc châu Âu tài trợ khủng bố nhưng lại lo sợ làn sóng người tị nạn Syria
Bình luận về mối quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo Syria mô tả đây là mối quan hệ yêu-ghét.
Tổng thống Assad trong cuộc phỏng vấn với RT.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với RT, Tổng thống Syria Bashar Assad cáo buộc các quốc gia châu Âu dù lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ làm bùng nổ làn sóng tị nạn nhưng vẫn tiếp tục tài trợ cho khủng bố ở Syria.
Nhà lãnh đạo Syria lập luận rằng mối quan tâm hàng đầu đối với châu Âu không nên là những người tị nạn Syria có nguy cơ chạy sang châu Âu, mà là hàng trăm ngàn chiến binh cực đoan mà chính châu Âu đang hỗ trợ.
"Làm thế nào họ có thể sợ vài triệu người đó, phần lớn người tị nạn là người ôn hòa và có ít kẻ khủng bố, trong khi họ hỗ trợ những kẻ khủng bố thực sự ít nhất là hàng chục ngàn và có thể hàng trăm ngàn ở Syria và họ chẳng sợ rằng chúng có thể trở về đe dọa đất nước của chính mình?", ông Assad đặt câu hỏi.
Tổng thống Assad lưu ý rằng, trong khi người tị nạn có lẫn một số kẻ khủng bố vào đó, nhưng về cơ bản phần lớn người tị nạn không đặt ra bất kỳ mối đe dọa cấp thiết nào, trái ngược với những kẻ khủng bố cực đoan có thể phản bội lại chính người hậu thuẫn cho chúng.
"Có thể việc đưa người Syria và người tị nạn khác vào đó là nguy hiểm, nhưng nguy hiểm nhất đối với châu Âu là hỗ trợ những kẻ khủng bố ở Syria", ông nói thêm.
Bình luận về mối quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, nhà lãnh đạo Damascus mô tả đây là mối quan hệ yêu-ghét. Ông lưu ý rằng mặc dù người châu Âu "không thích" Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cả hai không thể tách rời.
"Thật ra, mối quan hệ giữa Erdogan và EU có thể là sự mâu thuẫn: Họ ghét ông ấy nhưng cũng muốn có ông ấy".
Trong nhiều phát biểu trước đó, giới chức Syria và Nga cũng nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh đứng đằng sau giật dây khủng bố IS ở Syria. Về phần mình, Washington đã bác bỏ cáo buộc này.
Theo nguoiduatin
Cơ hội hoá thách thức cho chính quyền Assad từ quyết định rút và duy trì quân Mỹ tại Syria? Việc Mỹ rời khỏi đông bắc Syria có thực sự mở toang cánh cửa hồi sinh cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad? Tờ Wall Street Journal nhận định, quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump rút hầu hết quân đội khỏi đông bắc Syria đã tái định hình lại bối cảnh an ninh của quốc gia Trung Đông, đồng...