Trung, Pháp mở rộng hợp tác hạt nhân sang các nước thứ 3
Ngày 6-12, trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault tới Trung Quốc, hai nước đã cam kết tăng cường mở rộng sự hợp tác năng lượng hạt nhân hướng tới các thị trường tại các nước thứ 3.
“Chúng tôi đã nhất trí cùng khai thác các thị trường năng lượng hạt nhân tại các nước thứ 3. Trung Quốc hy vọng hai nước có thể tìm kiếm được không gian rộng lớn hơn tại những thị trường này,” Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Jean-Marc Ayrault tại Bắc Kinh.
Ông đã kêu gọi hai nước phát triển một mối quan hệ công bằng hơn trong hợp tác năng lượng hạt nhân, đồng thời cùng nghiên cứu và phát triển những kiểu lò phản ứng hạt nhân mới và tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hạt nhân. Ông cũng bày tỏ hy vọng Pháp sẽ chuyển giao nhiều công nghệ hơn nữa cho Trung Quốc.
Hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Trung Quốc và Pháp đã bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi hai nước xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân Vịnh Daya ở tỉnh miền nam Quảng Đông. Nhà máy có hai lò phản ứng hạt nhân áp suất nước 1.000MW theo công nghệ của Pháp.
Hai vị Thủ tướng họp báo sau cuộc hội đàm
Video đang HOT
Cũng trong ngày 6-12, chính phủ và các doanh nghiệp hai nước đã tổ chức một cuộc hội nghị chuyên đề về sự hợp tác năng lượng hạt nhân Trung Quốc-Pháp.
Ngoài năng lượng hạt nhân, hai nhà lãnh đạo còn cho biết, hai nước sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực như: hàng không, thương mại, đầu tư, tài chính, sản phẩm nông nghiệp, lương thực, y tế, sản xuất ô tô và phát triển bền vững.
Ông Lý Khắc Cường còn kêu gọi hai nước tích cực đàm phán về dự án giai đoạn 2 của nhà máy lắp ráp thành phẩm máy bay Airbus tại tỉnh Tianjin, tăng cường hợp tác nghiên cứu và sản xuất các máy bay thương mại hạng nặng và máy bay trực thăng dân dụng, và tiếp tục thúc đẩy các dự án hợp tác phát triển vệ tinh.
Thủ tướng Ayrault đã đến Bắc Kinh hôm 5-12, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc 5 ngày theo lời mời của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo ANTD
Nhật sẽ xây vành đai pin mặt trời trên Mặt trăng
Một tập đoàn xây dựng Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng một vành đai pin mặt trời khổng lồ xung quanh bề mặt Mặt trăng.
Một công ty xây dựng ở Nhật Bản vừa tuyên bố họ đã tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng ở Nhật và thậm chí có thể cung cấp đủ năng lượng cho toàn thế giới. Tập đoàn Shimuzu đang đề xuất xây dựng một vành đai pin mặt trời khổng lồ xung quanh bề mặt Mặt trăng để truyền dẫn năng lượng trở về Trái đất.
Sau khi xảy ra vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima, làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân đang ngày càng nổi lên ở Nhật Bản, và chính phủ nước này đang chịu sức ép ngày càng lớn trong việc tìm ra nguồn năng lượng an toàn và tin cậy cho tương lai.
Hình minh họa dự án Vành đai Mặt trăng
Tập đoàn Shimuzu có trụ sở ở Tokyo cho rằng dự án "Vành đai Mặt trăng" do họ đề xuất sẽ có khả năng chuyển tải 13.000 terawatt điện trở lại các "trạm tiếp nhận" trên Trái đất thông qua tia laser hoặc vi sóng.
Với dự án này, các kỹ sư tập đoàn Shimuzu đề xuất xây dựng một vành đai pin mặt trời dài khoảng 11.000 km với bề rộng 400 km xung quanh đường xích đạo mặt trăng để tạo ra nguồn năng lượng gấp 3 lần công suất điện cả nước Mỹ tạo ra trong một năm.
Các kỹ sư này đề xuất đưa các robot lên mặt trăng để xây dựng vành đai pin mặt trời này với sự hỗ trợ của các phi hành gia. Họ cho rằng vì trên Mặt trăng không bị mây bao phủ nên vành đai pin mặt trời này sẽ luôn được tiếp nhận năng lượng liên tục từ ánh sáng mặt trời cung cấp cho nhu cầu của con người trên Trái đất.
Năng lượng từ Mặt trăng được truyền về Trái đất bằng tia laser hoặc vi sóng
Tuy nhiên một số nhà khoa học đã tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của dự án này. Một giáo sư tại Đại học Liverpool cho biết: "Việc xây dựng vành đai này trong vũ trụ không phải là ý tưởng hay vì nó cực kỳ tốn kém và bạn sẽ không bao giờ thu lại được nguồn năng lượng mà bạn đã đầu tư."
Mặc dù vậy, tập đoàn Shimizu vẫn không nản chí. Họ tuyên bố sẽ xây dựng một mô hình thí điểm vào năm 2020 và bắt đầu triển khai dự án trên quy mô lớn vào năm 2035. Mặc dù họ chưa tiết lộ chi phí để thực hiện dự án này, nhưng nhiều chuyên gia nhận định đó sẽ là một số tiền cực kỳ khổng lồ.
Theo Japantimes
Phác thảo tàu ngầm tấn công thế hệ 5 của Nga Ngày 11-11, một nhà thiết kế thuộc Cục thiết kế Rubin cho biết, tàu ngầm chiến lược và tấn công thế hệ thứ 5 của Nga sẽ là những tàu ngầm phi hạt nhân, nhỏ gọn và có khả năng tàng hình hơn. "Tôi cho rằng các tàu ngầm tương lai sẽ nhỏ hơn, do sử dụng những công nghệ hiện đại hơn...