Trung-Nhật: Tranh chấp “bên miệng hố chiến tranh”?
Nhật Bản và Trung Quốc công khai đe dọa lẫn nhau liên quan đến tranh chấp lãnh thổ. Cả hai đều theo đuổi tranh chấp “bên miệng hố chiến tranh”?
Tokyo tuyên bô sẽ bắn hạ may bay không người lái Trung Quốc bay trên không phân Senkaku, còn Bắc Kinh cảnh báo viêc băn rơi cac máy bay không ngươi lai trên quân đảo Điếu Ngư sẽ là một hành động gây chiến, dẫn đến các biện pháp đap tra quyết liệt.
Hai bên đe dọa lẫn nhau trong bôi canh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đên thăm căn cư lực lượng phong vê, con Trung Quôc tô chưc cuôc tập trận hải quân ở Thái Bình Dương. Việc hai máy bay ném bom và hai máy bay vận tải quân sự Trung Quốc tham gia cuôc tập trân gân sat không phân các hòn đảo phía Nam Nhật Bản vào trong hai ngay 25 và 26/10 đa gây lo ngại ở Tokyo. Tuy không phận Nhật Bản không bị xâm phạm, nhưng cac máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đa cât canh khân câp đê đanh chăn.
Nhật – Trung “đôi co” về tập trận hải quân
Vao ngay 27/10, tai căn cứ quân sự Asaka ơ ngoại ô Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe đa tuyên bô Nhật Bản sẽ không cho phép thay đổi nguyên trạng xung quanh quần đảo Senkaku. Hiên nay, Tokyo kiểm soát quân đao nay, nhưng, Trung Quốc vân coi đo la lanh thô của mình và phai đên đo nhiều tàu Cảnh sát biển để tuần tra. Trong ngày 28/10, bốn tàu tuần tra cua Trung Quốc lại vào hai phân xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Phía Nhật Bản yêu cầu các tàu nói trên phai ngay lập tức rời khỏi khu vực. Bộ Ngoại giao Nhật Bản gưi công ham phan đôi đên Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo vê vụ nay.
Vê diên biên tình hình ở Biển Hoa Đông, ông Valery Kistanov – giam đôc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản cua Viện Viễn Đông thuôc Viên Han lâm Khoa hoc Nga – tiên đoán: “Chăc chắn, căng thăng Trung-Nhât xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ leo thang. Tinh trang nay se không châm dưt trong tương lai gân vi đây la cuộc chiến tranh cân não. Đâu là lối thoat? Co ve như diên biên tinh hinh dẫn đến đối đầu quân sự. Nhưng, theo tôi, đây là cái nhìn hời hợt. Các nhà lãnh đạo ca ở Bắc Kinh va Tokyo đêu hiểu rằng họ không đươc để cho tình hình dân đến kêt cuc như vây. Bởi vì hậu quả se rât năng nê, không lường trươc đươc ca đôi vơi Trung Quốc và Nhật Bản cung như đôi vơi toàn bộ khu vưc Đông Bắc A và thậm chí toan bô Đông Á. Do đó, co thê dư đoan răng, tinh hinh se không dẫn đến xung đột vũ trang. Câu hỏi đặt ra là đến khi nao thì ly tri lanh manh se thắng thế ơ hai nước, khi nao hai bên sẽ bắt đầu tìm cách giảm bớt căng thẳng”.
Video đang HOT
Trung Quốc và Nhật Bản co liên hê rất chặt chẽ trong linh vưc kinh tế và tài chính. Theo y kiên cua chuyên viên Valery Kistanov, đo la sư kêt hơp thưc sư. Yêu tô nay có thể là một trở ngại chính không cho phep sư đối đầu chính trị leo thang thành xung đột quân sự. Ông Kistanov noi: “Đây chinh la yêu tô không cho căng thăng Trung-Nhât leo thang. Câu hỏi duy nhất là khi nào hai bên se nhân ra điêu đo? Ho nhât đinh se rut ra kêt luân nay, dù không phải trong tương lai gần”.
Vấn đề lãnh thổ đa gây tranh cãi không chỉ giưa Nhật Bản và Trung Quốc, mà còn giưa Nhật Bản va Hàn Quốc. Đây vẫn là một trở ngại trên con đương tổ chức các cuộc găp song phương giữa các nhà lãnh đạo của các nước này. Trong khi đó, chinh cac cuộc gặp gỡ cá nhân của họ sớm hay muộn se mang lại động lực mạnh mẽ cho quá trinh giai quyêt vân đê các hòn đảo. Ông Valery Kistanov cho biết: “Các nhà lãnh đạo cua Hàn Quốc va Trung Quốc chưa muốn găp Thủ tướng Abe. Nhưng chăc la, trong tương lai các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phai ngôi vao bàn đàm phán. Đây sẽ la cuôc găp không tránh khỏi, một cuôc găp bắt buộc. Không co cach nao khac ngoai viêc các bên ngồi vao ban đam phan và băt đâu thương lượng”.
Theo Đơi sông & Phap luât
Mỹ-Nhật-Trung 'giăng tốt' trên 'bàn cờ' ASEAN
ASEAN đang trở thành tâm điểm của dòng xoáy ngoại giao, đặc biệt trong vài tháng trở lại đây, khi cả ba cường quốc: Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc ra sức thiết lập "bàn cờ" Đông Nam Á theo hoạch địch của riêng mình, Diplomat nhận định.
Trước tiên là Nhật Bản. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã 3 lần thực hiện các chuyến thăm cấp cao tới khu vực. Lần gần nhất là chuyến công du tới Malaysia, Singapore và Philippines vào tháng 7/2013, qua đó hoàn thiện tour Đông Nam Á tới 7 nước thành viên ASEAN. Trước đó, ông Abe đã tới Indonesia, Thái Lan, Việt Nam trong tháng 1 và Myanmar trong tháng 5.
Ảnh minh họa
Mỗi chuyến đi của ông Abe được giới phân tích nhận định là có mục đích rõ ràng. Trong khi Thái Lan, Việt Nam là hai điểm đầu tư hàng đầu của Nhật tại ASEAN thì Indonesia lại là thị trường lớn nhất trong khu vực. Còn đối với Myanmar, chuyến thăm hồi tháng 5 đã đánh dấu mốc lần đầu tiên trong vòng 3 thập kỷ qua một Thủ tướng Nhật tới nước này, phá tan mối quan hệ song phương sau nhiều năm bị đóng băng dưới chế độ quân sự độc tài ở Myanmar.
Hơn thế nữa, Myanmar cũng sẽ giữ cương vị Chủ tịch ASEAN - cộng đồng các nước đang có nhiều mối quan hệ chồng chéo phức tạp với Trung Quốc - vào năm sau. Trong khi đó, những nước cờ khác nhau đối với Malaysia (Chủ tịch ASEAN năm 2015), Singapore (nước luôn trung lập trong vấn đề Biển Đông), Philippines (nước đang có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc) được tờ Japan Times nhận định là thể hiện rõ mối quan tâm đặc biệt của Tokyo đối với khu vực Biển Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 7/2013.
Trong tháng 10 tới đây, ông Abe có thể sẽ tiếp tục thực hiện chuyến thăm tới ba nước: Lào, Campuchia, Brunei, qua đó hoàn thiện chuyến công du thắt chặt quan hệ và lấy lòng ASEAN, cũng như để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trên khu vực khi Tokyo muốn can dự vào tình hình Biển Đông đang sôi sục, theo bình luận của tờ Strategist.
Bên cạnh Nhật Bản, Diplomat cũng cho rằng Trung Quốc đang tận dụng mọi cơ hội để kết thân với ASEAN. Ngoại trưởng Vương Nghị đã 3 lần tới khu vực nhằm rải các lợi ích tới các nước Đông Nam Á. Đáng lưu ý hơn cả là lần tới Brunei hồi tháng 6 và mang theo cam kết bất ngờ sẽ tham vấn với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuyên bố này được Diplomat đánh giá là trái ngược hoàn toàn với thái độ trì hoãn trước đó của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt là tại Hội nghị các nước ASEAN diễn ra ở Campuchia vào năm 2012. Song, ngay cả khi đã đưa ra lời hứa hình thức này, Trung Quốc vẫn một mực duy trì các tuyên bố chủ quyền phi lý trên gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua các nét đứt đoạn của "đường lưỡi bò" phi pháp.
Ngoại trưởng Vương Nghị tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 6 tại Brunei
Không những vậy, các chuyến công du của quan chức Trung Quốc tới ASEAN (bỏ qua Philippines) luôn mang thông điệp "hòa bình" vỏ ngoài và dùng lợi ích "cùng khai thác" để trói chặt các nước yếu thế hơn cả về kinh tế và quân sự, trong khi luôn lặp đi lặp lại quan điểm "không vội vàng tiến tới COC" hay "phải soạn thảo COC từng bước một". Về điều này, giới học giả quốc tế đã từng nhận định rằng: đây chính là chiêu bài "bẻ gãy bó đũa" ASEAN khi vừa dùng nước đi ngoại giao nhằm phân hóa nội bộ khu vực, đánh lạc hướng các thành viên ASEAN, vừa hăm dọa bằng sức mạnh quân sự lấn lướt của Hải quân.
Cuối cùng là Mỹ. Cả Ngoại trưởng John Kerry lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đều đã thực hiện các chuyến thăm tới ASEAN như một lời khẳng định với các đồng minh rằng: Washington sẽ kiên định với chiến lược chuyển trục về châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Tháng tới, Tổng thống Obama cũng sẽ có chuyến công du chính thức tới Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines. Riêng tại Philippines, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ hội đàm với người đồng cấp Aquino nhằm thảo luận, tăng cường hơn nữa liên minh Mỹ- Philippines một cách sâu sắc, bao gồm cả việc mở rộng an ninh, kinh tế và ngoại giao. Trong khi đó, trang Rappler của Philippines bình luận: trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp diễn ra tại Brunei, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ được ông Obama chú trọng. Tuy nhiên, trong các Hội nghị thượng đỉnh trước đó, Bắc Kinh luôn có cách ngăn chặn Washington đẩy cao quan điểm. Ít nhất là chừng nào Mỹ đang còn "kẹt" ở Syria và Trung Đông dưới sự quấy nhiễu của Nga, chừng đó Trung Quốc càng dễ bề dùng lợi ích để "bẻ gãy" trục chiến lược mong manh mới ra đời từ năm 2011.
Ngoại trưởng John Kerry tại Brunei hồi tháng 7
Theo tác giả bài viết trên Diplomat, nhà nghiên cứu Dylan Loh thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) tại Singapore, việc các cường quốc tranh giành ảnh hưởng tại ASEAN là một điều không mới. Song, câu hỏi được đặt ra là: Vì sao là ASEAN, và vì sao cường độ "tán tỉnh" ngoại giao lại gia tăng hơn bao giờ hết vào thời điểm này? Ông Dylan Loh đưa ra 2 câu trả lời. Một là, sự tăng cường ảnh hưởng tới ASEAN sẽ mở đường cho các thỏa thuận kinh tế. Chọn ASEAN cũng bởi khu vực này có giàu tiềm năng, đang phát triển và "khát" cơ sở hạ tầng.
Nhưng điểm quan trọng hơn, trong câu trả lời thứ hai, nằm ở chiến lược của 3 nước Mỹ-Nhật-Trung. Theo ông Dylan Loh, ASEAN đang dần trở thành mặt trận để 3 cường quốc này giành giật và cạnh tranh sức mạnh. Trong khi Trung Quốc với tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông đã hết mình lấy lòng ASEAN thì Nhật, dù bận rộn ở Hoa Đông, nhưng vẫn đang rẽ sóng xuống Biển Đông để tăng cường quan hệ quốc phòng, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, hỗ trợ "sức mạnh cơ bắp",... cho một số thành viên ASEAN. Diplomat cho rằng đây chính là một thông điệp trực tiếp gửi tới Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ - với quan ngại truyền thống độc tôn trên Thái Bình Dương của mình đang lung lay trước áp lực từ Trung Quốc - cũng sẽ đẩy mạnh và nhanh các hoạt động gắn kết với ASEAN để củng cố vị thế. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, ASEAN sẽ được lợi.
Tuy nhiên, ông Dylan Loh cũng cho rằng: với vị thế của các nước ASEAN hiện nay, nếu không giữ được "sự điểm tĩnh", hay nói cách khác là quan điểm trung lập, mà lại ngả rõ theo bất cứ nước nào, tình hình khu vực sẽ chuyển biến theo hướng tiêu cực. Bởi chung quy, các nước đều có mục đích riêng, sẽ không vì một khu vực ASEAN mà làm sứt mẻ lợi ích của mình, dù là dưới bất cứ phương diện nào.
Theo Sông mới
Trung, Nhật "ăn miếng trả miếng" quyết liệt 7 tàu Trung Quốc hôm nay (10/9) đã ồ ạt đổ về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng một ngày trước lễ kỷ niệm tròn một năm ngày Tokyo quốc hữu hóa quần đảo ở biển Hoa Đông này. Bước đi của Trung Quốc đã vấp phải sự đáp trả quyết liệt của Nhật Bản khi một quan chức hàng đầu của...