Trung – Nhật nhất trí hợp tác trên biển Hoa Đông
Ngoại trưởng Trung – Nhật nhất trí nối lại lưu thông giữa hai nước, tiếp tục trao đổi về nhóm đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
“Điều quan trọng là sự tương tác và trao đổi trực tiếp với nhau. Tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ đóng góp vào quá trình hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau”, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đề cập đến kế hoạch nối lại việc lưu thông giữa hai nước, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đang thăm Tokyo hôm nay.
Tương tự những nơi khác trên thế giới, hoạt động lưu thông giữa Nhật Bản và Trung Quốc bị hạn chế do ảnh hưởng của Covid-19. Hai bên hy vọng trong tháng này có thể nối lại chuyến bay dành cho doanh nhân và công dân hai nước đang cư trú ở quốc gia kia.
Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi (phải) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp tại Tokyo hôm nay. Ảnh: Reuters .
Chuyến thăm Tokyo hai ngày của Ngoại trưởng Vương diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về cách ứng xử của Bắc Kinh tại khu vực. Dù tranh cãi trên biển Hoa Đông xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa được giải quyết, hai bên nhất trí tiếp tục đàm phán về vấn đề này.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Motegi kêu gọi Trung Quốc tiếp nhận “lập trường hướng tới tương lai”, nói thêm rằng ông sẽ tiếp tục liên lạc với Bắc Kinh. Trong khi đó, ông Vương dường như giữ vững quan điểm của Trung Quốc, khi nói rằng họ “tất nhiên sẽ tiếp tục bảo vệ chủ quyền”.
“Thông qua nỗ lực chung của cả hai bên, chúng tôi mong muốn đưa biển Hoa Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu, đồng thời cho biết Bắc Kinh và Tokyo đã đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do ba bên, bao gồm cả Seoul.
Đây là cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga lên nắm quyền hồi tháng 9. Ông Vương dự kiến đến chào xã giao ông Suga vào ngày mai. Thay vì phản đối Trung Quốc gay gắt như đồng minh Mỹ, tân Thủ tướng Nhật được cho là có xu hướng kiềm chế tầm ảnh hưởng của họ bằng cách xích lại gần các nước khác, như Australia.
Nhật sửa tên đảo tranh chấp với Trung Quốc
Hội đồng thành phố Ishigaki thông qua nghị quyết đổi tên hành chính nhóm đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khiến Bắc Kinh phản ứng.
Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản hôm qua thông qua nghị quyết thay đổi trạng thái hành chính của nhóm đảo không người trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Nghị quyết này thay tên gọi vì mục đích hành chính của khu vực phía nam, bao gồm nhóm đảo trên, từ "Tonoshiro" thành "Tonoshiro Senkaku", nhằm tránh nhầm lẫn với một khu vực khác cũng có tên Tonoshiro ở trung tâm thành phố Ishigaki. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ 1/10.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi đây là nỗ lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Nhật Bản khi chèn thêm chữ "Senkaku" vào tên gọi hành chính mới, cho rằng quyết định này của Nhật "khiêu khích nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Hải cảnh Trung Quốc cho biết một đội tàu của họ đang hiện diện trên vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp.
Senkaku/Điếu Ngư nằm cách Tokyo hơn 1.900 km về phía tây nam. Nhật Bản quản lý nhóm đảo này từ năm 1972, nhưng cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố họ có chủ quyền với nhóm đảo từ hàng trăm năm trước. Trước khi hội đồng thành phố Ishigaki bỏ phiếu, Trung Quốc tuyên bố phản đối bất kỳ thay đổi nào về hiện trạng nhóm đảo.
Trinh sát cơ P-3C Orion của Nhật bay qua nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư hồi năm 2011. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản tuân thủ tinh thần đồng thuận 4 nguyên tắc, tránh gây sự cố mới về vấn đề nhóm đảo Điếu Ngư và có hành động thiết thực để duy trì sự ổn định tình hình biển Hoa Đông", theo thông báo hôm 19/6 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Một trong 4 nguyên tắc đó là Nhật Bản thừa nhận các đảo trong tình trạng đang tranh chấp.
Tuy nhiên, hội đồng thành phố Ishigaki bác bỏ cáo buộc do Trung Quốc đưa ra. "Quyết định này được thông qua chỉ nhằm cải thiện hiệu quả thủ tục hành chính, không xem xét tác động của các nước khác", hội đồng cho hay.
Trước đó, tờ Asahi Shimbun của Nhật đưa tin nghị quyết "khẳng định các đảo là một phần lãnh thổ Nhật Bản".
Thị trưởng Ishigaki Yoshitaka Nakayama đệ trình nghị quyết đổi tên khu vực hành chính sau khi các tàu cá của Nhật bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi tại vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 5. Nakayama bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc rằng việc đổi tên nhằm củng cố yêu sách của Nhật đối với khu vực, khẳng định động thái "chỉ nhằm hợp lý hóa công việc hành chính".
Lo ngại đối đầu tăng cao tuần trước khi Cảnh sát biển Nhật Bản thông báo tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện liên tục 70 ngày ở vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư từ giữa tháng 4, lập kỷ lục mới về số ngày hiện diện liên tiếp. Cảnh sát biển Nhật Bản khẳng định 4 tàu hải cảnh Trung Quốc ở trong khu vực khi hội đồng thành phố Ishigaki bỏ phiếu thông qua nghị quyết.
Phản ứng trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshi Suga khẳng định "nhóm đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật" và "chúng tôi sẽ phản ứng với phía Trung Quốc một cách kiên quyết và bình tĩnh".
Năm 2012, theo kế hoạch của thống đốc Tokyo lúc đó, Nhật Bản quốc hữu hóa Senkaku/ Điếu Ngư, châm ngòi cho làn sóng biểu tình và tẩy chay Nhật Bản quy mô lớn trên khắp Trung Quốc.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Đồ họa: CNN.
Mỹ có thể điều quân bảo vệ đảo tranh chấp Trung - Nhật Chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật cho biết họ có thể triển khai lính tới bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. "Sự có mặt của chúng tôi hôm nay đơn giản nhằm chứng minh khả năng điều động một lực lượng nhất định. Tuy nhiên, năng lực tương tự có thể được sử dụng...