Trung – Nhật đối thoại ngăn ngừa xung đột
Giới chức quân sự Nhật và Trung Quốc tuần này sẽ có cuộc đối thoại không chính thức tại Bắc Kinh, để bàn biện pháp ngăn ngừa những tranh chấp lãnh thổ leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang, thông báo từ Bắc Kinh cho biết.
Quần đảo tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư vẫn là trở ngại trong quan hệ Trung – Nhật
Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Tư tới, giữa các cựu quan chức của Lực lượng phòng vệ không quân và hải quân Nhật với các quan chức quốc phòng được nhiệm của Trung Quốc. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Tokyo đang kêu gọi tổ chức cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quỹ hòa bình Sasakawa của Nhật, vốn vẫn tham gia vào những cuộc đối thoại dạng này trong những năm trước đây, sẽ tổ chức một diễn đàn trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về khả năng xảy ra xung đột vũ trang gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Cuộc họp tại Bắc Kinh sẽ kéo dài 2 ngày và sau đó sẽ có 2 cuộc họp nữa diễn ra tại Nhật hoặc Trung Quốc trong những tháng tới. Dự kiến trong đầu năm 2015, một bản báo cáo sẽ được ký kết, Quỹ trên cho biết.
“Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc tiếp xúc trước khi nối lại đối thoại chính thức giữa cơ quan quốc phòng hai nước, và hy vọng sẽ giúp làm sâu sắc hơn liên lạc giữa hai bên, tạo ra bầu không khí tích cực cho mối quan hệ song phương”, Yu Zhan, một đại diện của Quỹ hòa bình Sasakawa cho biết.
Video đang HOT
Mặc dù những dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang dần rõ ràng hơn, những tranh chấp lãnh thổ kéo dài, cũng như việc Bắc Kinh tức giận trước lịch sử hiếu chiến của Nhật nửa đầu thế kỷ 20 vẫn là trở ngại trong quan hệ giữa hai nước.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã đơn phương tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật và bao phủ cả quần đảo tranh chấp.
Trong cùng tháng đó, Nhật cáo buộc Trung Quốc điều chiến đấu cơ bay gần “một cách nguy hiểm” các máy bay quân sự nước mình quanh khu vực đảo này. Bắc Kinh đã bác bỏ và cho rằng chính Nhật là người có hành động trên.
Tháng trước, các quan chức cấp cao hai nước đã đồng ý nối lại các cuộc đối thoại đang bế tắc, về việc thành lập một đường dây nóng giữa quan chức quốc phòng hai nước, nhằm ngăn ngừa những vụ xung đột không mong muốn.
Thanh Tùng
Theo AFP
Trung Quốc đã thay đổi lập trường, chấp nhận thỏa hiệp với Nhật Bản?
Tập Cận Bình có thể đã đưa ra điều kiện cho một bước đột phá mặc dù trước đây Trung Quốc liên tục từ chối đề nghị đối thoại của ông Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Bưu điện Hoa Nam ngày 4/8 dẫn nguồn tin báo Nickei cho biết, cả Nhật Bản và Trung Quốc đang nỗ lực thể sắp xếp một cuộc đối thoại song phương giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe bên lền hội nghị APEC tại Bắc Kinh vào tháng 10 tới, một nỗ lực hàn gắn quan hệ căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ và lịch sử.
Động thái này đánh dấu một sự thay đổi trong lập trường của Bắc Kinh vốn trước đó phớt lờ kêu gọi của ông Shinzo Abe cho 1 cuộc đối thoại thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình bên lề APEC.
Ông Tập Cận Bình đã bày tỏ mong muốn hàn gắn quan hệ với Nhật Bản trong cuộc họp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda, người đã bí mật thăm Trung Quốc vào cuối tháng 7 với vai trò đặc sứ của Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe.
Trong cuộc gặp bí mật này, ông Fukuda chuyển lời kêu gọi đối thoại của Thủ tướng Shinzo Abe trong khi Tập Cận Bình bày tỏ lo ngại về quan hệ song phương, đồng thời thể hiện lập trường tích cực để giải quyết các bế tắc ngoại giao.
Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đã đưa ra điều kiện cho một bước đột phá mặc dù trước đây Trung Quốc liên tục từ chối đề nghị đối thoại của ông Shinzo Abe, đặc biệt kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku và thăm đền Yasukuni mà Trung Quốc coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt trong quá khứ.
Tuy nhiên Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga lại lên tiếng bác bỏ thông tin này. Ông cho biết không có thỏa thuận cụ thể nào về cuộc họp thượng đỉnh Trung - Nhật bên lề APEC vào tháng 10 tới đang được triển khai.
"Chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt nếu có một hội nghị thượng đỉnh song phương tổ chức tại Bắc Kinh bên lề APEC. Chúng tôi đã nói rằng cánh cửa của chúng tôi luôn rộng mở cho 1 cuộc đối thoại và chúng tôi hy vọng Trung Quốc cũng có lập trường tương tự", ông Yoshihide Suga tuyên bố.
Ông Suga cũng bác bỏ sự cần thiết phải thiết lập điều kiện cho 1 cuộc đối thoại, các vấn đề giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã đủ lý do để 2 bên ngồi lại nói chuyện với nhau.
Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành 1 loạt các hoạt động ngoại giao mùa hè năm ngoái nỗ lực mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh Nhật - Trung, nhưng cuối cùng vẫn không thể đạt được. Sau đó ông đi thăm đền Yasukuni vào cuối tháng 12, một cách đáp trả trước thái độ đóng cửa đối thoại của Bắc Kinh.
Ngày 15/8 năm nay, ngày kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, một số Bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản có thể sẽ viếng đền Yasukuni trong khi Thủ tướng Shinzo Abe có thể gửi lễ tới ngôi đền này thay vì trực tiếp tham dự.
Cựu Thủ tướng Yasuo Fukuda đã không bình luận gì về thông tin này mặc dù ông được xem như một cầu nối quan trọng giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
Theo Tri Thức Trẻ
Lãnh đạo Nhật, Trung sẽ gặp thượng đỉnh vào tháng 11? Nhât Ban và Trung Quôc đang cố sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh tụ 2 nước tại hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tới ở Bắc Kinh nhằm hàn gắn mối quan hệ đang bị rạn nứt dữ dội vì tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhật báo Nikkei (Nhât Ban) đưa tin ngày 4.8. Thu tương Nhât...