Trung-Nhật đàm phán về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Trung Quốc và Nhật Bản hôm qua đã bắt đầu tiến hành đàm phán về các vấn đề biển đảo, trong đó một quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông là chủ đề chính của chương trình nghị sự.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm gần Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Các cuộc hội đàm tại Trung Quốc có sự tham gia của quan chức ngoại giao, quốc phòng và hàng hải của cả hai nước.
Họ dự kiến sẽ tập trung thảo luận cuộc tranh cãi về một quần đảo giàu tài nguyên mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Quần đảo này hiện do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Cả hai bên dự kiến sẽ thảo luận cách thức nhằm tránh các cuộc xung đột trong tương lai quanh quần đào, nằm ở phía đông bắc Đài Loan, phía đông Trung Quốc đại lục và phía tây nam tỉnh cực nam của Nhật Bản – Okinawa.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp sau khi các lính tuần duyên Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2010 sau một vụ va chạm.
“Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí hồi tháng 12 năm ngoái nhằm thiết lập một cơ chế tư vấn cấp cao Trung-Nhật về các vấn đề biển đảo”, ông Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo ngày 15/5.
Video đang HOT
Nhưng quyết định của Nhật Bản nhằm cho phép Đại hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới (WUC) nhóm họp tại Tokyo có thể phủ bóng lên cuộc đàm phán biển đảo, các nguồn tin từ Bắc Kinh cho hay.
Bắc Kinh cho biết WUC có liên hệ với các tổ chức khủng bố nhằm ly khai vùng Tân Cương khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, WUC tuyên bố muốn thúc đẩy quyền của người Duy Ngô Nhĩ nhằm sử dụng các biện pháp ngoại giao và hoà bình để quyết định tương lai của Tân Cương.
Các nguồn tin cũng nói rằng Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có cuộc tranh luận gay gắt về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và các vấn đề nhân quyền khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh hồi cuối tuần qua.
Một bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc cho rằng trong hoàn cảnh này, viễn cảnh cho các cuộc đàm phán cấp cao lần này là “không triển vọng”.
Vài nét về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư:
- Bao gồm 5 đảo và 2 bãi đá ngầm
- Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý và thuộc tỉnh Okinawa.
- Doanh nhân Nhật Bản Kunioki Kurihara sở hữu 3 trong số các hòn đảo mà ông thuê của chính phủ Nhật Bản
- Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm của một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo hồi năm 2010.
Theo Dân Trí
Dân Tokyo quyên tiền mua đảo Senkaku, ngày đầu được hơn 100 ngàn Yên
Rất nhiều người đã góp tiền hoặc rất muốn góp tiền. Họ gọi đến tòa Thị chính Tokyo hàng ngày, họ lên mạng internet hỏi nhau quyên tiền ở đâu.
Tờ Tân Kinh ngày 28/4 đưa tin, hôm qua 27/4 Thống đốc Tokyo ông Shintaro Ishihara tuyên bố Tokyo bắt đầu hoạt động quyền góp tiền để mua lại đảo Senkaku bắt đầu từ 27/4.
Tuyên bố sẽ mua lại đảo Senkaku từ chủ sở hữu được ông Shintaro Ishihara đưa ra hôm 17/4 khi đang công du Washington. Trước đó Thống đốc Tokyo nhiều lần lên tiếng thúc giục chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo này, nhưng đến nay vẫn không có tiến triển.
Thống đốc Tokyo chào phóng viên trong buổi họp báo ngày hôm qua 27/4
Giải thích cho động thái ấy của Nội các Nhật Bản, Thống đốc Tokyo cho rằng họ đang "sợ" Trung Quốc mà không dám làm, "Nếu đã không mua thì để Tokyo đứng ra mua", ông Shintaro Ishihara cho biết.
Hơn 10 ngày qua kể từ khi tuyên bố ý định này, ông Shintaro Ishihara nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người dân và nhiều người trong số họ muốn chung tay góp sức với Thị trưởng Tokyo. Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Shintaro Ishihara chia sẻ:
Nhóm đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang có tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc
"Rất nhiều người đã góp tiền hoặc rất muốn góp tiền. Họ gọi đến tòa Thị chính Tokyo hàng ngày, họ lên mạng internet hỏi nhau quyên tiền ở đâu để mua đảo Senkaku. Để hưởng ứng thiện chí đó của người dân, chính quyền Tokyo quyết định thành lập tài khoản để người dân quyên góp."
Chỉ trong ngày hôm qua, Tokyo đã quyên góp được hơn 100 ngàn Yên, chính quyền Tokyo lập ra 1 tổ công tác 7 người chuyên phụ trách việc chuẩn bị tài chính cho kế hoạch mua lại đảo Senkaku mà ông đã đàm phán được với chủ đảo.
Hiện nay chính phủ Nhật Bản cấm người dân tự ý lên đảo Senkaku để tránh gây thêm căng thẳng trên biển Hoa Đông với Trung Quốc, ông Shintaro Ishihara cho hay "Nếu chính phủ không cho lên đảo thì Tokyo sẽ nỗ lực đến khi họ đồng ý mới thôi".
Khó khăn nhất hiện nay đối với vụ giao dịch thương mại đặc biệt này chính là lực cản từ phía Bộ Ngoại giao Nhật Bản mặc dù đã có hơn 4000 thư từ cử tri Nhật Bản gửi Nội các, trong đó 80% ủng hộ ông Shintaro Ishihara mua đảo, 20% phản đối, không bày tỏ ý kiến hoặc có ý kiến khác.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch này của Tokyo và gọi nó là hành vi "vô ích, vô hiệu".
Theo Giáo Dục VN
Trung Quốc rút 2 tàu khỏi đảo tranh chấp với Philippines Trung Quốc đã giảm căng thẳng với Philippines trên Biển Đông khi cho rút hai tàu khỏi đảo tranh chấp giữa hai nước, người phát ngôn sứ quán Trung Quốc tại Philippines hôm qua cho hay. Tàu ngư chính 310, tàu ngư chính hiện đại nhất của Trung Quốc. Hai tàu của Trung Quốc, tàu "Ngư chính 310" và hải giám số 084...