Trung Nhật chiến tranh, Mỹ chỉ ‘đứng nhìn’?
National Interest cho hay, những “va chạm” nhỏ liên tiếp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian gần đây tại quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư có thể gây ra những “tính toán sai lầm”, đẩy hai nước vào xung đột, chiến tranh.
Trong vài tháng qua, Trung Quốc tiến hành tuần tra hàng ngày tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh thậm chí còn nhiều lần đưa tàu hải quân vào khu vực 12 hải lý xung quanh quần đảo, phạm vi mà Nhật Bản coi là lãnh hải của mình. Hồi tháng Hai vừa qua, tàu sân bay Liêu Ninh còn tập trận cách Senkaku/Điếu Ngư chỉ khoảng 50 hải lý. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra việc máy bay Trung Quốc và máy bay Nhật Bản áp sát nhau gần quần đảo này.
Ảnh minh họa.
National Interest đã đưa ra một kịch bản nguy hiểm nhưng rất dễ xảy ra nếu những vụ việc tương tự vẫn diễn ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc như sau:
Ở khu vực cách Senkaku/Điếu Ngư chỉ khoảng 10 hải lý về phía Tây, máy bay P-3 Orion của Nhật Bản bị hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc áp sát. Phi công Nhật Bản trở lên căng thẳng và điều khiển máy bay lệch đi một chút, dẫn đến va chạm với chiến đấu cơ Trung Quốc. Cả hai chiếc rơi xuống đại dương và không một ai sống sót.
Theo lẽ tự nhiên, hai bên sẽ đổ lỗi cho nhau. Bắc Kinh cáo buộc phi công Nhật Bản đã vi phạm “vùng phòng không” mà nước này tự đặt ra. Nhật Bản tố cáo các phi công Trung Quốc đã hành động thiếu thận trọng, áp sát máy bay Nhật Bản. Các phương tiện truyền thông hai nước cũng thổi bùng ngọn lửa dân tộc ở cả hai nước. Chỉ 72 giờ sau đó, một nhóm khoảng 20 người Trung Quốc đặt chân xuống Senkaku/Điếu Ngư. Chính phủ Trung Quốc biết điều đó nhưng không ngăn cản. Nhật Bản cử một đội đặc nhiệm đến để “đuổi” những người này đi.
Trong khi đó, tình hình trở lên căng thẳng khi Bắc Kinh dọa sẽ dùng vũ lực nếu cư dân của mình bị tổn hại. Khi lực lượng Nhật Bản đến gần quần đảo này, chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc cũng được triển khai tới đây, bay gần và gây ra mối đe dọa cho một tàu khu trục của Nhật Bản ở gần đó. Nhật Bản tự vệ, tàu khu trục bắn hạ máy bay.
Vài giờ sau khi lực lượng Nhật Bản bắt đầu hoạt động trục xuất công dân Trung Quốc khỏi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bắc Kinh bắn phát súng cảnh cáo, một quả tên lửa đạn đạo, “sát thủ tàu sân bay” DF-21D, cách lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản khoảng 10 hải lý. Nhật Bản vẫn tiến lên. Áp lực trong nước đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc lên cao. Họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống lại lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản.
Ba tàu Nhật Bản bị bắn trúng cùng với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng. Thủ tướng Abe khẩn trương gọi cho Tổng thống Obama chính thức yêu cầu sự giúp đỡ của Mỹ theo các điều khoản của liên minh Mỹ – Nhật.
Video đang HOT
Chiến tranh dường như đã xảy ra.
May mắn là, kịch bản trên mới chỉ là hư cấu. Tuy nhiên, nếu như điều không may mắn đó xảy ra, Mỹ sẽ làm gì?
Khi chính quyền Obama công bố chiến lược tái cân bằng hay “trục châu Á”, một trong những khía cạnh được quan tâm nhất là những cam kết đảm bảo an ninh của Washington đối với các đồng minh. Tuy nhiên, những cam kết này bị hoài nghi, vì nếu phải thực hiện cam kết, Mỹ có thể sẽ cần phải dùng đến cả tài sản và xương máu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Trong suốt chuyến công du gần đây tới Nhật Bản, Tổng thống Obama đã lần đầu tiên công bố rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật vì hiện Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát quần đảo này. Điều đó có nghĩa là, nếu Senkaku/Điếu Ngư bị tấn công, cũng có nghĩa là Nhật Bản bị tấn công và Mỹ sẽ hành động để bảo vệ Nhật Bản. Không chỉ có ông Obama, trước đó, có rẩt nhiều quan chức cấp cao của Mỹ cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự.
>> Trung Quốc muốn Mỹ ở ngoài tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Như kịch bản trên, một tính toán sai lầm hay xung đột giữa Nhật – Trung có thể bắt nguồn từ những sự cố nhỏ nhất, sự cố này phát sinh do sự cố kia và cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.
Liệu ông Obama có thuyết phục được người dân Mỹ rằng họ nên hy sinh cuộc sống và tiền bạc của mình để bảo cho một nhóm những “mỏm đá” tại biển Hoa Đông hay không?
Nếu hầu hết người Mỹ đều không ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Syria thì có lý do gì để họ ủng hộ một cuộc chiến tranh vì quần đảo Senkaku, hay bất kỳ hòn đảo đang có tranh chấp nào khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?
Mặc dù, rõ ràng, lợi ích quốc gia của Mỹ bị đe dọa nếu hiện trạng ở châu Á bị xóa bỏ, nhưng liệu các lợi ích đó có đủ để người Mỹ sẵn sàng hy sinh cho một trật tự quốc tế mà họ cảm thấy khó hiểu hay không?
Nếu như Trung Quốc hành động quân sự để chiếm Senkaku/Điếu Ngư thì liệu ông Obama có ủng hộ Nhật Bản vô điều kiện hay không? Hay nói rộng hơn, trong hoàn cảnh nào, Mỹ sẽ cứu châu Á?
Theo National Interest, chắc chắn, đây là vấn đề khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản phải lo ngại và có lẽ đây cũng là lý do Thủ tướng Nhật bản Abe phản ứng như vậy tại Đối thoại Shangri-La gần đây. Mặc dù Mỹ tuyên bố chiến lược hướng tới châu Á, nhưng hành động thì có thể là không, ngay cả đối với các đồng minh của Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về chiến lược của Mỹ, việc tái cân bằng lại châu Á là điều cần thiết với Mỹ.
Chuyên gia Harry J. Kazianis thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) nhận định: “Tôi thật sự tin rằng, Mỹ phải tái cân bằng chính sách đối ngoại hướng tới châu Á và Washington chắc chắn sẽ phải trợ giúp các đồng minh của mình. Việc không có tổn thất sinh mạng người Mỹ hay một cuộc xâm lược trắng trợn nhằm vào một đồng minh hiệp ước của Mỹ là một kịch bản rất khó xảy ra trong tương lai gần”.
Ông nói thêm rằng: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng, trật tự quốc tế hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đáng chiến đấu để bảo vệ. Thịnh vượng và an ninh của Mỹ dựa trên một trật tự quốc tế được tạo ra bởi Washington và các đồng minh sau Thế chiến II. Nếu và khi nó bị xóa bỏ, người Mỹ sẽ phải sống trong một môi trường quốc tế kém an toàn và kém ổn định hơn”.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, các đồng minh của Washington ở châu Á – Thái Bình Dương cần phải hiểu những hạn chế trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á, để không bị mất cảnh giác.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Theo Infonet
Việt Nam tăng cường nghiên cứu phát triển quốc phòng với nước ngoài
Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang đi đúng hướng phát triển bằng cách hợp tác với các đơn vị nước ngoài.
Việt Nam đã tái khẳng định cam kết sẽ tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc phòng thông qua việc đầu tư và hợp tác với các tổ chức nước ngoài, IHS Jane's cho biết hôm 18/5.
Cam kết này đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết hôm 18/5 trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng để đánh dấu ngày khoa học và công nghệ quốc gia.
Thứ trưởng Trương Quang Khánh nhấn mạnh rằng, những nỗ lực của Việt Nam để tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong những năm gần đây đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa để cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam những công nghệ chủ chốt và những hệ thống liên quan đến giám sát, tuần tra, thông tin cũng như phương tiện bọc thép và sức mạnh chiến đấu.
Tàu tên lửa Molniya là một minh chứng điển hình cho hoạt động hợp tác chuyển giao công nghệ quốc phòng tiên tiến giữa Nga và Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng hợp tác kỹ thuật quân sự với rất nhiều nước khác nhau, thông qua các thỏa thuận mua giấy phép sản xuất và chuyển giao dây chuyền công nghệ quân sự.
Điển hình là hợp đồng mua và đóng mới 6 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya của Nga theo giấy phép ở trong nước, hợp tác nghiên cứu và chế tạo phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kh-35EV với Tập đoàn Tên lửa chiến thuật KTRV (Nga), chế tạo theo giấy phép tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S, hợp tác phát triển máy bay không người lái với công ty Irkut và Thụy Điển...
Song song với các hoạt động đó, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng đối tác hợp tác sang các nước có nền khoa học công nghệ quân sự tiên tiến như Hà Lan (đóng tàu Cảnh sát biển và kiểm ngư lớp DN-2000, tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814...), với Pháp (cho hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL MICA và hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh Exocet Block 3... cho các tàu hộ vệ tên lửa SIGMA tương lai), với Israel (cho hệ thống radar cảnh giới tầm xa EL/M-2288ER, súng trường tấn công TAVOR, súng trường tấn công IMI Galil ACE 31/32...).
Ở châu Á, Việt Nam cũng không ngừng tăng cường hợp tác với những nước phát triển như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, qua đó vừa học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ phát triển và chế tạo những hệ thống vũ khí tiên tiến để tiến tới dần tự trang bị cho quân đội.
Với một lực lượng vũ trang đang trên đường phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song lại phải chịu nhiều áp lực trước nhiều mối đe dọa an ninh quốc phòng từ bên ngoài. Quân đội Việt Nam đang từng bước được hiện đại hóa để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước và việc hợp tác cùng phát triển hay mua giấy phép sản xuất những trang thiết bị quốc phòng nước ngoài sẽ là một giải pháp và hướng đi đúng đắn, giúp ngành công nghiệp quốc phòng nước ta từng bước lớn mạnh.
Theo Báo Đất Việt
Nga đối mặt với trừng phạt mới nếu can thiệp bầu cử Ukraina Mỹ và các đồng minh châu Âu đã nhất trí rằng Nga sẽ phải đối mặt với cách lệnh trừng phạt mở rộng nếu Kremlin can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử Ukraina diễn ra cuối tháng này, một quan chức Mỹ cho biết. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tóm tắt với Đức, Pháp, Anh và Italy...