Trung, Nhật “ăn miếng trả miếng” quyết liệt
7 tàu Trung Quốc hôm nay (10/9) đã ồ ạt đổ về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng một ngày trước lễ kỷ niệm tròn một năm ngày Tokyo quốc hữu hóa quần đảo ở biển Hoa Đông này. Bước đi của Trung Quốc đã vấp phải sự đáp trả quyết liệt của Nhật Bản khi một quan chức hàng đầu của Nhật tuyên bố để ngỏ khả năng đưa nhân viên của nước này đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư để bảo vệ lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nhanh chóng “ăn miếng trả miếng” khi đưa ra lời cảnh báo sắc lạnh rằng, họ sẽ không dung thứ cho hành động “khiếu khích” của phía Tokyo.
Ảnh minh họa
Tàu Trung Quốc ồ ạt đến vùng tranh chấp
7 tàu của Trung Quốc đã có mặt ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong ngày hôm nay – một ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Tokyo mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (11/9/2012-11/9/2013).
Đây là đội tàu lớn nhất của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc có mặt ở vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông kể từ hồi tháng 4 khi lực lượng của Nhật Bản phát hiện 8 tàu của chính phủ Trung Quốc có mặt tại đây, một phát ngôn viên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết.
Báo chí chính thức của Trung Quốc dẫn lời Cục Hải dương Nhà nước (SOA) cho biết, đây là “chuyến tuần tra” thứ 59 của lực lượng nước này ở khu vực kể từ tháng 9 năm 2012. Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự quản lý của Tokyo.
Theo tin từ Tân Hoa xã, tàu thuyền của Trung Quốc đã tiếp cận gần quần đảo tranh chấp đến mức chỉ cách chưa đầy nửa km trong vòng 12 tháng qua nhưng không cho biết cụ thể. Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, các tàu của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản lúc khoảng 10h30 sáng nay theo giờ địa phương (tức khoảng 8h30 theo giờ Hà Nội).
Video đang HOT
Phản ứng trước việc cả đội tàu hùng hậu của Trung Quốc đổ vào vùng tranh chấp, Tổng Thư ký nội các Nhật Bản – ông Yoshihide Suga đã đưa ra cảnh báo, Tokyo không loại trừ khả năng đưa các quan chức, nhân viên chính phủ đến quần đảo tranh chấp để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Ông Suga tuyên bố với các phóng viên tại thủ đô Tokyo rằng, Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra một “sự đáp trả bình tĩnh những kiên quyết nhằm bảo vệ lãnh thổ của mình”. Khi được một phóng viên hỏi, liệu Tokyo có định đưa các nhân viên đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay không, ông Suga trả lời, đó là “một lựa chọn” đang được xem xét. “Đất nước chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền”, ông Suga nhấn mạnh.
Nhật Bản rất tức giận trước hành động kéo một số lượng lớn tàu thuyền của Trung Quốc đến vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại thủ đô Tokyo đến để bày tỏ phản đối trước sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở vùng tranh chấp.
Trung Quốc đe dọa Nhật Bản
Sau khi quan chức hàng đầu chính phủ Nhật Bản tuyên bố để ngỏ khả năng đưa các nhân viên của họ đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc đã “tung” ra lời cảnh báo sắc lạnh rằng, nước này sẽ không dung thứ cho hành động khiêu khích của Nhật.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về những phát biểu mới nhất của Tổng Thư ký nội các Nhật Bản. “Chính phủ Trung Quốc có quyết tâm và ý chí không thể lay chuyển trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động leo thang khiêu khích nào nhằm vào chủ quyền Trung Quốc”, ông Hồng Lỗi đã nói như vậy tại cuộc họp báo chiều nay.
“Nếu phía Nhật Bản tiếp tục thực hiện những bước đi bất cẩn, khiêu khích, nước này sẽ phải chấp nhận hậu quả”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo.
Nói về việc một loạt tàu Trung Quốc đổ về vùng biển tranh chấp, ông Hồng Lỗi tuyên bố, đó là hoạt động bình thường, định kỳ của nước này.
Những diễn biến căng thẳng trên diễn ra sau khi chiến đấu cơ Nhật Bản vừa phải cất cánh khẩn cấp trong hai ngày liên tiếp (8 và 9/9) để chặn hai chiếc máy bay ném bom của Trung Quốc và một máy bay không người lạ bí ẩn bay về hướng Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Phòng không Nhật Bản đang được đặt trong tình trạng báo động cao trước thềm lễ kỷ niệm một năm ngày nước này quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera hôm qua cho biết: “Ngày 11/9 là ngày bùng nổ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản”.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc không chấp nhận điều này và đang tìm cách phá vỡ sự nguyên trạng. Trong nhiều tháng gần đây, tàu thuyền và máy bay hai nước Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên chơi trò “mèo vờn chuột” ở khu vực lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, làm dấy lên căng thẳng trong khu vực.
Mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới đã trở nên xấu đi rất nhiều vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Theo khampha
Tổng thống Syria nhắc Mỹ "cân nhắc mọi việc"
Tổng thống Syria Bashar Assad cảnh báo Mỹ và các nước đồng minh nên "cân nhắc mọi việc" nếu các cuộc tấn công quân sự được tiến hành nhằm vào Damascus, vì Trung Đông đang trên bờ vực nổ tung.
"Bạn nên cân nhắc mọi việc, không cần qua chính phủ", Tổng thống Syria Bashar Assad cảnh báo Mỹ trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS vào ngày hôm qua (9/9). "Mọi thứ đang trên bờ vực nổ tung".
Đây là cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên của ông Assad kể từ khi Tổng thống Mỹ Obama đề nghị quốc hội nước này thông qua kế hoạch tấn công quân sự vào Syria để trừng phạt chính quyền Damascus bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào tháng trước.
Khi được người dẫn chương trình Charlie Rose hỏi liệu những khả năng Mỹ cần cân nhắc bao gồm một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, ông Assad trả lời "Điều đó phụ thuộc liệu phiến quân và các phần tử khủng bố trong vùng có loại vụ khí này hay không. Nó có thể xảy ra, tôi không biết."
Tổng thống Syria Assad tham gia cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS
Khi được hỏi liệu ông có tấn công quân sự trả đũa hành động can thiệp quân sự của Mỹ, Tổng thống Syria cho biết: "Tôi không phải là một nhà tiên tri để nói với bạn những gì sẽ xảy ra."
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS, ông Assad đã phủ nhận cáo buộc ông đứng đứng đằng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vào ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus, mà Mỹ cho rằng đã giết chết hơn 1.400 người, bao gồm 426 trẻ em.
Tổng thống Syria đã yêu cầu Mỹ công khai những bằng chứng mà Washington cho rằng đủ để cáo buộc chính quyền của ông thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Trước đó, Nhà Trắng đã tiết lộ những thông tin tình báo cho thấy quân đội trung thành với ông Assad chuẩn bị vụ tấn công ngày 21/8, với một số thành viên của quốc hội.
Trong cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình Charlie Rose miêu tả thủ đô của Syria vẫn đang yên ả, trong khi, ông Assad cho biết người dân Syria "đã chuẩn bị tốt nhất" cho một cuộc tấn công, cho dù họ không nghĩ Mỹ sẽ tiến hành cuộc tấn công quân sự.
Theo khampha
Mỹ-Nga có thể "ăn miếng trả miếng" ở Syria Mỹ phá hoại được bất cứ hệ thống vũ khí khí tài nào của Syria, Nga có thể sẽ thay thế tất cả những thiết bị quân sự đó. Trong khi Tổng thống Mỹ Obama đang tận dụng ngày cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức ở Nga để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế...