Trung – Nga đang mặc cả với nhau điều gì ở Biển Đông?
Nếu Nga đồng ý tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông, Moscow sẽ yêu cầu Bắc Kinh có sự ủng hộ rõ ràng vơi mình ở châu Âu, giống như cuộc tập trận chung…
Doãn Trác: Trung Quốc tập trận ở Biển Đông là để “răn đe láng giềng”Trung Quốc sẽ sớm kéo máy bay, tên lửa ra đảo nhân tạo phi pháp ở Trường SaTrung Quốc đang xây dựng một hạm đội tàu cá chuẩn bị vơ vét Biển Đông
Lính Trung Quốc.
Tin tức Tham khảo, một phụ bản của Tân Hoa Xã ngày 1/8 đưa tin, chiến lược quân sự mới mà Nga vừa điều chỉnh, công bố đã đặc biệt nhắc đến việc tăng cường hợp tác với hải quân Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương trong khi quan hệ giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là khối NATO ngày càng căng thẳng. Trong bối cảnh đố, cuối tháng 8 hai nước tổ chức tập trận chung khiến dư luận chú ý.
Video đang HOT
Học giả Nga chuyên nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc, Tiến sĩ Alexey Maslov bình luận, những năm gần đây Nga liên tục tăng cường ngân sách cho quốc phòng, điều chỉnh lại chiến lược quân sự mới trong đó nhấn mạnh quân đội Nga nên triển khai sức mạnh quân sự tầm xa, không chỉ phòng ngự mà còn phải nâng cao năng lực tấn công. Diễn tập chung với Trung Quốc cuối tháng 8 này không chỉ giúp Nga thể hiện được sức mạnh quân sự mà còn làm cho cộng đồng quốc tế thấy rằng, Moscow và Bắc Kinh đang cần hỗ trợ nhau trong tình hình hiện nay.
Alexey Maslov nhận định. cuộc tập trận chung giữa hải quân 2 nước tại Địa Trung Hải hồi tháng 5 vừa qua đã nhấn mạnh sự giao lưu hợp tác giữa hải quân hai nước, có thể nói đó là hoạt động đột phá. Cuộc tập trận chung cuối tháng 8 tới tiếp tục xu thế ấy. Địa điểm tập trận diễn ra tại biển Nhật Bản, đương nhiên sẽ mang một thông điệp nào đó với Tokyo. Mặc dù (về mặt ngoại giao) Nga không công khai ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở Hoa Đông, nhưng thông qua tập trận chung với Trung Quốc, Nga cũng muốn đánh động Nhật Bản.
Tiến sĩ Alexey Maslov nói rằng sang năm 2016 hải quân Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trận chung, tuy nhiên thời gian và địa điểm cụ thể vẫn chưa được xác định. Việc hải quân 2 nước Trung – Nga có tập trận chung ở Biển Đông hay không, hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào việc Moscow có đồng ý hay không.
“Không có gì nghi ngờ rằng Bắc Kinh rất mong muốn tập trận chung với Nga ở Biển Đông, vấn đề chủ yếu hiện nay là Nga có chấp nhận ý làm cho cục diện Biển Đông căng thẳng thêm hay không mà thôi. Hiện tại Nga không xem Biển Đông là địa bàn triển khai ảnh hưởng của mình. Nếu Nga đồng ý tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông, Moscow sẽ yêu cầu Bắc Kinh có sự ủng hộ rõ ràng vơi mình ở châu Âu, giống như cuộc tập trận chung hồi tháng 5 ở Địa Trung Hải. Do đó vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là hai bên ủng hộ lẫn nhau”, Alexey Maslov nói.
Hai ông Putin và Tập Cận Bình gặp gỡ các sĩ quan chỉ huy hai nước trước cuộc tập trận chung năm ngoái ở Hoa Đông.
Tin tức Tham khảo cho biết, có quan điểm khác cho rằng quan hệ Nga – Việt đang rất mật thiết, vũ khí Nga bán cho Việt Nam chủ yếu là nhằm đối phó với hải quân Trung Quốc (bành trướng) trên Biển Đông. Việc Nga – Trung có tập trận chung trên Biển Đông năm tới hay không, người Nga cũng phải tính đến lợi ích của Việt Nam.
Aleksandr Khramchikhin, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phân tích quân sự – chính trị Moscow nhận định, hải quân Trung – Nga luân lưu tập trận chung trên địa bàn của mình đã trở thành thông lệ, ý nghĩa chính trị của những hoạt động này vốn vượt xa về ý nghĩa hành động quân sự đơn thuần. Hai bên đều muốn phát thông điệp của mình đến Mỹ và phương Tây.
Tuy nhiên trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ – hàng hải giữa Trung Quốc với Nhật Bản hoặc Việt Nam, Nga sẽ không công khai thể hiện đứng về bên nào. “Quan hệ Nga – Nhật thực chất vẫn căng thẳng. Nhưng mặc dù vậy, trong tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật người Nga lâu nay không bao giờ thể hiện lập trường. Nói cách khác, Nga trung lập trong vấn đề này”, Aleksandr Khramchikhin bình luận.
Mặt khác kể từ thời Liên Xô đến bây giờ, trong các lực lượng vũ trang liên bang Nga thì lục quân luôn coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến chủ yếu, hải quân Nga lại nhằm vào Nhật Bản, không quân Nga thì xem Mỹ là đối tượng tác chiến. Đặc điểm này khiến hoạt động hợp tác hải quân Trung – Nga mạnh hơn các quân binh chủng khác.
Trong một động thái có liên quan, ngày 1/8 Sputnik News dẫn lời Đô đốc Viktor Chirkov, Tư lệnh Hải quân Nga cho biết: “Tôi tin tưởng rằng các lực lượng vũ trang, biên đội tàu chiến của Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược, đối tác toàn diện để giải quyết các vấn đề tăng cường an ninh quốc gia của mỗi nước.”
Bình luận về những động thái này, The Hindu ngày 31/7 cho rằng, người Nga đã công bố học thuyết quân sự mới của họ hôm Chủ Nhật tuần trước xác định Trung Quốc là đối tác chính ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều này báo hiệu Moscow và Bắc Kinh đang bắt tay nhau chống lại chiến lược xoay trục sang châu Á mà Hoa Kỳ theo đuổi.
Cuộc tập trận chung Nga – Trung vào cuối tháng 8 này dường như là phản ứng mạnh mẽ của Moscow và Bắc Kinh trước những thay đổi về chính sách an ninh hậu chiến vừa “chớm nở” của Nhật Bản. Nhật cho phép lực lượng phòng vệ nước này được triển khai chiến đấu ở nước ngoài nếu đồng minh, đối tác thân thiết của Nhật Bản bị đe dọa.
Tuy nhiên, trung tâm căng thẳng hiện nay của châu Á – Thái Bình Dương lại nằm ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ra sức bành trướng. Bắc Kinh rất tức giận bởi hoạt động bay tuần tra, giám sát đảo nhân tạo họ bồi lấp (bất hợp pháp) mà Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương tiến hành. Ngoài việc công khai chỉ trích Mỹ, Trung Quốc còn “bổ sung thêm cú đấm” bằng việc triển khai tập trận bắn đạn thật với hơn 100 tàu chiến, máy bay, tên lửa chiến lược ở Biển Đông hôm 28/7 mới đây.
Hồng Thủy
Theo giaoduc